Co-opbank đang sử dụng các biện pháp kiểm soát ngăn ngừa rủi ro tín dụng thông qua việc kiểm tra, giám sát từng khoản vay, toàn bộ hoạt động tín dụng; biện pháp giảm thiểu tổn thất thông qua việc yêu cầu về tài sản bảo đảm, trích lập dự phòng rủi ro. Biện pháp chuyển giao kiểm soát rủi ro thì vẫn chưa được sử dụng. Và biện pháp đa dạng hóa thì triển khai rất hạn chế.
Tình hình trích lập DPRR tín dụng của Co-opbank thể hiện qua bảng 2.5:
Bảng 2.7 : Số DPRR tín dụng đã trích của Co-opbank 2010 - 2012
Theo số liệu trên, số dự phòng rủi ro Co-opbank đã trích trong 03 năm gần đây tăng liên tục. Số dự phòng rủi ro tăng lên cũng làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng trên các báo cáo tài chính, từ đó gián tiếp làm giảm lợi nhuận và thu nhập của ngân hàng. Điều này cho thấy Co-opbank đang áp dụng kiểm soát rủi ro tín dụng thận trọng trong điều kiện nền kinh tế khó khăn như hiện nay. Tính đến hết năm 2012,Co-opbank đã thực hiện trích đủ số dự phòng cụ thể theo quy định của NHNN với giá trị đã trích là 131,49 tỷ đồng. Ngoài ra Co-opbank đã thực hiện trích lập 94,41 tỷ đồng dự phòng chung theo quy định của NHNN.
Trong những năm qua, kiểm soát rủi ro tín dụng tại Co-opbank được thực hiện đối với từng khoản vay; đối với quá trình quản lý sau khi cho vay; đối với toàn bộ hoạt động tín dụng.
- Đối với từng khoản vay: thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, hiệu quả kinh tế xã hội của phương án, dự án vay vốn, tài sản bảo đảm. Các báo cáo thẩm định đưa ra được phương án kiểm soát rủi ro cụ thể và hiệu quả đối với từng khoản vay riêng biệt.
- Đối với quá trình quản lý sau khi cho vay: Chủ yếu là thực hiện biện pháp kiểm tra sau khi vay theo qui trình cấp tín dụng: kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng sau khi vay, kiểm tra tài sản bảo đảm,.. .từ đó đưa ra các phương án kiểm soát cụ thể để ứng phó kịp thời.
- Đối với toàn bộ hoạt động tín dụng: Co-opbank tiến hành nghiên cứu để tìm ra các chiến lược kiểm soát phù hợp; kỹ thuật kiểm soát hiệu quả, đề ra các phương án kiểm soát cho cả thời kỳ.