+ Từ phía khách hàng vay
*Do sự thay đổi của chính sách, pháp luật ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn
* Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ
*Đa số các khách hàng khi vay vốn ngân hàng đều cung cấp các phương án sản xuất, kinh doanh cụ thể, khả thi. Đôi khi là trái ngược với thực tế để tiếp cận được nguồn vốn nhàn rỗi trong ngân hàng.
+ Từ phía ngân hàng
* Do các quy trình, quy định thiếu chặt chẽ, chưa đầy đủ; bộ máy quản lý và kiểm soát rủi ro hoạt động chưa hiệu quả.
* Cho vay vốn quá nhiều vào một địa bàn nào đó.
* Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay không hợp lý.
* Do không phát hiện khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, năng lực tài chính,...
* Lỏng lẻo trong công tác kiểm tra nội bộ ngân hàng:
Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra NHNN ở tính thời gian vì nó nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề và tính sâu sát của người kiểm tra viên, do việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên cùng với công việc kinh doanh.
*Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay
Ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ động để đảm bảo sẽ đựơc hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh.
1.4KINH NGHIỆM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ TRÊN THẾ GIỚI 1.4.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Hợp Tác Xã CHLB Đức
Kết quả hoạt động hơn 100 năm của 2 ngân hàng HTX đầu mối, 1.138 ngân hàng HTX cơ sở, 13.474 điểm giao dịch; với tổng số 186.900 cán bộ nhân viên làm việc, 17 triệu thành viên, phục vụ trên 30 triệu khách hàng... là những con số ấn tượng khi nói về Ngân hàng HTX tại CHLB Đức. Các Ngân hàng HTX tại các khu đô thị thường lấy tên là Ngân hàng Nhân dân, còn tại các vùng nông thôn đều mang tên Ngân hàng Raiffeisen (Raiffeisen Bank), tên người Đức đầu tiên hình thành mô hình HTX tại nước Đức.
Ngân hàng hợp tác xã CHLB Đức đã xây dựng được một chiến lược quản lý rủi ro dựa trên các nguyên tắc tối ưu hoá và hướng tới thu lợi nhuận cao nhất. Trong chiến lược này, Ngân hàng hợp tác xã CHLB Đức đặc biệt chú trọng việc quản lý rủi ro khách hàng ở phần có liên quan đến các công ty riêng lẻ và tổng khối lượng tín dụng của tập đoàn tài chính ngân hàng hợp tác xã CHLB Đức . Tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro mà Ngân hàng sẽ nghiên cứu từng trường hợp cụ thể và sau đó đề ra biện pháp giải quyết ở mức Ngân hàng hoặc là cơ quan cao nhất. Tất cả các rủi ro theo ngành nghề, theo mức đều được đánh giá tại trụ sở trung tâm đầu não của Ngân hàng.
Khi đánh giá rủi ro khách hàng, Ngân hàng hợp tác xã CHLB Đức đã tập trung chú ý đến tổng khối lượng vốn mà ngân hàng có thể bị mất từ phía đối tác bị phá sản. Việc quản lý rủi ro được Ngân hàng dựa vào ba thành phần. Trước hết, song song với việc cấp các khoản vay cá nhân, Ngân hàng thường xuyên quan tâm đến tổng khối lượng tín dụng của cả hệ thống, cũng như ở từng chi nhánh. Thứ hai, Ngân hàng thực hiện việc cơ cấu và xử lý các hoạt động tín dụng phức tạp. Thứ ba, các nhân viên có trình độ được Ngân hàng phân công theo dõi trên một quy mô tổng thể các khoản cho vay có chứa đựng rủi ro cao, cũng như các khoản vay phải gia hạn hoàn trả.
