8. Ảnh hưởng của chuyển giá đối với nền kinh tế Việt Nam
2.2.9. Xác định các hành vi vi phạm và ấn định thuế đối với giao dịch liên kết
2.2.9.1. Xác định vi phạm
- NNT có nộp tờ khai giao dịch liên kết đầy đủ, đúng hạn hay không.
- NNT có lập và lưu giữ Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo đúng quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 41/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hay không.
- Việc cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết có đảm bảo đúng thời hạn yêu cầu của CQT hay không.
- Kê khai quan hệ liên kết, giao dịch liên kết trên tờ khai giao dịch liên kết và thông tin cung cấp tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết có phản ánh đầy đủ, chính xác với dữ liệu phát sinh thực tế hay không. Trường hợp có sai lệch thì thông tin này có ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả phân tích so sánh và xác định giá giao dịch liên kết hay không.
- Việc lựa chọn các đối tượng so sánh có đảm bảo tính tương đồng với giao dịch liên kết hay không.
- NNT có thực hiện kê khai điều chỉnh kết quả xác định giá giao dịch liên kết theo đối tượng so sánh độc lập đã chọn tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết hay không (kiểm tra số liệu kê khai tại mục 1.5, phần B của tờ khai quyết toán thuế TNDN được nộp cho CQT quản lý)
- Rà soát toàn bộ tờ khai lần đầu và các lần kê khai bổ sung). 2.2.9.2. Ấn định thuế đối với giao dịch liên kết.
Căn cứ các quy định tại khoản 3, Điều 12 Nghị định 20/2017/NĐ-CP và kết quả TTKT thực tế tại DN để xác định các hành vi vi phạm dẫn đến ấn định thuế đối với NNT có phát sinh giao dịch liên kết. Cụ thể, các trường hợp DN FDI bị ấn định thuế:
- DN FDI không kê khai, kê khai không trung thực, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ;
- DN FDI cung cấp không đầy đủ thông tin Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định hoặc không xuất trình Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các dữ liệu, chứng từ và tài liệu được sử dụng làm căn cứ phân tích so sánh, xác định giá tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo yêu cầu của CQT trong thời hạn theo quy định tại Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
(Lưu ý: thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong TTKT không quá 15 ngày và trong quá trình tham vấn không quá 30 ngày, trường hợp được gia hạn tối đa không quá 45 ngày kể cả thời gian gia hạn).
- DN FDI sử dụng các thông tin về giao dịch độc lập không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai xác định giá giao dịch liên kết hoặc dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ;
- DN FDI có hành vi vi phạm các quy định về xác định giá giao dịch liên kết tại Điều I1 Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
“muaVVSDSDvào, bán raVV SDSDkhôngVVSDSDtheo giáVVSDSDgiao dịch thôngVVSDSDthường trênVVSD SDthị trường” nêuVVSDSDtrên với các hình thức ấn định khác quy định tại Luật Quản lý thuế:
- Điều 25 Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính (hiệu lực từ ngày 20/12/2013) quy định có 7 trường hợp ấn định số thuế phải nộp và 2 trường hợp ấn định theo yếu tố (bổ sung trường hợp ấn định: “Qua kiểm tra hàng hóa mua vào, bán ra thấy NNT hạch toán giá trị hàng hóa mua vào, bán ra không theo giá thực tế thanh toán phù hợp với thị trường”).
