Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế các DN FDI trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 25 - 29)

8. Ảnh hưởng của chuyển giá đối với nền kinh tế Việt Nam

1.4. Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế các DN FDI trên thế giới

Tại hầu hết các quốc gia, chính sách pháp luật về giá chuyển nhượng trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết thường được quy định tại Luật thuế TNDN hoặc Luật QLT nhằm tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho CQT thực hiện ấn định, điều chỉnh mức giá chuyển nhượng trong các giao dịch liên kết.

Mặt khác, để giảm bớt chi phí quản lý cho CQT và chi phí tuân thủ cho NTT khi áp dụng cáe quy định về chuyển giá, nhiều quốc gia có quy định về chuyển giá để triển khai thủ tục APA giữa CQT và NNT.

Mỹ:

“Thuế suất thuế TNDN tại Mỹ rất cao so với các quốc gia khác (thuế suất TNDN là 40%), nên các Tập đoàn đa quốc gia tại Mỹ có xu hướng chuyển giá, chuyển lợi nhuận để tránh thuế. Hoạt động chuyển giá ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn. Trước tình hình chuyển giá của các Công ty đa quốc gia được thực hiện trên nước Mỹ làm giảm thu nhập chịu thuế tại Mỹ, Chỉnh phủ Mỹ đã tăng cường công tác chống chuyển giá bằng cách ban hành các quy định, các đạo luật chống chuyển giá áp dụng cho sắc thuế TNDN, điển hình là IRS Sec 482. Đạo luật này quy định nguyên tắc căn bản giá thị trường là căn cứ điều chỉnh giao dịch chuyển giao giữa các công ty liên kết, đồng thời khuyến khích việc áp dụng phương pháp tách lợi nhuận. Để tăng cường hiệu quả chống chuyển giá và quy định chặt chẽ hơn, năm 1993, đạo luật chống chuyển giá IRS Sec 6662 được ban hành; với 2 chế tài mới đối với hành vi chuyển giá:

- Phạt vi phạm đối với hành vi chuyển giá trong giao dịch liên kết: đối với giao dịch liên kết có chênh lệch đáng kể so với giá giao dịch thông thường trên thị trường theo quy định IRS Sec 482 làm cho lợi nhuận tại Mỹ giảm so với thực tế, mức phạt vi phạm là 20% đối với hành vi chuyển giá vượt trên 200% so với mức mà IRS Sec 482 xác định được,

- Phạt bổ sung: phạt bổ sung đối với trường hợp phần thu nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRS Sec 482 tăng vượt mức xác định trước theo quy định,

Năm 2017, sau khi các nước trên thế giới đưa vào áp dụng nhiều chính sách về chống chuyển lợi nhuận và xói mòn nguồn thu BEPS, IRS tiếp tục có các cải cách về chính sách chống chuyển giá tập trung vào quản lý đối với tài sản vô hình khó định giá và các kỹ thuật chuyên môn cao về giá chuyển nhượng khác tại hệ thống văn bản pháp luật mới được ban hành giai đoạn 2017 – 2018”.

Trung Quốc:

“Trung Quốc là quốc gia có dân số lớn, có nền kinh tế phát triển mạnh. Bởi vậy, quốc gia này chứa đựng nhiều tiềm năng về nguồn lực cũng như thị trường tiêu thụ hàng hóa. Trong những năm qua, Trung Quốc là nước thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, theo kết quá điều tra của CQT Trung Quốc, phần lớn các DN FD1 kê khai thua lỗ trong khi lại tăng cường mở rộng sản xuất kinh doanh tại nước này, một trong những nguyên nhân DN FDI kê khai thua lỗ tại Trung Quốc là hành vi chuyển giá của các công ty này do nhận định việc Chính phủ Trung Quốc chưa có nhiều kinh nghiệm chống chuyển giá và luật pháp cũng chưa bắt kịp với sự phát triển kinh tế. Để chống chuyển giá hiệu quả, Trung Quốc đã ban hành Lụật QLT số 59 “Quy định về QLT đối với các giao dịch giữa các bên liên kết'’. Khác với Mỹ, Trung Quốc ban hành Luật Quản lý thuế số 59 áp dụng cho nhiều sắc thuế: Thuế TNDN, Thuế GTGT, Thuế xuất nhập khẩu… Để tăng cường chống chuyển giá, Trung Quốc ban hành Thông tư về chống chuyển giá.

Năm 2017, cùng với sự ra đời của chương trình BEPS trên toàn thế giới, Trung Quốc tiếp tục ban hành các quy định về phương pháp thực hiện điều chỉnh thuế đặc biệt để tăng cường năng lực quản lý thuế đối với chuyển giá tại Trung Quốc”.

Nhật Bản:

“Tại cấp Trung ương: CQT Nhật một bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm thanh tra giá chuyển nhượng, APA và các vấn đề về thuế quốc tế được thành lập.

Tại cấp địa phương: Phòng thanh tra DN lớn thuộc các Cục Thuế vùng lớn là Tokyo, Osaka, Nagoya và Kanto Shinetsu thực hiện công tác thanh tra giá chuyển nhượng và APA. Đây là những khu vực có nhiều phát sinh giao dịch liên kết với nước ngoài, Các phòng thanh tra giá chuyển nhượng này không chỉ kiểm tra các DN trên địa bàn mà còn hỗ trợ kỹ thuật và kiểm tra giá chuyển nhượng cho các Cục Thuế vùng khác không tổ chức bộ phận thanh tra giá chuyển nhượng hoặc các Chi cục Thuế khi có yêu cầu hoặc khi phát sinh.

Quy định về mức xử phạt đối hành vi chuyển giá: 10% đối với số thuế truy thu đến 500.000 Yên, cộng thêm 5% đối với số thuế truy thu lớn hơn 500.000 Yên. Mức phạt 35% áp đổi với các trường hợp gian lận thuế”.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nghiên cứu tổng quan các quy định đến chuyển giá và chống chuyển giá trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiêp đối với DN FDI là vấn đề hết sức quan trọng.

Sau một thời gian hội nhập kinh tế quốc tế, hiện tượng chuyển giá đã xuất hiện giữa các DN có quan hệ liên kết trong nước với nhau, vì vậy cần thiết phải có thêm công trình nghiên cứu chuyên sâu về chống chuyển giá trong quản lý thuế TNDN ở Việt Nam không chỉ riêng đối với DN FDI. Việc quản lý tốt Thuế TNDN đối với DN FDI cũng sẽ là một tiền đề quan trọng để Việt Nam hội nhập với các nước trên thế giới, là địa điểm hứa hẹn một môi trường đầu tư thông thoáng và bình đẳng cho các nhà ĐTNN, là một địa chỉ thu hút vốn ĐTNN và đặc biệt thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TTKT THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI ĐỊA BÀN KHÁNH HÒA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)