Mục tiêu 2: Mô tả các yếu tố liên quan đến mong muốn điều trị lạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIẾN THỨC,THỰC HÀNH và MONG MUỐN điều TRỊ MA túy TỔNG hợp ở BỆNH NHÂN điều TRỊ METHADONE có sử DỤNG MA túy TỔNG hợp tại hà nội năm 2018 (Trang 57)

dụng ATS của các bệnh nhân điều trị methadone tại thành phố Hà Nội năm 2018.

Biểu đồ 3. 7. Mô tả mong muốn của bệnh nhân về phương thức sàng lọc để điều trị lạm dụng ATS

Nhận xét:

Chỉ có 5,4% đối tượng được phỏng vấn không mong muốn sàng lọc và can thiệp, 30,8% các đối tượng muốn sàng lọc trực tiếp, 18,9% đối tượng mong muốn được thực hiện sàng lọc gián tiếp (thông qua điện thoại, tin nhắn hoặc phiếu tự trả lời). Có tới 44,9% các đối tượng mong muốn cả 2 hình thức sàng lọc trên. 132 (30.8%) 81 (18.9%) 192 (44.9%) 23 (5.4%) 0% 10% 20% 30% 40% 50%

Sàng lọc trực tiếp Sàng lọc gián tiếp* Cả hai phương thức Không mong muốn sàng lọc và can thiệp *Sàng lọc gián tiếp bao gồm thông qua điện thoại, tin nhắn hoặc phiếu tự trả lời

Biểu đồ 3. 8. Mô tả mong muốn của bệnh nhân về cán bộ y tế (CBYT) sàng lọc để điều trị ATS (trong số bệnh nhân mong muốn sàng lọc trực tiếp)

Nhận xét:

Kết quả cho thấy trong số các đối tượng có mong muốn được sàng lọc trực tiếp, có tới 89,2% các đối tượng nghiên cứu mong muốn được can thiệp bởi các cán bộ tại cơ sở điều trị methadone, 58,3% các đối tượng mong muốn được can thiệp bởi các cán bộ y tế tại phòng khám đa khoa và khoảng 58% các đối tượng mong muốn được can thiệp bởi các cán bộ xã hội. Đối với những người nhiễm HIV thì có 58% các đối tượng mong muốn được can thiệp bởi các cán bộ y tế tại các phòng khám ngoại trú. 89.2% 58.0% 58.3% 58.0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% CBYT tại MMT (n=324)

CBYT tại OPC (n=50)* CBYT tại phòng khám đa khoa (n=324) Cán bộ xã hội (n=324) *Trong số bệnh nhân tự báo cáo HIV dương tính

Bảng 3.17. Các yếu tố liên quan đến mong muốn điều trị lạm dụng ATS của các bệnh nhân methadone có sử dụng ATS

Biến số Mong muốn can thiệp trực tiếp

Mong muốn can thiệp bởi CBYT

MMT

Mong muốn can thiệp bởi CBYT phòng khám đa khoa OR 95% CI OR 95% CI OR 95% CI Tuổi <30 1 1 1 30 - <40 0,90 0,32 – 2,58 0,56 0,07 – 4,48 0,91 0,32 – 2,64 ≥40 1,05 0,36 – 3,03 0,49 0,06 – 3,92 0,70 0,24 – 2,03 Giới tính Nam 1 1 1 Nữ 1,96 0,43 – 8,91 0,22 0,06 – 0,77* 1,45 0,43 – 4,91 Trình độ học vấn Dưới THPT 1 1 1 Từ trên THPT 1,16 0,74 – 1,83 0,81 0,40 – 1,64 0,83 0,53 – 1,30 Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn 1 1 1 Độc thân 0,63 0,38 – 1,04 1,24 0,51 – 3,03 0,74 0,44 – 1,27

