Thiết lập cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá theo nguyên tắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 69)

8. Ảnh hưởng của chuyển giá đối với nền kinh tế Việt Nam

3.2.2. Thiết lập cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá theo nguyên tắc

nguyên tắc giá thị trường để chống chuyển giá.

- Biện pháp này đang được áp dụng rộng rãi tại châu Âu và nhiều nước trong khu vực Châu Á. Tại Việt Nam, theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế, từ 1/7/2013 CQT được phép áp dụng APA.

- Việc áp dụng APA nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, giảm chi phí tuân thủ pháp luật thuế, xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết phù hợp

với bản chất hoạt động kinh doanh làm phát sinh mức lợi nhuận thích hợp để thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập và ngăn ngừa việc đánh thuế trùng và gian lận thuế, giảm thiểu tranh chấp về xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết. Trong thời gian đàm phán APA, NNT thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Đây là một biện pháp hiệu quả cho quản lý chống chuyển giá bên cạnh việc TTKT, vì đây là một cách thỏa thuận giữa CQT và NNT về phương pháp xác định giá giao dịch, chỉ cần DN giao dịch dưới giá thỏa thuận, Cục thuế sẽ phát hiện ngay. 3.2.3. Thu hẹp các ưu đãi thuế.

Ưu đãi thuế là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách thuế của Việt Nam kể từ khi thực hiện cải cách và mở cửa nền kinh tế đến nay. Tuy nhiên, Chính phủ và các cơ quan chức năng cũng cần phải rà soát, điều chỉnh theo hướng thu hẹp khoảng cách về các ưu đãi thuế giữa các ngành, lĩnh vực và vùng miền, địa phương. Như đã nêu ở trên, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi chuyển giá là có sự chênh lệch thuế TNDN giữa các quốc gia, chênh lệch thuế suất thuế TNDN trong một quốc gia do áp dụng thuế suất ưu đãi và các ưu đãi khác như miễn, giảm thuế.

Hiện nay, Việt Nam đã bước qua giai đoạn thu hút FDI bằng mọi giá, do vậy nên cân nhắc, chỉ cho phép ưu đãi thuế đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền và trong những trường hợp có lợi nhất so với các hình thức ưu đãi khác.

3.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu, liên thông cơ sở dữ liệu.

Vấn đề đặt ra hiện nay là các CQT cần khẩn trương xây dựng hệ thống dữ liệu để đáp ứng được yêu cầu khai thác, phân tích rủi ro và làm căn cứ để xác định giá thị trường đối với các giao dịch liên kết. Theo quan điểm cán bộ làm công tác TTKT ở Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, việc nhận dạng chuyển giá không khó, nhưng quá trình xử lý gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có dữ liệu, nên cán bộ thuế vẫn phải làm thủ công, nhặt từng khoản mục để so sánh, đối chiếu. Việc thiếu cơ sở dữ liệu giá giao dịch có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả công tác TTKT chống chuyển giá

của CQT thời gian qua. Nguồn cơ sở dữ liệu về giá hàng hóa xuất-nhập khẩu đã được cơ quan hải quan xây dựng khá đầy đủ, tuy nhiên việc liên kết trao đổi dữ liệu giữa CQT và cơ quan hải quan còn hạn chế một phần do tính bảo mật thông tin nên sự phối hợp giữa hai cơ quan chưa được thuận lợi, một phần do sự tương thích của ứng dụng tin học giữa hai cơ quan chưa thể kết nối, trao đổi được dữ liệu. Để chung tay đấu tranh chống chuyển giá, CQT và hải quan cần có sự hợp tác trao đổi thông tin chặt chẽ hơn.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và liên thông dữ liệu, thông tin về DN FDI trong các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để có sự phối hợp đồng bộ, thông suốt trong kiểm soát chuyển giá của các DN FDI. Hỗ trợ rất nhiều thuận lợi cho công chức thuế khai thác dữ liệu từ đó nâng cao hiệu quả công tác TTKT chấp hành pháp luật thuế đối với các DN FDI.

