Loạn thần và mê sảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIẾN THỨC,THỰC HÀNH và MONG MUỐN điều TRỊ MA túy TỔNG hợp ở BỆNH NHÂN điều TRỊ METHADONE có sử DỤNG MA túy TỔNG hợp tại hà nội năm 2018 (Trang 25)

Mê sảng sau khi nhiễm độc methamphetamine là rất phổ biến. Loạn thần thường hay diễn ra ở những người sử dụng methamphetamine thường xuyên. Theo báo cáo tỷ lệ loạn thần được ước tính cao hơn gấp 11 lần ở những người dùng ATS so với trong nhóm dân cư chung, và 23% những người sử dụng ATS thường xuyên có các triệu chứng loạn thần trong vòng một năm.

Mê sảng và loạn thần do methamphetamine thường biến mất sau khi các tác dụng cấp tính của loại ma túy này lắng xuống, sau khi ngừng sử dụng methamphetamine, và sau khi ngủ. Thời gian để hồi phục thường kéo dài từ một vài giờ hoặc đôi khi là một vài ngày.

Đặc điểm của tình trạng loạn thần do methamphetamine có thể bao gồm ảo giác hoặc ảo tưởng nghiêm trọng. Ảo tưởng về sự vĩ đại hoặc hoang tưởng có thể xảy ra và ảo giác thính giác, thị giác hay xúc giác cũng có mối liên hệ với loạn thần do methamphetamine [10].

1.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MONG MUỐN CAN THIỆP LẠM DỤNG ATS

Hiện tại, chưa có thuốc nào được chứng minh có hiệu quả điều trị hoặc được phê chuẩn để điều trị giúp từ bỏ methamphetamine. Một nghiên cứu về hiệu quả của can thiệp tư vấn xã hội trong vấn đề nghiện chất cho thấy phương pháp này có hiệu quả trung bình và 1/3 bệnh nhân từ bỏ được ma túy. Các thống

kê này cũng tương tự như hiệu quả điều trị chung bệnh lý tâm thần. Vì vậy, can thiệp tâm lý xã hội là phương pháp chính trong điều trị methamphetamine, động viên người bệnh tự thay đổi chính mình, đạt được kỹ năng cơ bản, và tham gia cuộc sống bình thường không ma túy [26].

Trên Thế giới đã có một số nghiên cứu triển khai để tìm hiểu mức độ sẵn sàng tham gia vào các chương trình điều trị nghiện chất và các yếu tố liên quan. Theo kết quả của một nghiên cứu được tiến hành tại Vancouver - Canada năm 2013, trong số 1.020 sử dụng ma túy được hỏi liệu họ có sẵn sàng tham gia vào một thử nghiệm điều trị nghiện hay không. Kết quả cho thấy có khoảng 58,3% cho thấy sự sẵn sàng tham gia. Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy hoạt động tình dục và sử dụng ma túy có nguy cơ cao có liên quan tích cực với sự sẵn sàng tham gia điều trị. Ngoài ra còn một số các yếu tố khác liên quan đến việc sẵn sàng tham gia thử nghiệm điều trị bao gồm: hút thuốc lá hàng ngày (AOR = 1,81; KTC 95%: 1,23 - 2,66); HIV dương tính (AOR = 1,49; 95% CI: 1,15 - 1,94); và tham gia điều trị duy trì bằng methadone (AOR = 1,77; KTC 95%: 1,37-2,30) [34].

Theo một điều tra cắt ngang trên những người tiêm chích ma túy được tiến hành tại Pháp năm 2017 về sự sẵn sàng tham gia điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng việc tiêm Buprenorphine. Kết quả cho thấy 83% đối tượng sẵn sàng nhận được điều trị buprenorphine và các yếu tố liên quan đến sự sẵn sàng là: hơn 5 biến chứng liên quan đến tiêm, tiêm buprenorphine thường xuyên, không dùng quá liều và hoàn thành bản câu hỏi khảo sát trực tuyến. [35]

Theo kết quả của một nghiên cứu khác tìm hiểu sự sẵn sàng tham gia thử nghiệm heroin trong một nhóm thuần chủng người Mỹ gốc Bắc Mỹ thực hiện năm 2005, cho thấy tần suất tiêm heroin cường độ cao, các hành vi nguy cơ cao

khác và đặc biệt phổ biến ở những người không thể giảm đáng kể việc tiêm chích trong khi điều trị methadone của họ có liên quan đến sẵn sàng tham gia thử nghiệm heroin [36].