Biến số Mong muốn can thiệp trực tiếp

Mong muốn can thiệp bởi CBYT

MMT

Mong muốn can thiệp bởi CBYT phòng khám đa khoa OR 95% CI OR 95% CI OR 95% CI Ly dị/ly thân/góa 0,83 0,43 – 1,59 1,02 0,37 – 2,85 0,89 0,46 – 1,71 Hiện tại sống cùng Gia đình/bạn bè 1 1 1 Một mình 0,58 0,24 – 1,42 0,78 0,17 – 3,60 0,81 0,29 – 2,29 Thu nhập TB/tháng 6 tháng qua <5 triệu VNĐ/tháng 1 1 1 ≥5 triệu VNĐ/tháng 0,87 0,55 – 1,40 0,67 0,31 – 1,45 0,89 0,56 – 1,41 Thẻ bảo hiểm y tế Không 1 1 1 Có 1,11 0,71 – 1,73 0,79 0,39 – 1,62 1,01 0,65 – 1,57 Mức độ nguy cơ sử dụng ATS theo thang ASSIST Nguy cơ thấp 1 1 1

Nguy cơ trung bình

4,13 0,94 – 18,2 0,75 0,15 – 3,78

Biến số Mong muốn can thiệp trực tiếp

Mong muốn can thiệp bởi CBYT

MMT

Mong muốn can thiệp bởi CBYT phòng khám đa

khoa

OR 95% CI OR 95% CI OR 95% CI

Nguy cơ cao 0,96 0,61 – 1,52 0,38 0,16 – 0,87* 0,84 0,53 – 1,33 Sử dụng rượu bia 30 ngày qua Không 1 1 1 Có 2,00 1,26 – 3,17** 1,40 0,69 – 2,84 0,90 0,58 – 1,40 Số năm sử dụng heroin < 5 năm 1 1 1 5 – 10 năm 1,89 0,87 – 4,09 1,18 0,24 – 5,89 0,52 0,20 – 1,34 >10 năm 1,59 0,77 – 3,31 0,50 0,11 – 2,25 0,46 0,18 – 1,15 Số năm sử dụng methamphetamine < 5 năm 1 1 1 5 – 10 năm 0,64 0,38 – 1,09 1,15 0,48 – 2,76 1,10 0,67 – 1,83 >10 năm 0,59 0,31 – 1,11 0,42 0,17 – 1,02 1,28 0,67 – 2,44 Sử dụng heroin 30 ngày qua

Biến số Mong muốn can thiệp trực tiếp

Mong muốn can thiệp bởi CBYT

MMT

Mong muốn can thiệp bởi CBYT phòng khám đa khoa OR 95% CI OR 95% CI OR 95% CI Không 1 1 1 Có 1,06 0,65 – 1,73 2,12 0,84 – 5,28 0,79 0,49 – 1,28 Tình trạng nhiễm HIV

Âm tính/chưa biết 1 1 1

Dương tính 1,72 0,84 – 3,52 0,70 0,29 – 1,70 1,20 0,64 – 2,23 Sức khỏe tâm thần (range 0-6) 1,02 0,87 – 1,21 0,98 0,75 – 1,27 1,02 0,86 – 1,21 Kỳ thị liên quan điều trị methadone (biến liên tục) 0,97 0,94 – 1,01 1,00 0,95 – 1.06 0,98 0,95 – 1,02 Số năm điều trị methadone <1 năm 1 1 1 1-5 năm 0,97 0,59 – 1,60 0,99 0,42 – 2,32 0,86 0,51 – 1,44 >5 năm 1,20 0,56 – 2,55 0,55 0,19 – 1,60 0,39 0,19 – 0,80* ** p<0.005, * p<0.05 Nhận xét:

Các biến đầu ra sử dụng trong nghiên cứu này là mong muốn được can thiệp trực tiếp, mong muốn can thiệp bởi các cán bộ y tế tại cở sở methadone và mong muốn được can thiệp bởi các cán bộ y tế tại phòng khám đa khoa và một số biến độc lập được đưa vào mô hình hồi quy logitstic đơn biến để tìm hiểu các mối liên quan.

