1.3.1.1 Trình độ của cán bộ tín dụng
Trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, cán bộ tín dụng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi họ là ngýời ðau tiên tiếp xúc với doanh nghiệp, trực tiếp thu thập các nguồn thông tin về doanh nghiệp và cũng là ngýời tham gia vào quá trình phân tích. Vì vậy có thể nói chất lượng phân tích phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ phân tích. Cán bộ phân tích có thể bao gồm cán bộ quan hệ khách hàng và những người làm công tác thẩm định tín dụng, gọi chung là cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp làm việc, tiếp xúc với khách hàng đồng thời cũng chính là người thực hiện việc phân tích tài chính khách hàng nên có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phân tích. Điều này đòi hỏi cán bộ phân tích phải có kinh nghiệm, năng lực và tư chất đạo đức nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn cho phép cán bộ tín dụng có thể sử dụng linh hoạt, hợp lý các công cụ phân tích, dễ dàng nắm bắt tình hình của doanh nghiệp, các nhân tố tác động và ảnh hưởng của các nhân tố đó tới tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các phân tích và nhận định đúng đắn; trong khi kinh nghiệm nghề nghiệp cho phép cán bộ tín dụng cảm nhận được các thông tin đáng ngờ, cũng như các rủi ro tiềm ẩn, xử lý tốt các số liệu nghi vấn. Bên cạnh đó, nếu cán bộ tín dụng là người có tư cách đạo đức
tốt, họ sẽ trung thực với các số liệu tài chính của doanh nghiệp, không vì lý do nào khác mà làm sai lệch kết quả nhận định. Ngược lại nếu cán bộ tín dụng là người không có trình độ chuyên môn vững vàng, thiếu kinh nghiệm và tư cách đạo đức yếu kém, chắc chắn chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, kết quả phân tích sẽ thiếu chính xác hoặc nhận định không đầy đủ, hoặc bị làm sai lệch, ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng, từ đó sẽ gây ra rủi ro tín dụng và thiệt hại là điều khó tránh khỏi.
1.3.1.2 Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp là những bước cần thiết để tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp. Các bước này được đặt ra để giảm thiểu rủi ro, hạn chế những phát sinh không cần thiết trong quá trình phân tích. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp được thiết kế chuẩn sẽ giúp cho quá trình phân tích được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đảm bảo tính chính xác hơn khi phân tích tài chính do các bước phân tích tài chính ban đầu được kiểm tra, xét duyệt lại trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu quy trình phân tích còn nhiều thiếu sót, các bước của quy trình chưa được hoàn thiện sẽ làm ảnh hưởng đến công tác phân tích do tính lỏng lẻo của quy trình nên chất lượng phân tích sẽ không cao.
1.3.1.3 Phương pháp sử dụng trong phân tích
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, có rất nhiều phương pháp phân tích mà ngân hàng có thể áp dụng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp như: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số, phương pháp phân tích tài chính Dupont... Tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp khác nhau mà ngân hàng sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau để làm rõ những đặc điểm về tài chính của doanh nghiệp đó so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Đối với một doanh nghiệp mới thành lập không thể chỉ áp dụng phương pháp so sánh theo thời gian vì sẽ không đủ số liệu để sử dụng, thay vào đó có thể sử dụng phương pháp so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc có các điều kiện tương tự, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp khác như phân tích tỷ số hoặc phân tích tài chính Dupont.
Một doanh nghiệp có quy mô lớn, với nhu cầu tín dụng lớn phải được phân tích kỹ càng, sử dụng nhiều phương pháp phân tích hơn so với trường hợp doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc có nhu cầu về tín dụng nhỏ hơn. Việc sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp và đúng chỗ sẽ giúp cán bộ tín dụng có được những thông tin phân tích hiệu quả hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu áp dụng thiếu hoặc kết hợp các phương pháp phân tích không hợp lý sẽ làm cho kết quả phân tích bị ảnh hưởng do không phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.3.1.4 Khoa học công nghệ của NHTM áp dụng trong phân tích
Một ngân hàng có nền tảng công nghệ tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình phân tích tài chính của doanh nghiệp bởi việc khai thác thông tin từ những nguồn sẵn có, việc thu thập và xử lý thông tin đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao độ chính xác và tăng độ tin cậy của nguồn thông tin. Hệ thống máy tính, trung tâm lưu trữ thông tin, các phần mềm quản lý, phân tích và đánh giá thông tin là những yếu tố kĩ thuật phục vụ cho công tác phân tích cần được đầu tư, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu phân tích. Ngược lại, cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho công tác phân tích nghèo nàn, lạc hậu, thiếu các chương trình tính toán phân tích hiệu quả sẽ làm cho quá trình phân tích thông tin mất nhiều thời gian hơn và có thể gây ra những nhầm lẫn, sai sót không đáng có, ảnh hưởng đến chất lượng phân tích.
