3.3.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp lý trong lĩnh vực ngân hàng, nâng cao năng lực điều hành và giám sát hệ thống NHTM
hiệu quả chuơng trình cải tổ, cơ cấu lại ngành ngân hàng Việt Nam, tạo môi truờng
cạnh tranh thông thoáng cho hoạt động ngân hàng, giúp DNNVV có cơ hội tiếp cận
nguồn vốn vay một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, NHNN cần chỉ đạo NHTM đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến đến DNNVV về cơ chế, chính sách tín dụng, lãi suất...Trên cơ sở rà soát các văn bản hiện hành, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với yêu cầu thực tiễn và phát triển của hệ thống ngân hàng cho phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế thế giới.
NHNN cần có các biện pháp nhằm tăng thêm quyền tự chủ cho các NHTM ví dụ nhu không can thiệp quá sâu vào mức lãi suất, hình thức cho vay... để cho các NHTM có thể tự do cạnh tranh một cách bình đẳng trong khuôn khổ của pháp luật để từ đó có thể nâng cao đuợc hiệu quả hoạt động của các NHTM.
NHNN chủ trì việc tiếp tục thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt động tín dụng theo huớng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa. NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nuớc về hoạt động Ngân hàng, tiền tệ cần tăng cuờng hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, đảm bảo tính minh bạch của thị truờng Ngân hàng, bảo đảm các chính sách đua ra đuợc các ngân hàng tuân thủ nghiêm túc, tránh tình trạng lách luật, hoạt động ngầm, bóp méo thị truờng, gây ra những tín hiệu sai lệch về nền kinh tế.
Có chế tài xử lý và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm chính sách điều chỉnh của NHNN, tránh tình trạng khi chính sách đuợc ban hành, chỉ một số Ngân hàng tuân thủ, số khác tìm cách lách, hoạt động ngầm làm giảm hiệu quả mục tiêu của chính sách, cạnh tranh không công bằng trên thị truờng. Để làm đuợc điều này, đòi hỏi NHNN khi ban hành các chính sách có tính đến sự khác biệt về quy mô, thời gian hoạt động. giữa hai khối chính là khối NHTM quốc doanh và NHTM cổ phần ngoài quốc doanh, đảm bảo công bằng trong cạnh tranh.
vào hình thức mệnh lệnh hành chính cưỡng ép, làm bóp méo thị trường, dẫn đến các chủ thể bị điều chỉnh không tuân theo hoặc tìm cách lách luật. Nâng cao năng lực dự báo, trong điều hành chính sách tiền tệ tránh những sự điều chỉnh đột ngột gây sốc cho nền kinh tế khiến các NHTM không kịp phản ứng. Tiếp tục hoàn thiện sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, tiến tới giảm bớt mệnh lệnh hành chính trong việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở.
NHNN chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc thu hút, đàm phán, tiếp nhận, phân bổ nguồn vốn ODA để thực hiện hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, tái cơ cấu mô hình tổ chức hoạt động, tăng cường năng lực cho NHTM nhằm mở rộng cho vay và hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ về tư vấn tài chính cho DNNVV.
NHNN rà soát nghiên cứu các cơ chế, chính sách, các hình thức cấp tín dụng cho vay DNNVV, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ phù hợp với DNNVV.
3.3.2.2. Hướng dẫn thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay và xử lý TSBĐ
Hiện nay các TCTD đã được quyền chủ động lựa chọn, quyết định việc cho vay không có đảm bảo bằng tài sản phù hợp với quy định của NHNN, nhưng TCTD phải xem xét, quyết định và tự chịu trách nhiệm. Để NHTM dễ dàng cho DNNVV vay vốn và cho vay với tỷ lệ cao hơn thì NHNN cần có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải bảo hiểm tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay. Ngoài ra, khoản vay có TSBĐ cũng cần phải được bảo hiểm rủi ro để giảm tổn thất cho NHTM trong trường hợp tài sản bị kê biên, NHTM có hồ sơ hợp pháp cũng không thể tiến hành xử lý nợ.