Khi cấp tín dụng, Ngân hàng đã sử dụng một hệ thống đánh giá cho điểm các khách hàng đã được vi tính hóa, trên cơ sở đó các rủi ro được phân loại phù hợp với các tiêu chí đánh giá cho điểm tín dụng. Việc cho điểm khách hàng được củng cố thêm bằng việc cho điểm theo ngành kinh tế: khi có một hiện tượng kinh tế bất lợi ở một ngành nào đó, thì hệ thống sẽ tự động hạ điểm tín dụng của tất cả các khách hàng là các công ty hoạt động trong ngành kinh tế đó. Đối với các khách hàng là người nước ngoài, để phụ trợ cho hệ thống đánh giá cho điểm nói trên, Ngân hàng còn sử dụng việc cho điểm có tính đến đặc trưng của mỗi nước cụ thể. Việc đánh giá rủi ro theo nước dựa trên cơ sở hệ thống đánh giá cho điểm theo nước trong nhiều năm qua đã đem lại hiệu quả rất cao. Ở Ngân hàng hợp tác xã CHLB Đức , người ta đã thành lập một Uỷ ban quản lý tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng. Uỷ ban này bao gồm các thành viên của Hội đồng quản trị ngân hàng và các Giám đốc điều hành. Uỷ ban có các cuộc họp thường kỳ và các cuộc họp bất thường (khi cần phải thảo luận, bàn bạc về các rủi ro xảy ra và chuẩn bị soạn thảo các biện pháp giải quyết để trình ban lãnh đạo ngân hàng ra quyết định). Các giới hạn rủi ro và khả năng thanh toán đã được ghi trong các điều khoản của Luật ngân hàng. Các kiểm toán viên ngân hàng luôn luôn theo dõi việc tuân thủ các giới hạn này.
Cách tiếp cận phương pháp quản lý rủi ro rất thận trọng và tính toán đó của Ngân hàng hợp tác xã CHLB Đức còn được củng cố thêm bởi các nguyên tắc rất bảo thủ trong việc đánh giá các nghiệp vụ buôn bán các công cụ tài chính. Chính vì thế, Ngân hàng hợp tác xã CHLB Đức rất thành công về quản lý RRTD trong những năm qua.
1.4.2 Kinh nghiệm của tập đoàn Rabo - Hà Lan
Xuất phát từ một Ngân hàng Hợp tác xã nông nghiệp được thành lập từ cuối thế kỷ XIX với sự tập hợp các Ngân hàng nông thôn nhỏ, Rabo là một
trong những Tập đoàn tài chính lớn nhất của Hà Lan hiện nay. Một trong những bí quyết thành công của Tập đoàn Rabo đó là Tập đoàn này đã biết áp dụng linh hoạt các quy tắc “Raiffeisen”: (i) Tổ chức hợp tác xã; (ii) sự liên kết giữa các thành viên; (iii) giới hạn lĩnh vực hoạt động; (iv) chi phí quản lý thấp; (v) bổ sung lợi nhuận cho các quỹ.
Chủ yếu tập trung vào các đối tượng có thu nhập thấp ở khu vực nông thôn, Rabobank đã từng bước tập hợp được sức mạnh của người dân nông thôn thông qua việc xây dựng mạng lưới các nhóm liên đới trách nhiệm, các Ngân hàng làng xã và tiến tới các Ngân hàng địa phương/Ngân hàng thành viên. Trải qua hơn trăm năm phát triển, với sự tập hợp các Ngân hàng địa phương cùng với Hội sở chính của Rabobank và các Công ty trực thuộc, Rabobank cung cấp một mạng lưới rộng lớn các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hiện nay Rabobank dẫn đầu trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho thị trường Hà Lan như: cầm cố, tiết kiệm, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành nông nghiệp và thực phẩm, đóng góp đáng kể trong thị trường doanh nghiệp. Trên thế giới, Rabobank chủ yếu tập trung vào việc đầu tư cho ngành nông nghiệp và thực phẩm. Các hoạt động kinh doanh chính của Rabobank bao gồm kinh doanh bán lẻ trong nước, bán buôn và bán lẻ quốc tế, quản lý tài sản có và vốn đầu tư, cho thuê tài chính, buôn bán bất động sản, bảo hiểm...
