2020
3.2.1- Đổi mới nội dung, phương thức trong thanh tra trực tiếp
3.2.1.1 Sớm chuyển từ phương pháp thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với các NHTM.
Thanh tra trên cơ sở rủi ro là phương pháp thanh tra tiên tiến. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này phải được tiến hành từng bước phù hợp với năng lực quản trị rủi ro củaTCTD, yêu cầu của pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng và năng lực giám sát TCTD của NHNN Chi nhánh TP. Hà Nội. Từ năm 2007, Đề án Cải cách tổ chức và hoạt động TTNH (Quyết định số 1976/QĐ-NHNN) đã nêu lên 7 nội dung cơ bản trong đó nhấn mạnh việc chuyển hướng từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro. Theo đó NHNN cần “Xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp TTGS dựa trên cơ sở rủi ro và hợp nhất kết hợp với TTGS tuân thủ phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Uỷ ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng”.
Trong phạm vi hẹp, trước hết đó là việc hoàn thiện cuốn “Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro” (sổ tay). Cuốn sổ tay này sẽ chỉ dẫn cách thức vận dụng tốt nhất các thông lệ quốc tế về kỹ năng TTGS đối với các TCTD vào thực tế Việt Nam. Phiên bản một của cuốn sổ tay đã ra đời vào tháng 01 năm 2010 với các quy định chung về thanh tra 7 loại rủi ro. Trong năm 2011, sẽ hoàn thành phiên bản hai của sổ tay với các mô tả chi tiết cách thức thanh tra cụ thể cho từng hoạt động kinh doanh ngân hàng.
3.2.1.2 Thanh tra trực tiếp hoạt động ngân hàng phải có sự phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động của NHTM
Lập kế hoạch thanh tra trực tiếp hay phân công, bố trí cán bộ thanh tra trong đoàn thanh tra trực tiếp Hội sở hay chi nhánh của TCTD phải phù hợp với tính chất, quy mô hoạt động của đối tượng thanh tra để hoạt động thanh tra tại chỗ đạt hiệu quả tốt nhất.