Kết quả cho thấy các yếu tố: Giới tính, mức độ nguy cơ theo thang đo ASSITS có ảnh hưởng tới mong muốn được can thiệp bởi cán bộ y tế tại các cơ sở điều trị methadone; Sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua có ảnh hưởng tới mong muốn được can thiệp trực tiếp; Số năm điều trị methadone ảnh hưởng tới mong muốn được can thiệp bởi các bán bộ y tế tại phòng khám đa khoa.

Bệnh nhân là nữ ít có mong muốn can thiệp bởi các cán bộ y tế tại cở sở methadone hơn các bệnh nhân là nam giới (OR=0,22; KTC 95%: 0,06-0,77). Các bệnh nhân đang điều trị methadone có mức độ lệ thuộc amphetamine cao theo thang đo ASSIST ít có mong muốn can thiệp bởi các cán bộ y tế tại cở sở methadone hơn các bệnh nhân có nguy cơ lệ thuộc thấp (OR=0,38; KTC 95%: 0,16-0,87).

Các bệnh nhân có sử dụng rượu/bia trong 30 ngày qua có mức độ mong muốn được can thiệp trực tiếp cao hơn so với các bệnh nhân không sử dụng (OR=2,00; KTC 95%: 1,26-3,17).

Các bệnh nhân có thời gian điều trị methadone từ 5 năm trở lên ít có mong muốn được can thiệp bởi các cán bộ y tế tại các phòng khám đa khoa hơn các bệnh nhân có thời gian điều trị dưới 01 năm (OR=0,39; KTC 95%: 0,19- 0,80).

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm chung

Các đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu thuộc độ tuổi từ 30 trở lên chiếm tới khoảng 95%. Độ tuổi này có xu hướng lớn tuổi hơn nhóm đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp trong nghiên cứu của Phạm Thị Đào và cộng sự (2015) (28,9 tuổi); và độ tuổi sử dụng ma túy tổng hợp tại Hà Nội (24 tuổi) cũng như các nhóm nguy cơ cao có sử dụng ATS như mại dâm (28 tuổi), nghiện ma tuý (26 tuổi) và MSM (23 tuổi) [42], [31]. Kết quả này khác với nghiên cứu của Trần Vũ Hoàng thực hiện năm 2013 khi cho thấy tuổi của đối tượng nghiên cứu trung bình là 30 tuổi (16,6 - 58) [43]. Kết quả này cũng khác so với khảo sát về ma túy ở Thái Lan năm năm 2014 cho thấy 81,4% người sử dụng ở lứa tuổi 15- 34 [26].

Trong các đối tượng tham gia nghiên cứu có tới khoảng 97% là nam giới. Nữ giới chiếm phần nhỏ chỉ khoảng hơn 3%. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả các nghiên cứu của Vũ Thị Thu Nga và cộng sự về thực trạng sử dụng ma túy tổng hợp trong các đối tượng nguy cơ cao [31]. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Đào với tỉ lệ nam giới sử dụng ma túy tổng hợp trong nghiên cứu này là 91,8% [42] và nghiên cứu cứu của Trần Vũ Hoàng (95% là nam giới) [43].

Các đối tượng chủ yếu là dân tộc kinh chỉ có một người duy duy nhất trong 428 người được phỏng vấn là không thuộc dân tộc kinh. Điều này có thể giải thích được bởi vì nghiên cứu được triển khai tại các quận nội thành tại thành phố Hà Nội. Khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh

Tâm thực hiện tại địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy Dân tộc Kinh chỉ chiếm hơn một nửa đối tượng nghiên cứu (58,7%) [44].

Có khoảng 59,6% số các đối tượng phỏng vấn có trình độ học vấn trên phổ thông trung học và 40,4% có trình độ dưới phổ thông trung học. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Anh và cộng sự. Trong nghiên cứu này trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên chiếm 60% [45]. Trong nghiên cứu của Phạm Thị Đào cũng cho thấy trong các đối tượng có tới 56,3% có trình độ từ phổ thông trung học trở lên, khá tương đồng với kết quả nghiên cứu [42]. Kết quả này cao hơn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Tâm năm 2015 có tới 56,2%, các đối tượng có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông [44] và trong nghiên cứu của Trần Vũ Hoàng có tới 56% đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn thành phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn [43].