3.2.5. Tăng cường công tác TTKT và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

CQT các cấp cần tăng cường TTKT chuyển giá, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thuế. Chú trọng việc TTKT giá chuyển nhượng đối với các DN có nhiều thành viên; các ngành nghề có dấu hiệu rủi ro lớn về thuế do hành vi chuyển giá của DN liên kết, các DN đã và đang thực hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế.

Cần tăng cường hoạt động giám sát của CQT đối với NNT. Cần phát hiện nhanh những hành vi trốn thuế, tránh thuế, gian lận thuế để từ đó thu đúng, thu đủ thuế cho ngân sách nhà nước kịp thời chấn chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật, hướng ý thức của NNT tuân thủ pháp luật. Công tác TTKT sẽ góp phần phát hiện những sơ hở, hạn chế trong chính sách thuế, những sai phạm của NNT Thực hiện được tốt công tác này sẽ góp phần giáo dục răn đe, từng bước đưa chính sách thuế vào nề nếp, kỷ cương đối với các DN FDI. Đồng thời, các trường hợp chuyển giá, phải có chế tài xử phạt theo hướng tăng mức phạt và hình thức phạt so với quy định hiện tại để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

3.2.6. Đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho công chức quản lý thuế TNDN đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài. đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuế để chuyên theo dõi, kiểm soát chuyển giá, trong đó chú trọng đào tạo về kỹ năng xác định giá thị trường, kỹ năng quản lý chuyển giá và kiến thức về ngành, kiến thức pháp luật, kỹ năng tin học, trình độ ngoại ngữ… cho cán bộ thuế và cán bộ quản lý. Đội ngũ TTKT chuyển giá phải được bổ sung kỹ năng về thanh tra chống chuyển giá thường xuyên để ứng phó với sự phát triển, ngày càng tinh vi, đang dạng của hoạt động chuyển giá.

Để đáp ứng được các đòi hỏi nêu trên ngành thuế trong thời gian tới cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cả về chuyên môn nghiệp vụ nhất và đạo đức lối sống, bản lĩnh chính trị, nhất là lực lượng công chức trẻ và mới vào ngành. Không chỉ chú trọng đến số lượng mà phải đi sâu đào tạo về chất lượng. Chỉ những công chức thuế thực sự có trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản và phẩm chất tốt mới có thể đưa những chính sách, pháp luật của nhà nước đi vào thực tiễn và thực thi chúng một cách triệt để và hiệu quả

Trên cơ sở kế hoạch hoạt động và đào tạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế Khánh Hòa cần thường xuyên tổ chức tập huấn, trao đổi rút kinh nghiệm nhất là trong lĩch vực chống lại hiện tượng trốn lậu thuế của các công ty ĐTNN thông qua hoạt động chuyển giá với Cục thuế các địa phương – cơ quan trực tiếp quản lý các DN FDI cũng cần có sự chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm từ thực tế quản lý để rút ra những biện pháp và cách xử lý thích hợp.

Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có thể mời các chuyên gia nước ngoài và chuyên gia trong nước hướng dẫn các kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra giá chuyển nhượng cho công chức bộ phận chuyên trách thanh tra thuế về giá chuyển nhượng.

+ Chuyên gia nước ngoài: Hoạt động chuyển giá xuất hiện và phát triển từ nhiều thập kỷ qua ở các nước phát triển, CQT của nhiều quốc gia như Mỹ, Áo, Nhật, Bỉ… đã có kinh nghiệm trong thanh tra chống chuyển giá trong quản lý thuế.

Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có thể mời chuyên gia có kinh nghiệm về thanh tra chuyển giá của nước ngoài để đào tạo cho các công chức bộ phận chuyên trách thanh tra thuế chống chuyển giá ở Việt Nam. Việc mời các chuyên gia nước ngoài là hết sức cần thiết để Ngành thuế Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm của nước ngoài trong chống chuyển giá.

+ Chuyên gia trong nước tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp: Vấn đề chuyển giá đã được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà kinh tế ở các cơ sở đào tạo, các trung tâm nghiên cứu của Việt Nam quan tâm từ lâu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học về chuyển giá ở Việt Nam và giải pháp triển khai chống chuyển giá ở Việt Nam được các nhà khoa học đưa ra.

