chức cấp xã
chức cấp xã bao gồm một số nhân tố như: tình hình kinh tế- chính trị của xã hội, của đất nước và địa phương trong từng giai đoạn; trình độ văn hóa, sức khỏe của dân cư; sự phát triển của công nghệ thông tin; đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quan điểm sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Đảng, Nhà nước và địa phương...
- Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng. Nếu quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương quan tâm và mạnh dạn trong việc tăng thẩm quyền cho chính quyền cấp xã, phân cấp hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và hiệu quả thực thi công vụ.
- Thể chế quản lý cán bộ, công chức cấp xã: bao gồm hệ thống luật pháp, các chính sách, chế độ liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và phát triển, thù lao lao động, đề bạt... Thể chế quản lý cán bộ, công chức cấp xã còn bao gồm bộ máy tổ chức nhà nước và các quy định về thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của công chức nhà nước chi phối đến chất lượng và nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức nhà nước. Do đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là có tính thống nhất cao trong toàn bộ hệ thống, chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật hiện hành nên chất lượng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức chịu sự tác động và chi phối của thể chế quản lý đội ngũ công chức này.