Các yếu tố liên quan đến mong muốn điều trị lạm dụng ATS của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIẾN THỨC,THỰC HÀNH và MONG MUỐN điều TRỊ MA túy TỔNG hợp ở BỆNH NHÂN điều TRỊ METHADONE có sử DỤNG MA túy TỔNG hợp tại hà nội năm 2018 (Trang 76 - 81)

bệnh nhân điều trị methadone có sử dụng ATS tại thành phố Hà Nội năm 2018

Hiện tại chưa có thuốc nào được chứng minh có hiệu quả điều trị hoặc được phê chuẩn để điều trị giúp từ bỏ methamphetamine. Trong điều trị methamphetamine can thiệp tâm lý xã hội là phương pháp chính, động viên người bệnh tự thay đổi chính mình, đạt được kỹ năng cơ bản, và tham gia cuộc sống bình thường không ma túy [26]. Vì vậy chúng tôi cho rằng mong muốn

tham gia điều trị của bệnh nhân sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định thành công của quá trình điều trị.

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu về mong muốn tham gia các liệu pháp can thiệp ATS của các bệnh nhân đang điều trị methadone có sử dụng ATS tại Hà Nội. Trong nghiên cứu này tìm hiểu về mong muốn tham gia các can thiệp ATS của các bệnh nhân methadone có sử dụng ATS dưới các hình thức can thiệp cụ thể chứ không chỉ nói tới mong muốn tham gia điều trị nói chung của các bệnh nhân, các hình thức cụ thể như: can thiệp trực tiếp can thiệp; Một số hình thức can thiệp trực tiếp được triển khai như: can thiệp bởi cán bộ y tế tại các cở sở điều trị methadone; can thiệp bởi các bán bộ y tế tại phòng khám đa khoa. Đây là những hình thức can thiệp có nhiều người trả lời có mong muốn được tiếp cận nhất. Có 30,8% người mong muốn được sàng lọc để tham gia vào điều trị trực tiếp và trong số đó có tới 89,2% các đối tượng nghiên cứu mong muốn được can thiệp bởi các cán bộ tại cơ sở điều trị methadone, 58,3% các đối tượng mong muốn được can thiệp bởi các cán bộ y tế tại phòng khám đa khoa.

Kết quả mô hình logistic đơn biến cho thấy các yếu tố: Giới tính, mức độ nguy cơ theo thang đo ASSITS, sử dụng rượu bia trong 30 ngày qua, số năm điều trị methadone ảnh hưởng tới mong muốn được tham gia các hình thức can thiệp ATS của bệnh nhân methadone.

Bệnh nhân là nữ ít có mong muốn can thiệp bởi các cán bộ y tế tại cở sở methadone hơn các bệnh nhân là nam giới (OR=0,22; KTC 95%: 0,06-0,77). Các bệnh nhân đang điều trị methadone có mức độ lệ thuộc amphetamine cao theo thang đo ASSIST ít có mong muốn can thiệp bởi các cán bộ y tế tại cở sở methadone hơn các bệnh nhân có nguy cơ lệ thuộc thấp (OR=0,38; KTC 95%: 0,16-0,87). Trong khi đó không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê

giữa yếu tố giới tính, mức độ lệ thuộc amphetamine cao theo thang đo ASSIST với việc tiếp cận can thiệp ATS qua can thiệp trực tiếp nói chung và mong muốn can thiệp bởi các cán bộ y tế tại phong khám đa khoa.

Các bệnh nhân có sử dụng rượu/bia trong 30 ngày qua có mức độ mong muốn được can thiệp trực tiếp cao hơn so với các bệnh nhân không sử dụng (OR=2,00; KTC 95%: 1,26-3,17). Nhưng không thấy sự liên quan tới mong muốn điều trị tại can thiệp bởi các cán bộ y tế tại cở sở methadone và bởi các cán bộ y tế tại phong khám đa khoa.

Các bệnh nhân có thời gian điều trị methadone từ 5 năm trở lên ít có mong muốn được can thiệp bởi các cán bộ y tế tại các phòng khám đa khoa hơn các bệnh nhân có thời gian điều trị dưới 01 năm (OR=0,39; KTC 95%: 0,19- 0,80). Nhưng không thấy sự liên quan của các bệnh nhân này tới mong muốn được can thiệp bởi các cán bộ y tế tại cở sở methadone.