Về mặt lý thuyết, việc xác định biên độ giá thị trường chuẩn, được tập hợp từ nhiều giao dịch độc lập. Đối với CQT, khó khăn lớn nhất hiện nay là các dữ liệu thông tin còn nhiều hạn chế, các ứng dụng về thông tin NNT còn phân tán, Cán bộ công chức tại Cục thuế, Chi cục thuế chưa được phân quyền khai thác dữ liệu cả nước trên các ứng dụng của ngành thuế sự kết nối thông tin giữa các cơ quan quản
lý nhà nước và các bên có liên quan (kể cả cơ quan quản lý thuế nước ngoài, nơi
công ty mẹ đóng trụ sở chính) còn nhiều hạn chế. TTKT giao dịch liên kết đòi hỏi
những nghiệp vụ nâng cao và rất khác biệt so với những sắc thuế khác, cán bộ làm công tác TTKT phải hiểu được mối tương quan trong nghiệp vụ xử lý thuế theo luật pháp Việt Nam đối với các Công ty của nước ngoài hoạt động tại địa bàn Khánh Hòa. Những kết luận về các hành vi vi phạm của CQT cũng phải trên cơ sở thông tin tính toán và chứng cứ chắc chắn, rõ ràng.
Để DN thực sự nhận thức được sai sót “tâm phục, khâu phục” chịu đồng thuận trong việc xác định lại giá thị trường đối với các giao dịch không tuân thủ theo giá thị trường là công việc hết sức khó khăn vất vả, cán bộ làm công tác TTKT cần phải nắm vững các văn bản pháp luật, cần phải có kỹ năng giao tiếp giỏi, giải thích thuyết phục có tình có lý, phải nhìn nhận đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trên quan điểm khách quan lắng nghe ý kiến của DN đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan từ đó trên cơ sở văn bản pháp luật đưa ra các đề xuất xử lý ấn định thuế theo quy định trình Lãnh đạo kịp thời tránh để kéo dài dây dưa.
Trong các trường hợp DN không đồng thuận, cố tình không tuân thủ ký biên bản TTKT thì Đoàn TTKT cần phải kiên trì đâu tranh giải thích thuyết phục, phải xem xét lại các lý do không nhất trí của DN trên cơ sở pháp lý nào? Xem xét lại lý do và cơ cở ấn định của Đoàn TTKT đã đúng với quy định hay chưa? Từ đó giải thích đối thoại trả lời các ý kiến của DN trên tinh thần vừa mềm mỏng nhưng vẫn cứng rắn đúng nguyên tắc thực hiện theo pháp luật để thuyết phục DN đi tới sự đồng thuận chấp nhận điều chỉnh giá giao dịch liên kết theo đối tượng so sánh độc lập.
2.3. Thực trạng công tác TTKT thuế đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn Khánh Hòa.
2.3.1. Giới thiệu tổng quát về Cục thuế tỉnh Khánh Hòa: 2.3.1.1. Lịch sử hình thành Cục thuế tỉnh Khánh Hòa:
Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 01/10/1990 trên cơ sở sự sáp nhập của các tổ chức: Chị cục Thuế Công thương nghiệp, Chi cục thu Quốc doanh và Ban thuế Nông nghiệp thuộc Sở Tài chính, địa chỉ: Số 17 đường 19/5, Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, xã Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Hiện nay, Ngành thuế Khánh Hòa tổng số công chức và Hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP là 598 người. Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc phạm vi nhiệm vụ của CQT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo quy định của pháp luật.
2.3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Phân tích, đánh giá, tổng hợp công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế, thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; kế toán thuế đối với NNT; đôn đốc NNT thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
- Quản lý nội dung thông tin về NNT; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về NNT.
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
- Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế;
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ NNT trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Trực tiếp thanh tra chuyên ngành thuế, kiểm tra thuế, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với NNT; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế.
- Giải quyết tố cáo, khiếu nại về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của CQT, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng theoDVSD SVquy định củaDVSD SVpháp luật; xử lýDVSDS Vvi phạm hànhDV SDSVchính về thuế, DVSDSVlập hồ sơ đề
nghịDVSD SVcơ quan cóDV SD SVthẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
- Kiến Vnghị với Tổngcục trưởng Tổngcục ThuếDVSD SVnhữngvấn Vđềvướngmắc lầnDVSD SVsửa đổi, bổ sung cácDVSD SVvăn bản quy phạmDV SDSVpháp luật về thuế,DV SDSVcác quy định của TổngDVSD SVcục Thuế vềDV SDSVchuyên môn nghiệpDVSD SVvụ và quản lýDVSD SVnội bộ; kịp thờiDVSD SVbáo cáoDV SD SVvới Tổng cụcDV SD SVtrưởng Tổng cục ThuếDV SDSVvề những vướngDVSD SVmắc phát sinh, những vấn đề vượt quáDVSD SVthẩm quyềnDV SD SVgiải quyếtDVSD SVcủa Cục Thuế.
