Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện võ nhai, tỉnhthái nguyên (Trang 49 - 52)

2.1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

Võ Nhai là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 30 km, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và núi đá vôi, xen giữa là những vùng đất bằng phẳng nhỏ, nằm dọc các khe suối, triền sông. Phía Đông giáp các huyện Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn); Phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên); Phía Nam giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang); Phía Bắc giáp các huyện Chợ Mới và Na Rì (tỉnh Bắc Kạn). Với vị trí địa lý thuận lợi và có các tuyến giao thông quan trọng chạy qua, Võ Nhai có thể liên kết, trao đổi, thu hút thông tin, công nghệ và vốn đầu tư vào phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Đồng thời đây là nguồn cung cấp lao động và nông thủy sản hàng hóa cho khu vực nội thành và khu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên.

Khí hậu Võ Nhai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa trung bình từ 1.500-2.250mm/năm, nhiệt độ trung bình là 23,20C. Thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả. Huyện Võ Nhai có nhiều nguồn tài nguyên như: chì, kẽm ở Thần Sa với quy mô trữ lượng lớn nhưng không tập trung; vàng sa khoáng ở Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh; mỏ phốt pho ở La Hiên (trữ lượng khoảng 60.000 tấn); đá xây dựng, cát, sỏi, sét xi măng ở La Hiên, Cúc Đường... thuận lợi cho khai thác khoáng sản phát triển công nghiệp.

Huyện có tổng diện tích tự nhiên 83.923,14 ha, là huyện có diện tích lớn nhất trong tỉnh Thái Nguyên, bao gồm 14 xã và 1 thị trấn.

2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế - văn hóa- xã hội

a. Về kinh tế

Cùng với xu hướng phát triển chung của tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Võ Nhai đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, hạ tầng tiếp tục phát triển như giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Các chỉ tiêu về kinh tế so sánh với kế hoạch năm 2017 được giao tại Nghị quyết số 228/2016/NQ-HĐND ngày 28/12/2016 của HĐND huyện và so với cùng kỳ:

- Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương (giá cố định năm 2010) ước đạt: 33,07 tỷ đồng, đạt 48,63% kế hoạch, bằng 112,10% cùng kỳ.

- Thu cân đối ngân sách ước đạt: 16,5 tỷ đồng, đạt 55,9% kế hoạch tỉnh; 55% kế hoạch huyện; bằng 133,7% cùng kỳ.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 570,8 tỷ đồng, bằng 108,2% so cùng kỳ.

- Sản lượng lương thực có hạt ước đạt: 22.444 tấn, đạt 43,16% kế hoạch, bằng 93,65% so với cùng kỳ (trong đó: Thóc 8.231 tấn, đạt 33,73% kế hoạch, bằng 97,32% cùng kỳ; Ngô 14.213 tấn, đạt 50,93% kế hoạch, bằng 91,7% cùng kỳ).

- Diện tích trồng rừng tập trung: 1.857,5 ha/1.030 ha, đạt 180,3% kế hoạch, bằng 132,2% cùng kỳ.

- Sản lượng chè 4.127 tấn, đạt 51,58% kế hoạch.

- Chăn nuôi (thời điểm 25/12/2017): Tổng đàn trâu: 6.285 con/6.650 con, đạt 94,51 % KH, bằng 95,56% so cùng kỳ. Tổng đàn bò: 2.293 con/2.400 con, đạt 95,54% KH, bằng 97,69% so cùng kỳ. Tổng đàn lợn: 31.054 con/31.000 con, đạt 100,17% KH, bằng 97,69% so cùng kỳ. Đàn gia cầm: 468.000 con/550.000, đạt 85,09% KH, bằng 128,09% so cùng kỳ. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng trong năm ước đạt 3.454 tấn/6.100 tấn, đạt 56,62% KH năm, bằng 94,06% so với cùng kỳ.

b. Về đặc điểm dân số- việc làm- xã hội

Huyện Võ Nhai hiện có 14 xã và 1 thị trấn, có 174 xóm bản; trong 15 đơn vị hành chính cấp xã có 07 xã loại I, 07 xã loại II và 01 thị trấn loại III. Có 06 xã khu vực II (05 xã và 01 thị trấn), 09 xã thuộc khu vực III và 86 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Dân số toàn huyện có trên 70.000 người, gồm có 8 dân tộc chính gồm Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán dìu, Sán chay, Mông, Mường; trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 67,9% dân số toàn huyện.

Mật độ dân số của huyện là 959 người/km2, phân bố không đồng đều. Trong đó mật độ cao nhất là thị trấn Đình Cả (2.505 người/km2), và thấp nhất là xã Thượng Nung với mật độ 543 người/km2

.

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên (2017): 0,7%

- Tỷ lệ hộ nghèo, có trên 7000 hộ = 46,7% tổng số hộ (tiêu chí hiện nay), là huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh.

- Số xã kinh tế, đời sống nhân dân còn rất nghèo, nhiều khó khăn như: xã Cúc Đường, Vũ Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa

- Số lao động dư thừa, không có việc làm còn nhiều, chiếm tỷ lệ 45% tổng số lao động - Tình hình hiện nay của huyện: An ninh chính trị được giữ vững ổn định, trật tự xã hội được đảm bảo, rất thuận lợi cho các nhà đầu tư và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài vào đầu tư cho các dự án phát triển KT-XH của địa phương.

c. Về văn hóa- giáo dục

- Huyện có 20 trường mầm non, 22 trường tiểu học, 19 trường trung học cơ sở , 2 trường trung học phổ thông và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị phục vụ dạy và học theo chuẩn còn thiếu nhiều. Có 6 xã đang có nhiều khó khăn về xây dựng trường lớp là xã: Cúc Đường, Vũ Chấn, Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa đây là những xã nghèo, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

- Huyện Võ Nhai có nhiều khu di tích lịch sử, văn hóa với những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, hàng năm thu hút nhiều du khách tham quan. Võ Nhai là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng như Di chỉ khảo cổ Mái Đá Ngườm (Thần Sa) - nơi cư trú của người nguyên thủy và là nơi phát hiện các di vật đá đặc trưng của các nền văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Sơn Vi có niên đại hàng chục nghìn năm; di tích lịch sử rừng Khuôn Mánh - nơi thành lập Trung đội Cứu quốc quân II (Tràng Xá) - một trong những đơn vị tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay và là nơi bác Hồ từng sống và làm việc; di tích khảo cổ học ở Thần Sa - một trong những cái nôi của người Việt cổ; danh thắng hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà (Phú Thượng). Với những vẻ đẹp tự nhiên của Võ Nhai thu hút nhiều khách du lịch không chỉ trong tỉnh

còn ngoài tỉnh trong tương lai nếu Võ Nhai đầu tư khai thác tiềm năng du lịch này có thể thu hút khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện võ nhai, tỉnhthái nguyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)