Các phát hiện trên có nhiều điểm tương đồng với kết quả của nghiên cứu được tiến hành tại Vancouver - Canada năm 2013 cũng cho thấy sử dụng ma túy có nguy cơ cao có liên quan tích cực với sự sẵn sàng tham gia điều trị. Ngoài ra còn một số các yếu tố khác liên quan đến việc sẵn sàng tham gia thử nghiệm điều trị bao gồm: hút thuốc lá hàng ngày (AOR = 1,81; KTC 95%: 1,23 - 2,66); HIV dương tính (AOR = 1,49; 95% CI: 1,15 - 1,94); và tham gia điều trị duy trì bằng methadone (AOR = 1,77; KTC 95%: 1,37-2,30), tham gia điều trị duy trì bằng methadone cũng ảnh hưởng tới sự sẵn sàng tham gia điều trị của bệnh nhân [34]. Theo kết quả của một nghiên cứu khác tìm hiểu sự sẵn sàng tham gia thử nghiệm heroin trong một nhóm thuần chủng người Mỹ gốc Bắc Mỹ thực hiện năm 2005, cho thấy tần suất tiêm heroin cường độ cao, các hành vi nguy cơ cao khác và đặc biệt phổ biến ở những người không thể giảm đáng

kể việc tiêm chích trong khi điều trị methadone của họ có liên quan đến sẵn sàng tham gia thử nghiệm heroin [36].

Trong nghiên cứu này cho thấy yếu tố giới tính: Bệnh nhân là nữ ít có mong muốn can thiệp bởi các cán bộ y tế tại cở sở methadone hơn các bệnh nhân là nam giới (OR=0,22; KTC 95%: 0,06-0,77). Kết quả này khác với phát hiện Taylor (2017) khi yếu tố giới tính không liên quan tới động lực tham gia điều tri nghiện chất của bệnh nhân [40].

Tuy nhiên có nhiều yếu tố khác được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây ảnh hưởng đến mong muốn/sự sẵn sàng tham gia điều trị nghiện chất như: Sự hỗ trợ của người thân/bạn bè trong điều trị nghiện, cảm thấy xấu hổ hoặc bị kỳ thị khi tham gia điều trị, tình trạng nhiễm HIV… cũng được đưa vào mô hình hồi quy đơn biến trong nghiên cứu này nhưng không tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê.

Nhiều yếu tố độc lập khác cũng đước đưa vào để chạy mô hình hồi quy logistic: Tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, sức khỏe tâm thần, số năm sử dụng heroin, số năm sử dụng ma túy đá, sử dụng heroin trong 30 ngày qua…tuy nhiên không tìm thấy sự liên quan có ý nghĩa thống kê với mong muốn tiếp cận với các hình thức can thiệp ATS của các bệnh nhân.

Đây là một nghiên cứu có nhiều đặc thù khác so với các nghiên cứu trước đây, cụ thể: chỉ được triển khai trên các bệnh nhân đang tham gia điều trị methadone nên việc sử dụng ma túy trong quá trình điều trị methadone tại Việt Nam đặc biệt là sử dụng ATS là việc nghiêm cấm và sẽ phải dừng điều trị khi bị phát hiện. Vì vậy việc bộc lộ nguy cơ sử dụng ATS và mong muốn điều trị của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng. Điều này có thể ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố độc với các hình thức can thiệp ATS cụ thể. Bên cạnh đó nghiên cứu

cũng chỉ được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội trên các cơ sở lựa chọn thuận tiện. Vì vậy kết quả nghiên cứu có thể có những phát hiện không tương đồng nhất định đối với các nghiên cứu trước đây. Có lẽ cần có các nghiên cứu khác lớn hơn, có tính đại diện hơn trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) KIẾN THỨC,THỰC HÀNH và MONG MUỐN điều TRỊ MA túy TỔNG hợp ở BỆNH NHÂN điều TRỊ METHADONE có sử DỤNG MA túy TỔNG hợp tại hà nội năm 2018 (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)