triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2.1 Quy trình thực hiện cấp tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam — Chi nhánh Hoàn Kiếm Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Hoàn Kiếm
2.2.1.1BỘ phận tham gia quá trình cấp tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
Theo mô hình hiện tại của BIDV, tại Chi nhánh có 2 bộ phận tham gia vào quá trình cấp tín dụng doanh nghiệp và Bộ phận Quan hệ khách hàng và Bộ phận Quản lý rủi ro.
- Bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH): Là bộ phận trực tiếp tiếp thị, nhận hồ sơ của khách hàng; là bộ phận thực hiện thẩm định toàn diện khách hàng, lập báo cáo đề xuất tín dụng.
- Bộ phận Quản lý rủi ro (QLRR): Trên cơ sở hồ sơ, báo cáo đề xuất của bộ phận QHKH chuyển qua, thực hiện thẩm định lại (tái thẩm định) khách hàng, chú trọng đến mặt phòng ngừa rủi ro cho Ngân hàng.
2.2.1.2.Quy trình thực hiện cấp tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hoàn Kiếm:
Bước 1: Tiếp thị và nhận hồ sơ:
Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ Khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, Cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ tín dụng gồm:
V Giấy đề nghị tín dụng: Đề nghị vay vốn/bảo lãnh theo hạn mức hoặc theo món (01 bản gốc);
S Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng;
S Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng;
S Hồ sơ đảm bảo tiền vay/nghĩa vụ bảo lãnh.
Khi tiếp nhận Hồ sơ, Cán bộ QHKH lập Phiếu tiếp nhận hồ sơ
Bước 2: Đánh giá, phân tích và lập Báo cáo đề xuất tín dụng:
Căn cứ Hồ sơ tín dụng của Khách hàng, Cán bộ QHKH thực hiện nghiên cứu, đánh giá, phân tích theo những nội dung sau:
- Đánh giá chung về khách hàng.
- Về tình hình tài chính của khách hàng.
- Chấm điểm tín dụng khách hàng (thực hiện theo Hướng dẫn của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) để áp dụng chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Ngoài ra, Chi nhánh tham khảo thêm thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng để đánh giá khách hàng.
- Phân tích, đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.
- Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiện hành của BIDV.
- Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: +Rủi ro khách quan
+Rủi ro xuất phát từ chủ quan của khách hàng. +Rủi ro xuất phát từ BIDV.
+ Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của khách hàng. + Các biện pháp phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.
- Lập báo cáo đề xuất tín dụng:
Cán bộ QHKH sau khi đánh giá, phân tích Hồ sơ tín dụng của khách hàng lập Báo cáo đề xuất tín dụng:
Báo cáo đề xuất tín dụng kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng QHKH/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án/Lãnh đạo Phòng Giao dịch.
Lãnh đạo Phòng QHKH thực hiện kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất, ký kiểm soát và trình PGĐ QHKH. Đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền của PGĐ QHKH, PGĐ QHKH trực tiếp phê duyệt trên đề xuất của bộ phận QHKH. Trường hợp khoản vay vượt quyền phán quyết, Báo cáo đề xuất tín dụng được PGĐ phê duyệt đồng ý, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển tiếp cho Bộ phận QLRR để thẩm định rủi ro.
Bước 4: Thẩm định rủi ro
Cán bộ quản lý rủi ro thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cho vay và lập Báo cáo thẩm định rủi ro trên cơ sở thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, các thông tin phi tài chính khác của khách hàng trình lãnh đạo phòng kiểm soát.
Bước 5: Phê duyệt cấp tín dụng
Trên cơ sở Đề xuất cho vay và Báo cáo thẩm định rủi ro, các cấp có thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với khách hàng.
Bước 6. Thương thảo các điều kiện cho vay với Khách hàng
Sau khi khoản vay được phê duyệt, cán bộ QHKH thương thảo các điều kiện cho vay với khách hàng. Trong trường hợp khách hàng đồng ý các điều kiện cho vay của ngân hàng, ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng cho vay.
Bước 7. Nhập dữ liệu vào hệ thống SIBS
Sau khi nhận được hợp đồng tín dụng và các hồ sơ liên quan, cán bộ quản trị tín dụng kiểm tra hồ sơ và các điều kiện giải ngân, nếu đủ điều kiện giải ngân, thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống SIBS và thực hiện giải ngân cho khách hàng.
Bước 8. Kiểm tra sau khi cho vay
Cán bộ QHKH thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Định kỳ hàng quý đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng để ngân hàng có ứng xử phù hợp khi có biến động bất lợi xảy ra.
Khi khoản vay đến hạn, cán bộ QHKH thực hiện thu nợ. Trường hợp khách hàng không có tiền trả nợ, ngân hàng có một trong các ứng xử sau: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nợ quá hạn, phát mại tài sản thu hồi nợ, ...
Như vậy có thể thấy phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn trước khi cho vay mà được tiến hành xuyên suốt quá trình từ khi lập báo cáo đề xuất cấp tín dụng đến khi tất toán khoản vay. Tuy nhiên việc phân tích tài chính doanh nghiệp được tập trung ở bước 2 (đề xuất cho vay), bước 3 (thẩm định rủi ro) và bước 7 (giám sát khoản vay, khách hàng vay). Tại bước thứ hai, trên cơ sở thông tin thu thập được, cán bộ QHKH phân tích tài chính khách hàng, kết hợp với việc phân tích các thông tin phi tài chính, cán bộ QHKH quyết định lập đề xuất cho vay/không cho vay đối với khách hàng. Tại bước này, phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng nhất vì nó là khâu đầu tiên quyết định cho vay đối với khách hàng. Trên cơ sở báo cáo đề xuất của phòng QHKH, phòng QLRR thực hiện thẩm định tài chính khách hàng, đây là bước đóng vai trò quan trọng vì nó hạn chế được rủi ro đối với việc cho khách hàng vay. Sau khi giải ngân, phân tích tài chính vẫn được thực hiện để giám sát khách hàng vay, phát hiện những dấu hiệu bất thường về tình hình tài chính khách hàng để ngân hàng có những ứng xử phù hợp.