1.1.3.1. Khái niệm:
Hiệu quả là khái niệm để chỉ việc hoàn thành đúng việc và tạo ra nhiều giá trị nhất so với mục tiêu đề ra.
1.1.3.2. Cơ sở lý thuyết về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế:
Hiệu quả công tác quản lý thuế phụ thuộc chủ yếu vào cơ quan quản lý thuế, đồng thời cũng phụ thuộc vào người nộp thuế.
Việc nhận diện và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế có một ý nghĩa rất quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thuế, góp phần tăng nguồn thu cho NSNN và hoàn thành kế hoạch được giao.
Nguyên tắc hiệu quả: Các hoạt động quản lý thuế được thực hiện, các phương pháp quản lý thuế được lựa chọn trên nguyên tắc đảm bảo số thu vào Ngân sách nhà nước lớn nhất với chi phí thấp nhất, tốn ít công sức, thời gian.
1.2. Nội dung quản lý thuế đối với DN
Để luật quản lý thuế được thực thi và thực sự đi vào cuộc sống cần phải có những quy định về cách thức, thủ tục hành chính về thuế. Ở Việt Nam, bộ máy quản lý thuế hiện hành được tổ chức theo mô hình quản lý chủ yếu theo chức năng, kết hợp quản lý theo sắc thuế và đối tượng (Bộ Tài chính, 2019).
Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người nộp thuế và căn cứ vào Luật Quản lý thuế (2006) thì việc quản lý thuế được thực hiện trên 8 nội dung sau:
1.2.1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế
a. Đăng ký thuế
Luật quản lý thuế (2006), “ Đối tượng đăng ký thuế: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh; Cá nhân có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân; Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay; và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về thuế.”
Thời hạn đăng ký thuế: Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc theo quy định của Luật quản lý thuế.
b. Khai thuế:
Luật quản lý thuế (2006) “ Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế”
c. Nộp thuế: Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước.
d. Ấn định thuế:
Luật quản lý thuế (2006) “ Người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau đây:
Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;
Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế;
Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
Không xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định;
Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;
Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế.”
1.2.2. Thủ tục miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế:
- Miễn thuế, giảm thuế: Cơ quan quản lý thuế thực hiện theo các quy định tại các văn bản pháp luật về thuế đối với các trường hợp thuộc diện miễn thuế, giảm thuế.
- Hoàn thuế: Hoàn thuế là trả lại số tiền thuế thu quá, thu sai quy định của pháp luật. Việc hoàn thuế áp dụng trong các trường hợp như: đối tượng nộp thuế tạm nộp thuế nhưng sau khi cơ quan thuế quyết toán thì có số thuế nộp thừa, quyết toán thuế giá trị gia tăng theo định kì quy định mà số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra; áp dụng sai quy định về đối tượng nộp thuế, mức thuế suất, về miễn, giảm thuế. Khi phát sinh việc hoàn thuế, Kho bạc nhà nước thực hiện thủ tục và trực tiếp hoàn trả cho đối tượng nộp thông qua các cơ quan tài chính ra lệnh hoàn trả thuế. Trong quản lý khoản thu ngân sách nhà nước, số thuế phải hoàn trả cho NNT được thực hiện từng lần hoặc khấu trừ vào số thuế phải nộp của kì nộp thuế tiếp theo.
1.2.3. Xoá nợ tiền thuế và tiền phạt:
Khi cá nhân, DN nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt nếu như có đủ điều kiện để được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp thì sẽ được xóa nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp.
Theo quy định tại Luật Quản lý thuế (2006) quy định cụ thể 2 trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
“1. Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt.
2. Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ.”
Cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, chính quyền địa phương có trách nhiệm bảo đảm các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã được xóa phải được hoàn trả vào NSNN trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký DN.
Luật Quản lý thuế quy định rõ thủ tục, hồ sơ, thẩm quyền xóa nợ thuế khá chặt chẽ, phải thực hiện qua nhiều cấp, nhiều khâu, từ cấp Chi cục Thuế, cấp Cục Thuế là cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế, đến UBND cấp tỉnh, TP, Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ.