Chỉ có khoảng 45,7% đối tượng tham gia nghiên cứu có công việc ổn định được trả lương còn 54,3% các đối tượng còn lại không có việc làm có thu nhập ổn định, thấp hơn kết quả của một nghiên cứu được tiến hành tại Đà Nẵng năm 2014 (29% đối tượng thất nghiệp) [42]. Tỉ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Vũ Hoàng khi chỉ có 11,3% đối tượng có nghề nghiệp ổn định [43].

Có khoảng trên 60% đối tượng có gia đình, 14% ly dị/ly thân/góa và có trên 25% các đối tượng đang sống độc thân. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Đào và cộng sự, tình trạng hôn nhân trong đối tượng nghiên cứu chủ yếu là đã kết hôn (44,7%) và độc thân (43%) [42] và cũng khác với các kết quả nghiên cứu từ những nhóm sử dụng ma túy tổng hợp ở Hà Nội, với 37% độc thân và 53% đã lập gia đình và cũng khác biệt với phát hiện là phần lớn đối tượng nguy cơ cao có sử dụng ma túy tổng hợp và nghiện chích ma tuý trước đây ở Đà Nẵng đều là độc thân [46], [31]. Kết quả khá tương đồng

với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Tâm năm 2015, có 59% bệnh nhân đang sống chung với vợ chồng, bạn tình [44]. Tỷ lệ độc thân trong nghiên cứu này thấp hơn nhiều so với nhóm sử dụng ma túy tổng hợp ở Hải Phòng (43,47%) và thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh (61,02%) trong nghiên cứu của Quốc gia về Đánh giá hiệu quả chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 [47] và thấp hơn nhiều so với tỉ lệ các đối tượng độc thân trong nghiên cứu của Hoàng Đình Cảnh (63,9%) [48].

Các đối tượng chủ yếu sống với người thân trong gia đình. Có khoảng 64% đối tượng đang sống cùng với bố và/mẹ, khoảng 60% đang sống với vợ/chồng và khoảng 64% đang chung sống với con, 21,5% số các đối tượng đang sống với anh, chị, em ruột. Chỉ có 3,27% người đang sống cùng bạn tình/người yêu, 0,7% người sống chung với bạn bè. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Đào và cộng sự (91,5% sống với gia đình, người thân), trong khi báo cáo ở với bạn tình, bạn bè chỉ là 3,1% [42]. Kết quả nghiên cứu của Trần Vũ Hoàng cũng cho thấy có 84,3% các đối tượng sống cùng bố mẹ hoặc anh/em. Nhưng chỉ có 36,8% sống chung với vợ/con [43].

Tuy nhiên chỉ có 96 người được những người chung sống cùng hỗ trợ trong quá trình điều trị methadone. Có tới 326 người (chiếm 77,25% trong số 422 người trả lời phỏng vấn) không có sự hỗ trợ trong quá trình điều trị methadone. Yếu tố này có thể làm tăng thêm mong muốn tham gia điều trị ATS trong các đối tượng nghiên cứu. Sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè ảnh hưởng tới mong muốn tham gia và hiệu quả điều trị ATS của bệnh nhân theo như kết quả được phát hiện từ nghiên cứu do Gyarmathy thực hiện năm 2008 tại Baltimore [37].

Có 54,33% các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế. Có khoảng 14,02% các đối tượng đang nhiễm HIV. Tỉ lệ nhiễm HIV thấp hơn nhiều so với tỉ lệ nhiễm của bệnh nhân trong nghiên cứu của Hoàng Đình Cảnh (28,4%) [48].