Có thể nói một trong những thành công của đó của Rabobank phải kể đến là thành công từ công tác quản lý rủi ro. Kinh nghiệm về quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng của Rabobank là rất đáng học đối với các ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tín dụng hợp tác khác. Cụ thể là:
- Thiết lập bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách và phân loại quản lý rủi ro. Có thể phân loại quản lý rủi ro theo 02 nhóm:+ Quản lý rủi ro về chính sách liên quan đến rủi ro lãi suất, thanh khoản, thị trường, tiền tệ và hoạt động đồng thời về rủi ro tín dụng ở mức độ dư nợ;
+ Quản lý rủi ro tín dụng về quản lý rủi ro ở cấp độ khách hàng cá nhân.
- Chú trọng vào công tác quản lý kiểm soát các nguy cơ rủi ro khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của tập đoàn, như: Rủi ro tín dụng; rủi ro họat động; rủi ro thị trường; rủi ro thanh khoản; rủi ro ngoại hối; rủi ro lãi suất; rủi ro quốc gia.
1.4.3 Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng hợp tác xã Việt Nam
Thứ nhất, phải tổ chức bộ máy hoạt động tín dụng theo hướng tách bạch, chuyên môn hóa cao.Ngân hàng cần phải xây dựng những bộ phận quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách, có đội ngũ cán bộ tâm huyết cũng như năng lực cao. Đồng thời, bộ phận này phải có tính độc lập với đơn vị kinh doanh và được tổ chức không chỉ ở cấp cao mà còn ở những đơn vị cấp thấp hơn nhằm đảm bảo hiệu quả thống nhất của hoạt động.
Thứ hai, phải không ngừng xây dựng, hoàn thiện và cập nhật về công tác xếp hạng tín dụng, xác định danh mục cho vay cũng như với hạn mức cho vay đối với cụ thể từng khách hàng, ngành nghề, lĩnh vực để phù hợp với diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội.
Thứ ba, giám sát các khoản vay bằng cách thu thập thông tin về khách hàng. Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ thường xuyên, định kỳ và phân loại để nắm rõ thực trạng dư nợ, định kỳ rà soát, quản lý danh mục tín dụng của ngân hàng để có các biện pháp xử lý kịp thời các tình huống.
Thứ tư, có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có nguy cơ giảm giá và có vấn đề, quản lý các khoản cho vay có vấn đề và các tình huống xử lý tương tự.
Thứ năm, những quy định về đảm bảo tiền vay phải được quy định chặt chẽ đi đôi với công tác quản lý giám sát chất lượng của TSĐB. Ngân hàng phải có những văn bản, hướng dẫn cụ thể và hệ thống từ việc thẩm định TSĐB cho đến giai đoạn xử lý trong trường hợp khách hàng không trả được nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của luận văn trình bày hệ thống cơ sở lý luận về ngân hàng hợp tác xã (khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động, các hoạt động cơ bản), rủi ro tín dụng của ngân hàng hợp tác xã, công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng hợp tác xã, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro của ngân hàng hợp tác xã và các kinh nghiệm từ các ngân hàng hợp tác xã trên thế giới trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Những kết quả nghiên cứu của chương 1 là cơ sở lý luận cho những phân tích và đánh giá, kết luận về thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam ở chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM
2.1TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
a. Giới thiệu chung
Tên pháp lý: Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: The Co-operative Bank of Vietnam Tên thương hiệu (tên gọi Quốc tế): Co-opbank
Slogan: Mang phồn thịnh đến khách hàng
Địa chỉ: 15T Nguyễn Thị Định, Cầu Giấy , Hà Nội
Số điện thoại: (84.4) 39 74 15 88 - Fax: (84.4) 39 74 16 15
b. Thời điểm thành lập và các mốc quan trọng
Căn cứ Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam số 166/GP-NHNN ngày 4/6/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, kể từ ngày 24/06/2013, Quỹ tín dụng Trung ương và hệ thống mạng lưới chính thức chuyển sang hoạt động theo tên gọi mới là Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trên toàn quốc. Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
- Vốn điều lệ: 3.000 tỷ đồng.