1.2.4. Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế:
Căn cứ Điều 69 Luật Quản lý thuế (2006) có hiệu lực ngày 01/7/2007 quy định hệ thống thông tin người nộp thuế như sau:
“ Hệ thống thông tin về người nộp thuế bao gồm những thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.”
Quản lý thông tin hồ sơ người nộp thuế được quy định tại Điều 13 Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:
“1. Hồ sơ người nộp thuế là tập hợp thông tin về thành lập, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, tình hình sản xuất kinh doanh, Báo cáo tài chính, các hồ sơ khai thuế, các báo cáo quản lý ấn chỉ thuế, quá trình tuân thủ pháp luật thuế và quy định của pháp luật có liên quan; kết quả nghiệp vụ quản lý của cơ quan thuế và các thông tin khác liên quan đến người nộp thuế.
Tổng cục Thuế xây dựng, quản lý tập trung hệ thống thông tin hồ sơ người nộp thuế trên hệ thống để phục vụ việc tích hợp, cập nhật thông tin, đánh giá tuân thủ pháp luật, đánh giá rủi ro và áp dụng các chế độ chính sách quản lý thuế phù hợp.
2. Hồ sơ người nộp thuế được xây dựng, áp dụng phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ thuế trong từng thời kỳ, bao gồm:
a) Hồ sơ người nộp thuế;
b) Hồ sơ của các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của người nộp thuế; c) Hồ sơ đại lý thuế.
3. Tổng cục Thuế ban hành quy định áp dụng bộ chỉ tiêu thông tin, xây dựng hệ thống thông tin và tổ chức thu thập, cập nhật, quản lý, ứng dụng hồ sơ người nộp thuế theo nguyên tắc: Thực hiện điện tử hóa, số hóa các chứng từ; tự động cập nhật hệ thống khi tác nghiệp; thực hiện tác nghiệp trên cơ sở hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế.”
1.2.5. Kiểm tra thu và thanh tra thuế:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về công tác kiểm tra, thanh tra thuế.
Theo Học viện tài chính (2006), “Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế trong việc xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng và nhiệm vụ yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá.”
Theo giáo sư Michel Bouvier, trong tác phẩm “ Nhập môn về luật thuế đại cương và lý thuyết thuế”, kiểm tra thuế được định nghĩa là hoạt động nhằm xem xét tính trung thực, tính chính xác của cơ sở tính thuế mà NNT đã kê khai.
Như vậy từ các quan niệm, định nghĩa nêu trên có thể hiểu rằng thanh tra, kiểm tra thuế là quá trình hoạt động quản lý và đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện pháp luật về thuế, phí và lệ phí đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự quản lý.
Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế được ban hành kèm theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Nội dung chính quy định về việc thực hiện các công việc:
a. Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế:
* Bước 1: Cập nhật dữ liệu, thông tin vào các ứng dung, phần mềm quản lý thuế, ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế.
* Bước 2: Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế.
* Bước 3: Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế.
b. Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế:
Việc kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra tại trụ sở của NNT Quy trình thực hiện theo các bước sau:
* Bước 1: Lập các kế hoạch kiểm tra và chuyên đề kiểm tra. * Bước 2: Chuẩn bị kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
* Bước 3: Thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong thời gian 05 ngày làm việc.
* Bước 4: Lập biên bản kiểm tra thuế.
* Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. * Bước 6: Giám sát kết quả sau kiểm tra.
* Bước 7: Tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu kiểm tra thuế: Nhập dữ liệu vào hệ thống; Gửi báo cáo theo thời hạn quy định; Lưu trữ hồ sơ kiểm tra.
1.2.6. Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Quyết định hành chính thuế bao gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuế; quyết định tạm dừng cưỡng chế thuế; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; các thông báo nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế vào NSNN;quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính thuế khác theo quy định của pháp luật.
