Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0556 hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 56)

Việc đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng tại Co-opbank được thực hiện bằng phương pháp định tính và áp dụng cho hai nhóm khách hàng là: nhóm khách hàng trong hệ thống là các QTDND thành viên và nhóm khách hàng doanh nghiệp, cá nhân ngoài hệ thống QTDND theo quy định hướng dẫn chung cho toàn hệ thống của Co-opbank, theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.

Ngân hàng tiến hành thu thập thông tin, phân tích thông tin, đo lường rủi ro tín dụng khách hàng vay về các mặt: năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật, nhu cầu vốn vay, mức độ khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính đảm bảo trả nợ vay ngân hàng, các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, uy tín của khách hàng vay vốn,...

Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Ngân hàng Hợp Tác Xã Việt Nam thực hiện phân loại nợ vào cuối mỗi quý cho 3 quý đầu năm và vào ngày 30/11 cho quý IV trong năm tài chính. Theo quyết định số 780/QĐ/NHNN về việc phân loại nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ tại Co-opbank, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ với đối tượng khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt thì sau khi điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định như trước khi được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm2012

Nợ xấu 119,2 204,84 162,47

Tổng dư nợ 9.850,89 11.132,9 12.692,73

Tỷ lệ nợ xấu 1,21% 1,84% 1,28%

Các khoản cấp tín dụng này sẽ được phân loại thành 5 nhóm nợ:

-Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

-Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến

360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5.

Rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay khách hàng được tính bằng giá trị còn lại của khoản cho vay trừ giá trị của tài sản bảo đảm đã được chiết khấu theo các tỷ lệ được quy định trong quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2006/QĐ-NHNN.

Thực trạng nợ xấu tại Co-opbank giai đoạn 2010 - 2012 được thể hiện qua bảng 2.4

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu tại Co-opbank giai đoạn 2010-2012.

Tông dư nợ 9.850,8 9

11.132,9 12.692,73

Tỷ lệ DPRR 1,6% 1,93% 1,78%

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm2012

Dự phòng rủi ro 158,04 214,6 225,9

Nợ nhóm 5 62,06 80,16 104,08

Hệ số khả năng chống đỡ rủi ro

2,55 2,68 2,16

(Nguồn: Báo cáo hoạt động quản trị của Co-opbank giai đoạn 2010- 2012)

Theo QĐ493/NHNN, nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, và nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu của Co-opbank qua 3 năm là thấp so với tỷ lệ nợ xấu theo giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước có từ trên 4,5% đến 4,7% cập nhật trong năm 2012. Nợ xấu tại Co-opbank năm 2010 là 119,2 tỷ đồng chiếm 1,21% tổng dư nợ 2010; năm 2011 nợ xấu là: 204,84 tỷ đồng (tăng 85,64 tỷ đồng so với năm 2010) chiếm tỷ trọng 1,84% tổng dư nợ 2011; năm 2012 nợ xấu là: 162,47 tỷ đồng (giảm 42,37 tỷ đồng so với năm 2011) chiếm tỷ trọng 1,28% tổng dư nợ

Nguyên nhân: Co-opbank luôn đảm bảo nguyên tắc thận trọng, an toàn vốn đi đôi với hiệu quả sử dụng vốn, cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận. Mặc dù hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2010-2012 chứa đựng nhiều rủi ro tín dụng (ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ việc phá sản hàng loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ), nhưng với chính sách tín dụng hợp lý, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng tập trung rà soát danh mục cho vay bao gồm giám sát từ xa và giám sát tại chỗ, phát triển tín dụng thận trọng trên cơ sở tăng cường tái cơ cấu dư nợ, danh mục cho vay phù hợp, Co-opbank đã hạn chế tối đa rủi ro khi tình hình kinh tế khó khăn hơn. Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 của Co-opbank giảm đáng kể nguyên nhân là do tổng nợ xấu giảm 42,37 tỷ đồng tương đương giảm 20,68%.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tại Co-opbank giai đoạn 2010 - 2012 được thể hiện qua bảng 2.5

Bảng 2.5: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tại Co-opbank giai đoạn 2010-2012. Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động quản trị của Co-opbank giai đoạn 2010- 2012)

Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho biết cứ 1 đồng vốn ngân hàng cho vay, ngân hàng phải trích lập bao nhiêu đồng để dự phòng. Tại Co-opbank cứ 100 đồng vốn ngân hàng cho vay thì ngân hàng đã trích dự phòng là 1,6 đồng DPRR. Năm 2011, cứ 100 đồng vốn Co-opbank cho vay, thì ngân hàng đã trích dự phòng là 1,93 đồng. Năm 2012, cứ 100 đồng vốn ngân hàng cho vay thì ngân hàng đã trích dự phòng là 1,78 đồng dự phòng rủi ro.

Khả năng chống đỡ rủi ro của Co-opbank giai đoạn 2010 - 2012 được thể hiện qua bảng 2.6

Bảng 2.6: Hệ số khả năng chống đỡ rủi ro của Co-opbank giai đoạn 2010-2012.

Số tiền Số tiền So với 2010 Số tiền So với 2011 + + % + + % 1. Dự phòng chung 73,4 2 82, 9 9,4 8 12,91 94,4 1 11,5 1 13,88 2. Dự phòng cụ thể 84,6 2 7 131, 8 47,0 55,64 131,49 0,21- -0,16 Tổng DPRR 158,0 4 214, 6 56,5 6 35,79 225, 9 11,3 5,27

(Nguồn: Báo cáo hoạt động quản trị của Co-opbank giai đoạn 2010- 2012)

Hệ số khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng của Co-opbank là cao (lớn hơn 2), cứ 1 đồng nợ nhóm 5, ngân hàng đã trích lập 2,55 đồng dự phòng rủi ro năm 2010, 2,68 đồng dự phòng rủi ro năm 2011 và 2,16 đồng dự phòng rủi ro năm 2012. Điều này cho thấy rõ ràng Co-opbank đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng trong giai đoạn 2010-2012. Chính sự thận trọng này đã đem lại cho Co-opbank độ an toàn cao trong hoạt động.

Một phần của tài liệu 0556 hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NH hợp tác xã việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w