2020
3.2.3 Hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về chất lượng,
trình độ và số lượng
Việc hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về chất lượng, trình độ và số lượng chính là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác TTGSNH
Trong mọi lĩnh vực, công tác tổ chức và cán bộ luôn là yếu tố then chốt và giữ vai trò quyết định cho sự thành bại của lĩnh vực đó. Đối với công tác thanh tra của Ngân hàng Nhà nước cũng vậy. Trong thời gian qua, công tác tổ chức cán bộ của TTNH đã có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực nhưng so với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới thì vẫn phải tiếp tục nghiên cứu và đổi mới.
Đổi mới tổ chức cán bộ của TTHN của NHNN nên theo hướng kiện toàn và củng cố mô hình tổ chức hiện tại. Cần tập trung tăng cường những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm công tác ngân hàng và có phẩm chất đạo đức để nâng cao cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra. Mặt khác, do yêu cầu công tác, cần nâng cao trình độ chuyên môn (đặc biệt là các kiến thức mới), ngoại ngữ, vi tính, chính trị... để phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TTNH hàng năm và đến năm 2020; xây dựng được các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra ngân hàng, hiểu biết và kỹ năng quản lý trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Việc sắp xếp công việc và vị trí công tác cho các cán bộ thanh tra, giám sát phải đảm bảo:
+ Để duy trì khối lượng công việc vừa phải;
+ Để thúc đẩy đào tạo và phát triển chuyên môn cho cán bộ thanh tra; + Để tránh sự trùng lặp trong công việc;
+ Để hoàn thành công tác thanh tra đúng tiến độ.
Để đạt được các mục tiêu trên, vấn đề đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ thanh tra viên ngân hàng, thông qua công tác cán bộ như tuyển dụng, sắp xếp cán bộ, chính sách đãi ngộ và các biện pháp khuyến khích khác, trong đó đặc biệt coi trọng đào tạo các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ, phương pháp thanh tra, giám sát ngân hàng mới theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Trước mắt, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ thanh tra cần tập trung vào một số nghiệp vụ sau:
+ Mời các chuyên gia có kinh nghiệm về thanh tra tại các NHTW những nước hoặc tại các định chế tài chính lớn đào tạo nâng cao, chia sẻ kinh nghiệm.
+ Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về nghiệp vụ thanh tra để các thanh tra viên có điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.
+ Gửi cán bộ thanh tra đi đào tạo thực tập ở các cơ quan thanh tra của nước ngoài.
+ Đào tạo lại về quy trình thanh tra tại chỗ cho cán bộ, thanh tra viên.
+ Đào tạo phương pháp, kỹ năng chạy và phân tích giám sát từ xa cho những cán bộ, thanh tra viên làm nhiệm vụ giám sát.
Một yêu cầu quan trọng khác trong đào tạo cán bộ là việc phải đào tạo đội ngũ kế cận thông qua việc bố trí công việc để đảm bảo những cán bộ giỏi,
dày dạn kinh nghiệm có thể hỗ trợ và hướng dẫn cho các cán bộ trẻ hoặc còn ít kinh nghiệm trong công việc nhằm duy trì được chất lượng của hoạt động thanh tra giám sát một cách ổn định và liên tục. Trong các cuộc thanh tra thực tế, việc bố trí và lên kế hoạch nhân sự được Trưởng Đoàn thanh tra đưa ra trong báo cáo tiền thanh tra. Tuỳ vào mức độ rủi ro và mức độ phức tạp của nội dung thanh tra mà lựa chọn các cán bộ phù hợp với nội dung yêu cầu (như về thanh tra nợ, hoạt động ngân quỹ, vốn,...). Sử dụng phương pháp này, Trưởng đoàn thanh tra và lãnh đạo thanh tra sẽ thống nhất về nhân sự, về mức độ rủi ro của từng lĩnh vực và nội dung thanh tra.
Theo xu hướng chung, quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ thanh tra sẽ được nâng cao, vì vậy đạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm các hoạt động tác nghiệp và hành vi ứng xử của cán bộ TTNH công tâm, không thiên vị, đúng pháp luật. Cần phải xây dựng bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ TTNH , có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng; xây dựng và triển khai chương trình chuẩn về đào tạo thanh tra viên ngân hàng. Ngoài những tiêu chuẩn chung về thanh tra viên theo quy định của pháp luật về thanh tra, Thanh tra viên Ngân hàng phải đáp ứng.