Hàng năm, Chi cục Thuế xây dựng chương trình thu nợ thu, phân công cho từng công chức theo dõi, rà soát, đôn đốc; thường xuyên thực hiện đối chiếu các khoản nợ thuế để phân tích, phân loại và quản lý. Quy trình quản lý nợ thuế được ban hành kèm theo quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 với các nội dung cụ thể như: Xây dựng chỉ tiêu thu tiền, đôn đốc và xử lý nợ thuế … Đây là nhiệm vụ của cơ quan thuế nhằm đảm bảo huy động kịp thời số tiền thuế cho NSNN.
1.2.7. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế:
Luật xử phạt vi phạm hành chính (2012), “Vi phạm pháp luật về thuế là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật thuế do các tổ chức cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, gây thiệt hại về trật tự công và tổ chức, cá nhân đó phải chịu trách nhiệm về hành vi đó của mình.”
Luật xử phạt vi phạm hành chính (2012), “Xử lý vi phạm pháp luật thuế là các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào các quy định hiện hành áp dụng các biện pháp pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các tổ chức cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.”
Tại điều 103 Luật quản lý thuế (2006) chỉ rõ 4 hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế bao gồm:
“1. Vi phạm thủ tục về thuế. 2. Chậm nộp tiền thuế.
3. Khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn. 4. Trốn thuế và gian lận về thuế.”
Luật quản lý thuế đã quy định rõ về các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Điều này đã tạo ra sự minh bạch, rõ ràng giúp cho cán bộ thuế áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, chính xác đồng thời giúp người nộp thuế có nhận thức đúng đắn và tránh không thực hiện những hành vi vi phạm đó.
- Về hình thức xử lý cũng đã quy định chi tiết tại các Điều từ 105 đến 108 Luật quản lý thuế. Theo đó, khi pháp hiện hành vi vi phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định hành vi đó thuộc loại nào và cách thức xử lý ra sao. Việc quy định rõ ràng như vậy đã tránh được sự lúng túng của cơ quan thuế trong việc xử lý vi phạm pháp luật thuế.
- Tại điều 109 Luật quản lý thuế (2006) quy định rõ thẩm quyền xử phạt cho từng hành vi vi phạm.
“1. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 103 của Luật này thì thẩm quyền xử phạt được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuế.
2. Đối với các hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật này thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.”
Nếu phát hiện các hành vi có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra theo quy định của pháp luật. Việc quy định rõ thẩm quyền xử phạt như vậy tránh được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, xử phạt tràn lan, không đúng thẩm quyền.
1.2.8. Giải quyết về khiếu nại và tố cáo thuế:
Thủ tục khiếu nại là thủ tục hành chính được đặt ra để giúp cho người khiếu nại thực hiện quyền khiếu nại đối với quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền. Đối với các vụ khiếu nại về thuế, chủ thể tiến hành khiếu nại là NNT còn chủ thể bị khiếu nại là cơ quan có thẩm quyền thu thuế. Từ phía người nộp thuế, thủ tục khiếu nại giúp cho NNT bảo vệ được quyền lợi của mình trước cơ quan và cán bộ thu thuế có thẩm quyền. Luật Khiếu nại buộc các cơ quan quyết định thu thuế, xử phạt về thuế phải xem xét lại các quyết định của mình hoặc buộc cơ quan cấp trên của cơ quan này phải xem xét tính hợp lý, hợp pháp trong quyết định của cơ quan cấp dưới. NNT được bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, do đó thủ tục khiếu nại cũng chính là cơ sở pháp lý bảo đảm quyền này. Với khiếu nại của NNT, cơ quan có thẩm quyền thu thuế phải xem xét lại quyết định thu thuế, quyết định xử phạt dựa trên yêu cầu của NNT, căn cứ tính thuế và căn cứ xử phạt. Thủ tục này được coi là biện pháp “cứu trợ” đối với người nộp thuế trong quan hệ với công quyền và cũng là biện pháp kiểm soát hành vi tuân thủ pháp luật của cơ quan có thẩm quyền thu.
Quyết định số 183/QĐ-TCT ngày 26/2/2019 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về quy chế giải quyết tố cáo tại cơ quan thuế các cấp quy định trong thời hạn 7