- Quyết định gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật.
- Được yêu cầu NNT, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với CQT để thu thuế vào ngân sách nhà nước.
- Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với NNT vi phạm pháp luật thuế.
- Bồi thường thiệt hại cho NNT; giữ bí mật thông tin của NNT; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.
- Triển khai các phần mềm ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý thuế, công tác quản lý nội ngành vào các hoạt động của Cục Thuế;
- Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục Thuế theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định do Tổng cục trưởng Tổng cục
Thuế giao.
2.3.1.3. Giới thiệu về Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
Cục thuế tỉnh Khánh Hòa hiện nay có 1 Cục trưởng và 3 phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý các công việc chuyên môn. Cục thuế tỉnh Khánh Hòa có 13 phòng chức năng và 4 Chi cục thuế trực thuộc Cục Thuế.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Khánh Hòa như sau:
Trách nhiệm, quyền hạn của Cục trưởng:
- Chịu trách nhiệm và phụ trách toàn diện các lĩnh vực công tác thuế trong phạm vi ngành Thuế tỉnh Khánh Hòa; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của cơ quan Cục Thuế; lãnh đạo Cục Thuế và các đơn vị trực thuộc Cục Thuế theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và pháp luật.
- Phân công các Phó Cục trưởng phụ trách những lĩnh vực công tác nhất định của Cục Thuế; chỉ định và ủy quyền cho một Phó Cục trưởng phụ trách điều hành công việc của Cục Thuế khi Cục trưởng vắng mặt.
- Khi một hoặc một số Phó Cục trưởng vắng mặt, Cục trưởng trực tiếp chỉ đạo điều hành, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực phân công phụ trách của Phó Cục trưởng vắng mặt, hoặc chỉ định, phân công một Phó Cục trưởng khác giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực phân công phụ trách của Phó Cục trưởng vắng mặt.
Trách nhiệm, quyền hạn của Phó Cục trưởng:
- Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành, phụ trách một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; trực tiếp chỉ đạo hoạt động của một số Phòng/Chi cục Thuế
thuộc Cục Thuế theo sự phân công và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng, trước pháp luật về những quyết định mà cá nhân đã giải quyết.
- Phó Cục trưởng được Cục trưởng chỉ định, ủy quyền có trách nhiệm thay mặt Cục trưởng giải quyết, điều hành công việc của Cục Thuế trong thời gian Cục trưởng vắng mặt và báo cáo nội dung công việc đã làm với Cục trưởng.
- Phó Cục trưởng được Cục trưởng chỉ định, phân công giải quyết công việc thay cho một Phó Cục trưởng khác vắng mặt có trách nhiệm báo cáo nội dung công việc với Cục trưởng và thông báo lại cho Phó Cục trưởng vắng mặt biết về các nội dung công việc mà cá nhân đã giải quyết
- Chủ động tổ chức triển khai, chỉ đạo giải quyết công việc được phân công, nếu có liên quan đến lĩnh vực công tác thuộc lĩnh vực của Phó Cục trưởng khác phụ trách thì chủ động phối hợp để giải quyết. Trường hợp có vấn đề cần có ý kíến của Cục trưởng hoặc các Phó Cục trưởng có ý kiến khác nhau thì Phó Cục trưởng chủ trì giải quyết công việc có trách nhiệm báo cáo Cục trưởng xem xét quyết định.
Chức năng các phòng chuyên môn:
- Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ NNT: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ NNT trong phạm vi Cục Thuế quản lý…
- Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ kê khai thuế, kế toán thuế, thống kê số liệu về thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý…
- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý…