Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường., gây khó khăn cho công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng..
+ Từ môi trường kinh doanh
Nền kinh tế VN vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi tình hình thời tiết và thị trường thế giới biến động xấu.
+ Từ môi trường pháp lý
* Các chính sách, quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng hợp tác xã vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để tiếp cận các chuẩn mực, quy tắc quốc tế. Nhiều khi các quy định pháp luật được ban hành dựa trên ý chí chủ quan của cơ quan ban hành thay vì dựa trên các căn cứ khoa học.
* Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương.
Việc thực thi pháp luật để hỗ trợ hoạt động ngân hàng chưa hiệu quả, đặc biệt là trong việc cưỡng chế thu hồi nợ. Theo quy định thì trong trường hợp khách hàng không trả được nợ, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Tuy nhiên trên thực tế, các ngân hàng không thể cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý nếu khách hàng không hợp tác mà phải xử lý qua con đường tố tụng... dẫn đến tình trạng ngân hàng không dễ giải quyết được nợ tồn đọng dù có tài sản bảo đảm.
+ Hệ thống thông tin
Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ, đáng tin cậy về doanh nghiệp và ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) cũng chỉ cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu tra cứu thông tin.