+ Chuyên gia trong nước tại ngành Thuế: Chống chuyển giá đã được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế triền khai từ nhiều năm nay, Tại Tổng cục Thuế đã thành lập bộ phận chuyên trách về thanh tra chuyên đề chuyển giá, đã có nhiều công chức bộ phận chuyên trách tham gia nhiều cuộc thanh tra chuyển giá ở nhiều DN hoạt động ở nhiều lĩnh vực, trên nhiều địa bàn ở Việt Nam. Đây là nguồn nhân lực có kỹ năng thanh tra phù hợp với thực tiễn hoạt động chuyển giá đang diễn ra ở Việt Nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu chương này với mong muốn góp phần làm rõ cơ sở lý luận cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác TTKT thuế TNDN đối với DN FDI tại tỉnh Khánh Hòa. Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cũng đã bước đầu tổng kết những thành quả đã đạt được và đánh giá thực trạng công tác TTKT thuế TNDN đối với DN FDI tại tỉnh Khánh Hòa trong thới gian vừa qua. Nhìn thấy những gì đã làm được cũng như những hạn chế còn tồn tại và trong thời gian tới đây sẽ cải cách điều chỉnh phù hợp với thực tiễn. Phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, tồn tại để nâng cao hiệu quả công tác TTKT thuế, từ đó góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và thực hiện mục tiêu xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Khánh Hòa.

KẾT LUẬN

Việc chuyển giá của các DN FDI có nhiều tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Theo đó, chuyển giá sẽ làm thất thu thuế, dẫn đến thất thu ngân sách, gia tăng giá trị nhập khẩu, tác động tiêu cực đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán, làm môi trường kinh doanh trong nước xấu đi, gây khó khăn cho DN nội địa khiến cho DN Việt Nam có thể bị thua lỗ, bị phá sản hoặc phải chuyển sang kinh doanh ngành hàng khác, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn FDI vào nền kinh tế Việt Nam.

Hiện nay, các hành vi kê khai thuế không đúng quy định, gian lận về thuế nói chung và gian lận về chuyển giá tại các DN FDI nói riêng còn nhiều diễn biến phức tạp, đòi hỏi người làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế phải nắm vững chính sách, có khả năng phân tích số liệu theo hồ sơ khai thuế của DN, có kỹ năng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra để phát hiện các vi phạm của DN. Do đó công tác chống thất thu thuế qua phát hiện và đấu tranh chống chuyển giá đối với các DN FDI là một công việc quan trọng của ngành thuế, đồng thời qua xử lý chống chuyển giá giúp cho DN FDI ý thức hơn trong việc tuân thủ pháp luật thuế, nâng cao nghiệp vụ hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật thuế Việt Nam. Từ đó giúp DN FDI hạn chế những nội dung rủi ro khác trong việc chấp hành pháp luật thuế trong quá trình điều hành kinh doanh tại DN mình đồng thời góp phần tăng thu ngân sách, thể hiện nghiêm minh việc chế tài của pháp luật thuế, tạo sự ổn định trong kinh doanh, bình đẵng giữa các DN trong kinh doanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật thuế TNDN ngày 19/6/2013. 2. Luật thuế TNDN ngày 26/11/2014.

3. Chính phủ (2017), Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ.

4. Bộ tài chính (2010), Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/04/2010 của Bộ Tài chính.

5. Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 166/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. 6. Bộ Tài chính (2018), Quyết định số 1836/QĐ-BTC ngày 08/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

7. Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2017, 2018 và 2019

8. Website: http://www.gdt.gov.vn 9. Website: http://www.khh.gdt.gov.vn 10. Website: http://www.mof.gov.vn

SỐ LIỆU BÁO CÁO

Các công ty đầu tư nước ngoài (2017), Báo cáo tài chính năm 2017. Các công ty đầu tư nước ngoài (2018), Báo cáo tài chính năm 2018. Các công ty đầu tư nước ngoài (2019), Báo cáo tài chính năm 2019.

Cục thuế tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo nội bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại địa bàn tỉnh khánh hoà (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)