Kiến nghị vơí Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

Một phần của tài liệu 0517 Giải pháp tăng cường mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 135 - 138)

Hiệp hội DNVVN là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tập hợp, hỗ trợ và giúp đỡ các DNVVN Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trong thời gian qua, hiệp hội đã tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp Việt Nam đi tham quan, khảo sát và tiếp thị tại nước ngoài: tổ chức đoàn đi dự hội Koblenz - CHLB Đức; tổ chức đoàn DN tham quan, khảo sát thị trường Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan; tổ chức đoàn DN đi hội chợ thương mại quốc tế SMIOS tại Malaysia; tổ chức đoàn DN Việt Nam đi dự Hội chợ DNVVN tại Kuala

Lumpur, Malaysia... Bên cạnh việc tổ chức cho các đoàn đi tham quan thị truờng nuớc ngoài, hiệp hội còn tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thuơng mại và hỗ trợ xuất khẩu trong nuớc. Tuy nhiên, để góp phần mở rộng cho vay DNVVN trong thời gian tới, Hiệp hội DNVVN cần tăng cuờng tiến hành kết nối hơn nữa giữa các doanh nghiệp với cơ quan chức năng trong mọi mặt hoạt động, đồng thời làm tham muu, đóng góp ý kiến với các cơ quan nhà nuớc nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách vì lợi ích đất nuớc nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách vì lợi ích đất nuớc và vì lợi ích của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Hiệp hội nên có các chuông trình hỗ trợ tích cựu hơn cho các doanh nghiệp hội viên, để Hiệp hội thực sự trở thành một khối vững mạnh, có sự gắn kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp hội viên với nhau và với Hiệp hội nhu thuờng xuyên tiến hành các cuộc hội thảo, giao luu trao đổi kinh nghiệm giữa các DNVVN, các buổi làm việc giữa các ngân hàng với doanh nghiệp. Hơn nữa, Hiệp hội DNVVN có thể triển khai các hoạt động tăng cuờng tuyên truyền giáo dục thành viên xây dựng văn hóa kinh doanh tiến bộ, kinh doanh trung thực, có ý chấp hành luật pháp và trách nhiệm cộng đồng cao, nâng cao chất luợng cung cấp thông tin, nâng cao chất luợng và đa dạng hóa hình thức trao đổi kinh nghiệm và cơ hội kinh doanh.

Trong thời gian tới, Hiệp hội DNVVN phải ngày càng khẳng định đuợc vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống DNVVN. Qua đó, hiệp hội góp phần thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin, marketing làm cầu nối cho doanh nghiệp với thị truờng và ngoài nuớc, đặc biệt là trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN, tiến hành nhiều hoạt động hơn nữa cho các DNVVN. Sự lớn mạnh của các DNVVN cả về quy mô và chất luợng kinh doanh là nhân tố góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng cho vay DNVVN.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia thông qua việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động... Tuy nhiên hầu hết các DNNVVhiện nay đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Trong đó, vốn vay Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cácDNNVV.Trong những năm qua, Vietcombank luôn xác định DNNVV là đối tượng khách hàng mở rộng cho vay. Mặc dù vậy, hoạt động cho vay DNNVV trong thời gian qua, vẫn còn nhiều hạn chế, chưa xứng tầm với khả năng cho vay thực tế. Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng mở rộng cho vay DNNVV, đề ra giải pháp mở rộng cho vay DNNVV tại Vietcombank là đề tài có tính cấp thiết và thực tiễn.Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã có những đóng góp sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về sự mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại

Thứ hai, phân tích đánh giá sự mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam .

Thứ ba, luận văn đã đưa ra những giải pháp chủ yếu cho Vietcombank để tăng cường mở rộng cho vayDNNVV; những kiến nghị với Chính phủ, với NHNN, với hiệp hội DNNVV, nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay DNNVV.

Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Nhung đã trực tiếp hướng dẫn. Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô của Học viện Ngân Hàng đã cung cấp kiến thức và đóng góp ý kiến cho luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam và các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc cung cấp số liệu và tài liệu cho luận văn.

Tuy nhiên, dù rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những hạn chế. Vì thế tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô và những người quan tâm trong lĩnh vực này để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

2. Edward K.Gill, Edward W.Reed (2004): Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

3. Cẩm nang tín dụng nội bộ các ngân hàng: Agribank, BIDV, Vietcombank,Vietinbank.

4. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. TS.Phạm Xuân Giang, Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế“, Khoa Quản trị kinh doanh- Trường ĐH Công

Nghiệp HCM

6. Peter Rose (2002), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.

7. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2003), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. TS. Nguyễn Hữu Tài (2002), Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ, nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội.

9. PGS. TS. Phan Thị Cúc (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản Thống Kê.

10. Frederic S. Mishkin (1995), Tiền tệ - ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010): Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH1.

12. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

13. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2000): Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

14. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1999): Nghị định số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

16. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam(2001) : Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20.12.2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN.

17. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001): Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005): Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNNngày 03/02/2005, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNNngày 31 /02 /2001.

19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005): Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/05/2005 về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN.

20. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005): Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

21. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2007): Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ban hành về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005.

22. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010): Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của tổ chức tín dụng.

23. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2010): Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN.

24. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011): Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN. 25. Bộ Tài chính (2002): Thông tư 42/2002/TT-BTC ngày 07/05/2002 hướng dẫn

một qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu 0517 Giải pháp tăng cường mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 135 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(138 trang)
w