1.3.1.5MÔ hình hoạt động tín dụng của NHTM
Mô hình hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. Việc thiết kế mô hình và phân cấp quản lý cũng tác động làm cho quá trình phân tích diễn ra nhanh hay chậm và sự chuyên môn hoá trong mô hình tín dụng cũng ảnh hưởng đến chất lượng phân tích. Mô hình có sự chuyên môn hoá sẽ đảm bảo việc phân tích được tốt hơn do đã có tích lũy thông tin và có những kinh nghiệm nhất định trong việc phân tích các doanh nghiệp đã được phân loại để đánh giá và quản lý. Ngoài ra sự phối kết hợp giữa các phòng ban chức năng trong mô hình cũng có tác dụng nhất định, bởi vừa có tác dụng kiểm tra chéo lẫn nhau vừa có tác dụng cung cấp bổ sung những thông
tin cần thiết giúp cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp được hoàn thiện hơn. Một ngân hàng không có mô hình hoạt động tín dụng cụ thể được phân cấp rõ ràng sẽ là một thiếu sót khá lớn, ảnh hưởng nhiều đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.3.2 Các nhân tố khách quan
1.3.2.1 Chất lượng thông tin được sử dụng để phân tích
Chất lượng thông tin được sử dụng để phân tích là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến các kết quả phân tích bởi đây là yếu tố đầu vào để các cán bộ phân tích tiến hành phân tích và đưa ra những nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chất lượng của thông tin được sử dụng được xác định bởi tính chính xác, đầy đủ và tính thời sự (đúng thời điểm) của thông tin. Thông tin không chính xác sẽ làm cho kết quả phân tích bị sai lệch hoàn toàn với thực tế, gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng. Thông tin không đầy đủ sẽ làm cho quá trình phân tích bị ảnh hưởng và không thể đưa ra được kết luận trong khi thông tin không được cập nhật sẽ ảnh hưởng đến dự đoán của ngân hàng. Nếu như doanh nghiệp hoạt động theo chiều hướng không tốt mà ngân hàng có được thông tin về vấn đề này thì sẽ hạn chế được rủi ro cho ngân hàng vì đó sẽ là yếu tố hạn chế ngân hàng cho vay.Như vậy có thể thấy nguồn thông tin chính xác và kịp thời đóng một vai trò then chốt trong quá trình phân tích.
Chất lượng của nguồn thông tin hiện nay các ngân hàng dùng để phân tích phụ thuộc nhiều vào các thông tin trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cung cấp nguồn thông tin cho ngân hàng với mục đích xin được tài trợ dự án, xin được cấp vốn kinh doanh nên thường điều chỉnh các số liệu để làm cho các báo cáo phản ánh về tình hình của công ty tốt hơn so với thực tế. Do vậy, các ngân hàng khi tiếp cận nguồn thông tin này nên có một sự thận trọng nhất định. Hiện chỉ có các báo cáo của các doanh nghiệp được kiểm toán là tương đối tin cậy, các báo cáo chưa qua kiểm toán cần được ngân hàng xem xét cẩn thận trước khi sử dụng. Thực tế, có không ít các doanh nghiệp che dấu được những khó khăn của mình để có thể vay vốn. Đây là một thực trạng đáng lo ngại bởi nó mang lại rủi ro
cho ngân hàng. Những quyết định cho vay trong trường hợp đó phản ảnh chất lượng phân tích tài chính còn chưa tốt.
Ngoài nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, ngân hàng còn sử dụng thêm nhiều nguồn thông tin khác như thông tin từ các đối tác, các ngân hàng cùng hệ thống hay nguồn thông tin do ngân hàng lưu trữ. Đây là nguồn thông tin được sử dụng làm cơ sở để ngân hàng đối chiếu lại khi có các kết quả phân tích từ nguồn thông tin mà doanh nghiệp cung cấp. Mục tiêu của việc khai thác nguồn thông tin lưu trữ và mua lại này là làm cho kết quả phân tích được chính xác và chắc chắn hơn, phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng hiệu quả hơn.Tuy nhiên việc lưu trữ thông tin cần phải được tiến hành một cách cẩn thận vì nếu nguồn tin được lưu trữ không đầy đủ và thiếu chính xác sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định cấp tín dụng và uy tín của ngân hàng.