Các yếu tố cá nhân và xã hội cũng có mối liên quan mật thiết tới việc tham gia điều trị nghiện chất. Trong một nghiên cứu tiến hành trên những người tiêm chích ma túy và không tiêm chích ma túy (2002-2004) tại Baltimore. Các phân tích cho thấy so với những người không có kế hoạch dừng sử dụng ma túy và không có bạn bè khuyến khích họ tham gia điều trị thì những người có dự định ngừng sử dụng ma túy hoặc bạn bè khuyến khích điều trị có nhiều khả năng tham điều trị hơn. Hơn nữa, so với những người không có vấn đề với việc sử dụng ma túy và không có bạn bè nào khuyến khích họ tham gia điều trị, những người có mức độ nghiêm trọng với ma túy hoặc bạn bè khuyến khích điều trị có nhiều khả năng duy trì điều trị methadone. Ảnh hưởng của bạn bè có thể có tác dụng tạo lên cơ hội hồi phục thành công cao hơn cho người tham gia điều trị. [37]

Các rào cản tâm lý xã hội/nội tại trong việc tiếp cận điều trị methamphetamine được phát hiện phổ biến nhất trong các nghiên cứu. Kết quả của một nghiên cứu phân tích gộp khẳng định bốn rào cản thường được xác nhận nhất để tiếp cận điều trị: Cảm thấy xấu hổ hoặc bị kỳ thị (60%, 95% CI: 54-67%); có niềm tin rằng điều trị là không cần thiết (59%, 95% CI: 54-65%); muốn tự điều trị một mình mà không cần hỗ trợ (55%, CI 95%: 45-65); và các mối quan tâm về quyền riêng tư (51%, CI 95%: 44-59%) [38].

Đối với những người lạm dụng chất tuổi vị thành niên việc nhận thức những yếu tố liên quan đến các hậu quả tiêu cực khác nhau của việc sử dụng chất có khả năng liên quan đến động lực tham gia điều trị, trong khi mức độ nghiêm trọng của việc sử dụng chất này thì không liên quan [39].

Yếu tố giới tính đối với động lực tham gia vào điều trị nghiện chất cũng được đề cập đến trong nghiên cứu của Taylor (2017) nhưng kết quả cho thấy yếu tố giới tính không liên quan tới động lực tham gia điều tri nghiện chất của bệnh nhân [40].

Khung lý thuyết nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến mong muốn can thiệp lạm dụng ATS

Mong muốn can thiệp lạm dụng ATS Tình trạng hôn nhân Có sử dụng ATS trong 90 ngày qua Mức độ hỗ trợ của người thân/bạn bè trong điều trị nghiện Có sử dụng rượu/bia trong 30 ngày qua Mức độ nguy cơ sử dụng ATS theo thang ASSIST Có sử dụng heroin trong tháng qua Tuổi Kỳ thị liên quan đến điều trị Methadone Giới tính

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng tham gia nghiên cứu

Bệnh nhân đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone (Điều trị Methadone) tại cơ sở điều trị tại Hà Nội được chọn.

2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Từ 18 tuổi trở lên.

- Có kết quả dương tính với xét nghiệm nước tiểu dương tính với methamphetamine, và/hoặc thuốc lắc (MDMA) hoặc có mức độ sử dụng amphetamine và/hoặc thuốc lắc (MDMA) từ nguy cơ trung bình trở lên theo thang sàng lọc ASSIST (trong 30 ngày qua).

- Đồng ý, tự nguyện tham gia nghiên cứu.

2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

- Những đối tượng không đủ sức khỏe để tham gia nghiên cứu. - Những đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang.

2.3. Cỡ mẫu nghiên cứu

- p = 58% ( Lấy theo tỉ lệ sẵn sàng tham gia và các chương trình điều trị nghiện chất theo kết quả của một nghiên cứu được tiến hành tại Vancouver - Canada năm 2013 tìm hiểu mức độ sẵn sàng và các yếu tố liên quan)[34].

- d = 0,05

- Hằng số của phân bố chuẩn Z = 1,96 ở mức xác suất α =0,05.

Cỡ mẫu nghiên cứu tính được sẽ khoảng: n = 400. Với ước tính tỷ lệ sử dụng ATS = 30-35% và có khoảng 5-10% từ chối tham gia nghiên cứu nên cần phải tiến hành sàng lọc ASSIST và xét nghiệm nước tiểu ít nhất 1.600 bệnh nhân đang tham gia điều trị Methadone tại Hà Nội.