Từ ngày 9/7/2013 Ngân hàng Hợp Tác Xã chính thức đi vào hoạt động và được mở tài khoản tiền gửi cho các thành viên là Quỹ tín dụng nhân dân cũng như nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, ngân hàng này cũng được thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng thương mại khác như phát hành chứng chỉ tiền gửi, vay vốn trên thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu...
c. Qui mô hiện tại
Đến 31/12/2013, Ngân hàng Hợp Tác Xã gồm 1 Hội sở chính,1 Sở giao dịch tại Hà Nội và 26 Ngân hàng, gần 70 Phòng giao dịch, trong đó có nhiều Ngân hàng hoạt động mở rộng ra đến 3-4 tỉnh, thành phố để phục vụ các QTDND cơ sở ở địa bàn các địa phương trước đây chưa có QTDND khu vực.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam 2012)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam 2.1.3 Các hoạt động chính
- Huy động vốn bằng đồng Việt Nam; nhận tiền gửi điều hòa vốn của các quỹ tín dụng nhân dân thành viên,
- Đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam; cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; cho vay chiết khấu các giấy tờ có giá; cho vay tài trợ theo chương trình, dự án; cho vay đồng tài trợ; điều hòa vốn cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân thành viên.
- Thanh toán bằng đồng Việt Nam; bảo lãnh tín dụng; bảo lãnh đấu thầu; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Tiếp nhận và triển khai dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế, tài chính, ngân hàng trong nước và quốc tế.
- Đầu tư dưới hình thức hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần, mua tài sản, các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng.
- Cầm cố bất động sản.
- Kinh doanh mua bán chứng khoán, lưu ký và đăng ký chứng khoán.
- Hỗ trợ các dịch vụ tư vấn, đào tạo cho các quỹ tín dụng nhân dân thành viên; hỗ trợ các dịch vụ công nghệ thông tin cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
- Cung ứng các dịch vụ: cất giữ bảo quản chứng khoán, giấy tờ có giá bằng tiền và các tài sản quý
- Phát triển các dịch vụ ngân hàng khác: thanh toán, tiền gửi, tín dụng thấu chi, cho vay giáo dục....
(%) (%) + + % (%) + + % Nợ nhóm 1 9662,7 4 98,0 9 10.769,9 7 96,7 4 1.107,2 3 11,4 6 12.482,0 3 98,34 1.712,06 ĩ^ Nợ nhóm 2 68,9 6 0, 7 158,0 9 1,4 2^ 89,1 3 129,25 48,2 3 0,38 -109,86 - 69,49 Nợ nhóm 3 31,5 2 0,3 2 62,3 4 0,5 6 30,8 2 97,7 8 13,9 6 0,1 1 - 48,38 - 77,6 Nợ nhóm 4 25,6 1 0,2 6 62,3 4 0,5 6 36,7 3 143,42 44,4 2 0,35 - 17,92 - 28,75 Nợ nhóm 5 62,0 6 0,6 3 80,1 6 0,7 2 18, 1 29,1 7 104,0 8 0,82 23,9 2 29,8 4 Tông dư nợ 9.850,8 9 10 0 11.132, 9 10 0 1.282,0 1 13,0 1 12.692,7 3 100 1559,83 14,0 1 Nợ quá hạn 188,1 5 1,9 1 362,9 3 3,2 6 174,7 8 92,8 9 210,7 0 1ζ 66^ -152,23 - 41,94 Nợ xấu 0 119,2 1 1,2 4 204,8 4 1,8 4 85,6 5 71,8 7 162,4 1,28 42,37- 20,68-