1.3.2.2. Các chính sách của nhà nước liên quan đến việc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp
Các chính sách của nhà nước liên quan đến việc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp. Các chính sách về chế độ báo cáo, thông tin báo cáo, mẫu biểu và kỳ lập báo cáo là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân tích. Các báo cáo được yêu cầu càng chi tiết, cụ thể với những thông tin rõ ràng sẽ giúp ngân hàng dễ dàng và thuận lợi hơn trong quá trình phân tích và các báo cáo như vậy thường có tính minh bạch cao nên đáng tin cậy cho ngân hàng sử dụng. Nếu các chính sách không có những yêu cầu rõ ràng, cụ thể và quy chuẩn thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng do mỗi doanh nghiệp sẽ sử dụng một loại biểu mẫu khác nhau, cách đưa thông tin cũng khác nhau nên sẽ thiếu sự đồng nhất và gây khó khăn cho quá trình phân tích do mất công thu thập và xử lý thông tin.
1.3.2.3. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại
Ngày này các ngân hàng thương mại càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc chiếm lĩnh thị trường. Sự cạnh tranh này buộc các ngân hàng giảm các thủ tục,
thời gian trong việc phân tích và điều này làm cho công tác thẩm định tài chính của các cán bộ tín dụng ngân hàng đôi khi không đầy đủ và thực sự chính xác.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 2.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam - CN Hoàn Kiếm
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển
Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất và lâu đời nhất ở Việt Nam. Qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập ngày 26-4-1957 theo Nghị Định số 177/TTG của Thủ tướng Chính phủ - được thành lập trực thuộc bộ tài chính. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Đến ngày 26/4/1981 ngân hàng được đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là: cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước. Đến ngày 14/11/1990, Hội đồng bộ trưởng đã ký quyết định số 401 - CP về việc chuyển ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhiệm vụ cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển, kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp đầu tư phát triển.
- Tên đầy đủ là: Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam (viết tắt: BIDV)
- Tên giao dịch quốc tế: Bank for investment and Development of Viet Nam
STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2010 Thực hiện 2011 Tăng trường so với 2010 Tăng trường (%) KH 2011 Tỷ lệ hoàn thành KHKD 2011
2.1.2Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Hoàn Kiếm
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 27/5/2010, Chủ tịch HĐQT BIDV đã ký quyết định số 469/QĐ-HĐQT về việc mở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/07/2010.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm đặt trụ sở chính tại số 194 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đây là chi nhánh thứ 109 của hệ thống BIDV và là chi nhánh thứ 20 của BIDV trên địa bàn Hà Nội
Chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm ra đời trên cơ sở nâng cấp từ Phòng giao dịch 1 và phòng Giao dịch 3 của Chi nhánh Sở Giao dịch I với quy mô tổng tài sản 2.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 675 tỷ đồng và số cán bộ ban đầu là 106 người.
Chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm hoạt động theo mô hình chi nhánh hỗn hợp với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng và tiện ích cao cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính, quản lý, công nghệ và trình độ cán bộ trong hệ thống.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hoàn Kiếm có chức năng, nhiệm vụ thực hiện hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo Luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, theo Quy chế tổ chức hoạt động của Chi nhánh và theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc NHĐT&PTVN.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của BIDVchi nhánh Hoàn Kiếm
Theo cách phân chia tổ chức thành các bộ phận, BIDV Hoàn Kiếm được tổ chức theo cơ cấu chức năng, gồm: 10phòng/tổ và một quỹ tiết kiệm, thực hiện các chức năng nhiệm vụ cụ thể, có mối liên hệ chặt chẽ, hợp tác với nhau trong việc hướng tới thực hiện mục tiêu chung của toàn chi nhánh và của cả hệ thống NHĐT&PT
39
Đứng đầu mỗi phòng/tổ là các trưởng phòng/tổ trưởng, có trách nhiệm quản lý trực tiếp trong lĩnh vực mình phụ trách, đồng thời tham mưu, đề xuất ý kiến lên Ban Giám đốc các chính sách, biện pháp cho hoạt động của bộ phận mình.
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng BIDV chi nhánh Hoàn Kiếm
Ban giám đô'c
Khôi trực thuộc
Khôi quan hệ
khách hàng Khôi quản lýrủi ro
Khôi tác nghiệp Khôi quán lý nội bộ Các phòng