Các bệnh nhân được lựa chọn tham gia nghiên cứu khi có kết quả xét nghiệm dương tính với xét nghiệm nước tiểu tình trạng sử dụng chất (bao gồm: morphine, methamphetamine, cần sa, và thuốc lắc) hoặc có mức độ sử dụng từ nguy cơ trung bình trở lên theo thang sàng lọc ASSIST và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tuy nhiên theo quy định tại Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 [8] khi các bệnh nhân đang tham gia điều trị Methadone mà có kết quả xét nghiện dương tình với ma túy thì sẽ bị buộc dừng điều trị, chính vì vậy để giúp các cở sở điều trị có thể ứng phó với trường hợp bệnh nhân sử dụng ma túy tổng hợp như vậy nghiên cứu sẽ ưu tiên lựa chọn các bệnh nhân có xét nghiệm nước tiểu dương tính với ma túy tổng hợp vào nghiên cứu.

2.4. Quy trình chọn mẫu

Cỡ mẫu đối tượng nghiên cứu cắt ngang là 428 bệnh nhân tham gia điều trị Methadone tại 05 cơ sở điều trị Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai. Việc lựa chọn 428 đối tượng tham gia nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau (các bước được tiến hành đồng thời tại các cơ sở điều trị đến khi nào đủ 428 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn):

- Bước 1: Tiếp đón, vận động bệnh nhân tham gia nghiên cứu:

Khoảng 2.341 bệnh nhân tham gia nghiên cứu được thực hiện bởi các nhân viên thuộc bộ phận tiếp đón tại các cở sở điều trị tiến hành tiếp đón, vận động bệnh nhân tham gia nghiên cứu khi họ đến uống thuốc Methadone hàng ngày.

- Bước 2: Thỏa thuận tham gia nghiên cứu và tiến hành xét nghiệm nước tiểu và sàng lọc ASSIST:

Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu từ Bước 1 sẽ được gặp các nhân viên thuộc một số Tổ chức dân sự - Xã hội tại Hà Nội và được thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu. Khi họ đồng ý và ký thỏa thuận tham gia nghiên cứu sẽ được tiến hành sàng lọc bằng thang ASSIST và thực hiện xét nghiện nước tiểu bằng test 4 chân với 4 chất: cần sa, thuốc lắc, methamphetamine và chất dạng thuốc phiện.

- Bước 3: Sử dụng bộ câu hỏi tiến hành phỏng vấn các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu từ Bước 2 đến khi nào đủ 428 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn.

2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.5.1. Thời gian nghiên cứu 2.5.1. Thời gian nghiên cứu

- Thu thập số liệu sẽ được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2018 tại 04 cơ sở điều trị methadone tại Hà Nội, bao gồm: Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai.

- Nhập và phân tích số liệu sẽ được tiến hành từ tháng 12/2018 đến tháng 2/2019.

2.5.2. Địa điểm nghiên cứu

Thành phố Hà Nội là một trong những thành phố lớn nhất nhất nước, tình hình ma túy và dịch HIV/AIDS luôn là vấn đề y tế xã hội được quan tâm. Cũng như tình hình dịch HIV trên toàn quốc, đa số người nhiễm HIV/AIDS ở lứa tuổi trẻ, số nhiễm HIV/AIDS trong nhóm tuổi từ 25-49 là 76,3% [41].

Đối phó với tình hình nghiện chích ma túy và lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn, một trong những biện pháp quan trọng đã được Hà Nội triển khai là chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Theo báo cáo gần đây. Tính đến 31/12/2017, toàn Thành phố hiện có 18 cơ sở điều trị Methadone (16 cơ sở thuộc ngành y tế quản lý, 02 cơ sở thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội quản lý) đang điều trị cho 4.871 bệnh nhân [41].

Nghiên cứu được tiến hành tại 05 cơ sở điều trị Methadone được chủ đích lựa chọn tại Hà Nội bao gồm: Tây Hồ (đang điều trị 360 bệnh nhân), Nam Từ Liêm (đang điều trị 420 bệnh nhân), Đống Đa (đang điều trị 531 bệnh nhân), Hai Bà Trưng (đang điều trị 608 bệnh nhân), Hoàng Mai (đang điều trị 442 bệnh nhân). Các cơ sở được lựa chọn là các cơ sở đã triển khai điều trị trong nhiều năm và có nhiều bệnh nhân nhất trên địa bàn Hà Nội, tổng số có khoảng 2.341 bênh nhân.

2.6. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu

2.6.1. Thông tin nhân khẩu - xã hội và việc sử dụng chất gây nghiện

- Đặc điểm nhân khẩu - xã hội: Giới tính, tuổi, dân tộc, tôn giáo, tình

trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng việc làm, thu nhập, mối quan hệ với gia đình, số năm điều trị methadone.

