Nguyên nhân của những tồn tại trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện võ nhai, tỉnhthái nguyên (Trang 87 - 90)

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã tại các địa phương trên cả nước nói chung, và đối với huyện Võ Nhai, có thể khái quát do những nguyên nhân chính sau:

- Thứ nhất, do khâu tuyển dụng Cán bộ, công chức: Giaiđoạn trước đây, khi nền kinh tế đất nước mới bắt đầu thời kỳ đổi mới, do thiếu nhân lực cấp xã, cấp cơ sở, nhiều CBCC cấp xã, thị trấn chưa tốt nghiệp phổ thông nhưng có kinh nghiệm làm việc tại các thôn, xóm, cụm dân cư được tuyển dụng vào làm cán bộ, công chức cấp xã. Hầu hết đội ngũ CBCC cấp xã hiện tại đều trưởng thành từ các thôn, xóm hoặc phong trào đoàn thanh niên tại địa phương, do vậy, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn.

Công tác tuyển dụng còn thiếu khách quan, những người có trình độ, năng lực thực sự nhưng không có mối quan hệ thì khó được tuyển dụng vào các cơ quan hành chính nhà nước, ngay cả cơ quan cấp xã. Tình trạng thiên vị đối với những người có mối quan hệ thân quen tạo ra hoạt động thi tuyển, tuyển dụng công chức còn nhiều bất cập. Điều này tạo tâm lý nghi ngờ cho những người có năng lực, có trình độ thực sự muốn được vào công tác tại UBND các xã nhưng lại cho rằng những thông báo tuyển dụng chỉ là hình thức, có nộp hồ sơ và tham gia thi tuyển thì vẫn lớn vẫn bị trượt nên hầu hết những người này đều không muốn nộp hồ sơ tham dự tuyển dụng.

- Thứ hai, do chất lượng đào tạo: Công chức khiđược tuyển dụng vàolàm việc trong những vị trí nhất định sẽ phải đạt được những quy định, những tiêu chuẩn đối với từng vị trí. Tuy nhiên, để hợp thức hóa bằng cấp và phù hợp với các tiêu chuẩn quy định, các lớp, khóa đào tạo ngắn hạn, cấp tốc được tổ chức, nhưng chất lượng đào tạo còn kém.

Đối với những CBCC được cử đi học nâng cao trình độ cũng chưa phát huy được chất lượng của các khóa đào tạo. Chất lượng thực sự của những tấm bằng chưa được phản ánh đúng, nguyên nhân chủ yếu do chất lượng giáo dục, đào tạo các bậc học chuyên nghiệp của nước ta còn thấp, chương trình đào tạo lạc hậu, chưa song song với trình độ phát triển kinh tế của đất nước và thế giới.

- Thứ ba, do lương thấp làm cho cán bộ, công chức cấp xã thờ ơ với công việc, có thái độ không chuẩn mực với nhân dân, nảy sinh nguy cơ tham nhũng, nhận hối lộ... Thu nhập của đội ngũ CBCC chỉ từ lương do Nhà nước chi trả, do vậy, lương thấp không đủ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và chăm lo cho gia đình nên họ phải tự tìm các nguồn thu khác để đảm bảo đời sống gia đình hoặc tâm lý làm việc cầm chừng, chán nản, không có động lực để cống hiến hay làm việc hết mình.

Kể từ năm 1993 đến nay, nước ta đã có 12 lần tăng lương tối thiểu chung, với tốc độ tăng bình quân từ 16-20%, song mức lương tối thiểu vẫn không đảm bảo cho mức sống tối thiểu của CBCC. Đây là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng và đội ngũ CBCC nhà nước nói chung.

- Thứ tư, hiện nay, hầu hết các cơ quan nhà nước của huyện Võ Nhai và các chính quyền cơ sở chưa thực hiện việc phân tích công việc, không có bản mô tả công việc, bản phân công thực hiện công việc, nên dẫn đến sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ hoặc thiếu trách nhiệm, đùn đẩy công việc trong thực thi công việc. Mặc dù Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 06/2012/TT-BNV quy định tiêu chuẩn đối với từng chức danh công việc, tuy nhiên chưa có quy định đối với cán bộ cấp xã. Do vậy, chưa phát huy được hiệu quả của công tác phân tích công việc. Bên cạnh đó, việc không xây dựng bản mô tả công việc, bản phân công công việc nên không thể xây dựng tiêu chí cụ thể trong việc đánh giá thực hiện công việc, việc đánh giá chỉ mang tính hình thức, cào bằng, không tạo động lực làm việc cho CBCC.

Kết luận chương 2

Ở chương này, tác giả đã phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thông qua các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu tổ chức, chỉ tiêu về thể lực, tâm lực và trí lực. Qua phân tích, tác giả thấy, nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Võ Nhai tương đối ổn định về số lượng và ngày càng được nâng cao về chất lượng. Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật và các kỹ năng nghề đã được cải thiện đáng kể, mang lại những hiệu quả tích cực trong công việc. Tuy nhiên, đối chiếu với các văn bản quy định về tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ, công chức, có thể thấy, rất nhiều cán bộ, công chức cấp xã của huyện Võ Nhai chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định. Một số chỉ tiêu về thể lực, tâm lực và trí lực cũng chưa đạt tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, một số hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã như: quy hoạch tạo nguồn, tuyển dụng, đào tạo, phân tích công việc, đánh giá thực hiện công việc... tuy đã được thực hiện, song hiệu quả trên thực tế chưa cao, một số hoạt động còn mang tính hình thức. Thực trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân, song một số nguyên nhân chủ yếu như: do khâu tuyển dụng chưa được thực hiện đúng quy trình, thủ tục và chưa đảm bảo tiêu chuẩn của cán bộ, công chức được tuyển dụng; do tiền lương của cán bộ, công chức còn thấp, chưa đảm bảo các nhu cầu của cuộc sống nên cán bộ, công chức còn thờ ơ với công việc; do hầu hết các địa phương chưa thực hiện phân tích công việc, chưa xây dựng bản mô tả công việc, không có phân công phụ trách mảng công việc rõ ràng, dẫn đến tình trạng chồng chéo công việc, cào bằng trong đánh giá thực hiện công việc.

Qua thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Võ Nhai, thấy được vai trò của đội ngũ này, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện võ nhai, tỉnhthái nguyên (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)