Có 86,67% các đối tượng tham gia nghiên cứu đang tham gia điều trị methadone được từ 5 năm trở xuống. Trong đó có 30% các đối tượng đang điều trị được dưới 1 năm và 56,67% đang điều trị từ 1-5 năm. Chỉ có 13,33% các đối tượng đã điều trị methadone được trên 5 năm. Như vậy các đối tượng tham gia nghiên cứu là các bệnh nhân đã có một thời gian nhất định tham gia chương trình điều trị nghiện chất. Chúng tôi giả định điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến mong muốn tham gia điều trị ATS của họ, nhất là khi các can thiệp này được thực hiện ngay tại các CSĐT methadone và các bệnh nhân sẽ có mong muốn được tiếp cận điều trị ATS bởi các cán bộ tại các cở sở điều trị methadone. Các đối tượng tự đánh giá mức độ cảm thấy bị kì thị khi tham gia điều trị mathadone với trung bình số điểm của thang đo là 24,98 với độ biến thiên là 6,12. Điểm này được tính trên thang đo có 9 biến thành phần, có khoảng dao động điểm từ 9-45 (rất không đồng ý - rất đồng ý). Kết quả cho thấy số điểm này ở mức gần vơi trung bình của thang đo (mức cảm thấy bình thường). Như vậy sự cảm thấy bị kỳ thị khi tham gia điều trị methadone của các bệnh nhân cũng không phải vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hướng đến kết quả điều trị của họ.

4.1.2. Tình trạng sử dụng chất gây nghiện

Trong nghiên cứu này cũng tiến hành tìm hiểu về tình trạng sử dụng chất gây nghiện của các đối tượng được phỏng vấn. Theo kết quả nghiên cứu trong 30 ngày qua có 73,83% số đối tượng được phỏng vấn có sử dụng rượu/bia và có 30,73% số đối tượng được phỏng vấn có sử dụng heroin. Việc sử dụng các chất gây nghiện có liên quan tới mong muốn điều trị ATS của người lạm dụng

[36]. Kết quả này có thể dẫn đến việc sử dụng chung rượu và heroin với các loại ATS. Điều này dẫn đến nhiều nguy cơ như đã được đề cập đến trong Hướng dẫn Quản lý các Rối loạn Sử dụng Methamphetamine tại Myanmar của WHO (2017) [10].

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số những người được phỏng vấn trả lời đã từng sử dụng rượu/bia có 64,52% không có mong muốn giảm mức độ sử dụng rượu/bia của mình xuống. Chỉ có 35,16% trong số họ có ý định này. Chỉ có 5,81% và 5,16% đối tượng được phỏng vấn mong muốn nhiều và rất mong muốn được hỗ trợ giảm mức độ sử dụng rượu bia của mình xuống. Như vậy có thể thấy rằng đa phần những bệnh nhân methadone đang sử dụng ATS và có sử dụng rượu/bia cho rằng việc sử dụng này không ảnh hưởng nhiều tới họ và họ có thể kiểm soát được việc sử dụng rượu/bia của bản thân.

Phần lớn các đối tượng (90,76%) có tiền sử sử dụng heroin từ 5 năm trở lên. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Tâm (33,3%), và kết quả nghiên cứu của Hoàng Đình Cảnh thực hiên tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh (82,7% sử dụng ma túy dưới 10 năm) [44], [14].

Trong số 412 người được phỏng vấn trả lời đã từng sử dụng heroin có 63,59% không mong muốn giảm mức độ sử dụng heroin của mình xuống. Chỉ có 35,44% trong số họ không có ý định này. Có 19,86% và 22,49% đối tượng được phỏng vấn mong muốn nhiều và rất mong muốn được hỗ trợ giảm mức độ sử dụng heroin của mình xuống. Như vậy đối với các bệnh nhân đang tham gia điều trị methadone họ vẫn còn sử dụng heroin ở một tỉ lệ nhất định. Kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIẾN THỨC,THỰC HÀNH và MONG MUỐN điều TRỊ MA túy TỔNG hợp ở BỆNH NHÂN điều TRỊ METHADONE có sử DỤNG MA túy TỔNG hợp tại hà nội năm 2018 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)