- Tiền sử sử dụng chất gây nghiện: mong muốn giảm sử dụng rượu/bia,

triệu chứng liên quan đến rượu/bia, mức độ sử dụng rượu/bia...; mong muốn giảm sử dụng heroin, triệu chứng liên quan đến heroin, mức độ sử dụng heroin;

2.6.2. Mục tiêu 1: Mô tả thực hành sử dụng ATS và mong muốn can thiệp lạm dụng ATS của các bệnh nhân methadone tại thành phố Hà Nội năm 2018

- Thực trạng sử dụng ATS: tuổi bắt đầu biết đến, tác dụng của ma túy

tổng hợp khi sử dụng, tuổi bắt sử dụng, lý do sử dụng, hình thức sử dụng, sử dụng chung với chất khác, tần suất sử dụng, hành vi nguy cơ sau khi sử dụng.

- Mong muốn can thiệp lạm dụng ATS: Mong muốn tham gia các hình thực sang lọc để can thiệp lạm dụng ATS.

2.6.3. Mục tiêu 2: Mô tả các yếu tố liên quan đến mong muốn can thiệp lạm dụng ATS của các bệnh nhân methadone tại thành phố Hà Nội năm 2018

- Tuổi; - Giới tính;

- Trình độ học vấn; - Tình trạng hôn nhân; - Hiện tại sống cùng với ai; - Thu nhập bình quân/06 tháng; - Có thẻ bảo hiểm y tế hay không; - Sử dụng rượu/bia trong 30 ngày qua; - Sử dụng heroin trong 30 ngày qua; - Số năm sử dụng heroin;

- Số năm sử dụng methamphetamine; - Tình trạng nhiễm HIV;

- Sức khỏe tâm thần;

- Kì thị liên quan đến điều trị methadone; - Số năm tham gia điều trị methadone;

- Mức độ nguy cơ sử dụng ATS theo thang ASSIST; - Tần suất sử dụng rượu/bia trong 30 ngày qua;

- Sử dụng heroin trong tháng qua;

- Kì thị liên quan đến điều trị Methadone.

2.7. Các biến số nghiên cứu (Phụ lục I) 2.8. Phương pháp thu thập số liệu 2.8. Phương pháp thu thập số liệu

2.8.1. Kỹ thuật và bộ công cụ thu thập số liệu

Số liệu được thu thập thông phỏng vấn qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn dựa vào câu hỏi của một số nghiên cứu liên quan đến chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và được chỉnh sửa cho phù hợp với nghiên cứu.

Nghiên cứu đã sử dụng bộ câu hỏi sàng lọc sử dụng ma túy (ASSIST Phiên bản 2.0) được Viện nghiên cứu về sử dụng nghiện chất, Hoa Kỳ (NIDA) thiết kế gồm 10 câu hỏi, chỉ quan tâm tới việc sử dụng ma túy từ trước đến nay và trong 3 tháng qua. Các loại ma túy được sàng lọc bao gồm amphetamine và ma túy gây ảo giác. Mỗi câu đều bao gồm 5 mức độ sử dụng từ không lần nào đến hầu như hàng ngày. Khoảng điểm đánh giá nguy cơ từ 0 đến 27+. Nguy cơ thấp 0-3 điểm, nguy cơ trung bình 4-26 điểm và nguy cơ cao: trên 27 điểm.

2.8.2. Nghiên cứu viên, giám sát viên

Nghiên cứu viên được tập huấn kỹ về nội dung và yêu cầu của nghiên cứu, các kỹ năng tiếp cận, tư vấn, kỹ năng phỏng vấn để đảm bảo độ chính xác cao.

Giám sát viên là nghiên cứu viên. Nghiên cứu viên cũng tham gia vào quá trình nghiên cứu, hỗ trợ giải quyết các khó khăn trong quá trình thu thập số liệu.

2.9. Quy trình thu thập số liệu

Phỏng vấn trực tiếp người bệnh đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone đến uống thuốc hàng ngày tại các cơ sở điều trị methadone được lựa chọn cho đến khi đủ cỡ mẫu ước tính là 428 người. Trước khi phỏng vấn nghiên cứu viên giới thiệu mục đích của nghiên cứu, đảm bảo thông tin bảo mật cho người bệnh. Cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 30 - 45 phút, người được phỏng vấn có thể có thế từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIẾN THỨC,THỰC HÀNH và MONG MUỐN điều TRỊ MA túy TỔNG hợp ở BỆNH NHÂN điều TRỊ METHADONE có sử DỤNG MA túy TỔNG hợp tại hà nội năm 2018 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)