2.5.1. Thời gian nghiên cứu
- Thu thập số liệu sẽ được tiến hành từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2018 tại 04 cơ sở điều trị methadone tại Hà Nội, bao gồm: Tây Hồ, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai.
- Nhập và phân tích số liệu sẽ được tiến hành từ tháng 12/2018 đến tháng 2/2019.
2.5.2. Địa điểm nghiên cứu
Thành phố Hà Nội là một trong những thành phố lớn nhất nhất nước, tình hình ma túy và dịch HIV/AIDS luôn là vấn đề y tế xã hội được quan tâm. Cũng như tình hình dịch HIV trên toàn quốc, đa số người nhiễm HIV/AIDS ở lứa tuổi trẻ, số nhiễm HIV/AIDS trong nhóm tuổi từ 25-49 là 76,3% [41].
Đối phó với tình hình nghiện chích ma túy và lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn, một trong những biện pháp quan trọng đã được Hà Nội triển khai là chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone. Theo báo cáo gần đây. Tính đến 31/12/2017, toàn Thành phố hiện có 18 cơ sở điều trị Methadone (16 cơ sở thuộc ngành y tế quản lý, 02 cơ sở thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội quản lý) đang điều trị cho 4.871 bệnh nhân [41].
Nghiên cứu được tiến hành tại 05 cơ sở điều trị Methadone được chủ đích lựa chọn tại Hà Nội bao gồm: Tây Hồ (đang điều trị 360 bệnh nhân), Nam Từ Liêm (đang điều trị 420 bệnh nhân), Đống Đa (đang điều trị 531 bệnh nhân), Hai Bà Trưng (đang điều trị 608 bệnh nhân), Hoàng Mai (đang điều trị 442 bệnh nhân). Các cơ sở được lựa chọn là các cơ sở đã triển khai điều trị trong nhiều năm và có nhiều bệnh nhân nhất trên địa bàn Hà Nội, tổng số có khoảng 2.341 bênh nhân.
2.6. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu
2.6.1. Thông tin nhân khẩu - xã hội và việc sử dụng chất gây nghiện
- Đặc điểm nhân khẩu - xã hội: Giới tính, tuổi, dân tộc, tôn giáo, tình
trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng việc làm, thu nhập, mối quan hệ với gia đình, số năm điều trị methadone.
- Tiền sử sử dụng chất gây nghiện: mong muốn giảm sử dụng rượu/bia,
triệu chứng liên quan đến rượu/bia, mức độ sử dụng rượu/bia...; mong muốn giảm sử dụng heroin, triệu chứng liên quan đến heroin, mức độ sử dụng heroin;
2.6.2. Mục tiêu 1: Mô tả thực hành sử dụng ATS và mong muốn can thiệp lạm dụng ATS của các bệnh nhân methadone tại thành phố Hà Nội năm 2018
- Thực trạng sử dụng ATS: tuổi bắt đầu biết đến, tác dụng của ma túy
tổng hợp khi sử dụng, tuổi bắt sử dụng, lý do sử dụng, hình thức sử dụng, sử dụng chung với chất khác, tần suất sử dụng, hành vi nguy cơ sau khi sử dụng.
- Mong muốn can thiệp lạm dụng ATS: Mong muốn tham gia các hình thực sang lọc để can thiệp lạm dụng ATS.
2.6.3. Mục tiêu 2: Mô tả các yếu tố liên quan đến mong muốn can thiệp lạm dụng ATS của các bệnh nhân methadone tại thành phố Hà Nội năm 2018
- Tuổi; - Giới tính;
- Trình độ học vấn; - Tình trạng hôn nhân; - Hiện tại sống cùng với ai; - Thu nhập bình quân/06 tháng; - Có thẻ bảo hiểm y tế hay không; - Sử dụng rượu/bia trong 30 ngày qua; - Sử dụng heroin trong 30 ngày qua; - Số năm sử dụng heroin;
- Số năm sử dụng methamphetamine; - Tình trạng nhiễm HIV;
- Sức khỏe tâm thần;
- Kì thị liên quan đến điều trị methadone; - Số năm tham gia điều trị methadone;
- Mức độ nguy cơ sử dụng ATS theo thang ASSIST; - Tần suất sử dụng rượu/bia trong 30 ngày qua;
- Sử dụng heroin trong tháng qua;
- Kì thị liên quan đến điều trị Methadone.
2.7. Các biến số nghiên cứu (Phụ lục I) 2.8. Phương pháp thu thập số liệu 2.8. Phương pháp thu thập số liệu
2.8.1. Kỹ thuật và bộ công cụ thu thập số liệu
Số liệu được thu thập thông phỏng vấn qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn dựa vào câu hỏi của một số nghiên cứu liên quan đến chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và được chỉnh sửa cho phù hợp với nghiên cứu.
Nghiên cứu đã sử dụng bộ câu hỏi sàng lọc sử dụng ma túy (ASSIST Phiên bản 2.0) được Viện nghiên cứu về sử dụng nghiện chất, Hoa Kỳ (NIDA) thiết kế gồm 10 câu hỏi, chỉ quan tâm tới việc sử dụng ma túy từ trước đến nay và trong 3 tháng qua. Các loại ma túy được sàng lọc bao gồm amphetamine và ma túy gây ảo giác. Mỗi câu đều bao gồm 5 mức độ sử dụng từ không lần nào đến hầu như hàng ngày. Khoảng điểm đánh giá nguy cơ từ 0 đến 27+. Nguy cơ thấp 0-3 điểm, nguy cơ trung bình 4-26 điểm và nguy cơ cao: trên 27 điểm.
2.8.2. Nghiên cứu viên, giám sát viên
Nghiên cứu viên được tập huấn kỹ về nội dung và yêu cầu của nghiên cứu, các kỹ năng tiếp cận, tư vấn, kỹ năng phỏng vấn để đảm bảo độ chính xác cao.
Giám sát viên là nghiên cứu viên. Nghiên cứu viên cũng tham gia vào quá trình nghiên cứu, hỗ trợ giải quyết các khó khăn trong quá trình thu thập số liệu.
2.9. Quy trình thu thập số liệu
Phỏng vấn trực tiếp người bệnh đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone đến uống thuốc hàng ngày tại các cơ sở điều trị methadone được lựa chọn cho đến khi đủ cỡ mẫu ước tính là 428 người. Trước khi phỏng vấn nghiên cứu viên giới thiệu mục đích của nghiên cứu, đảm bảo thông tin bảo mật cho người bệnh. Cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 30 - 45 phút, người được phỏng vấn có thể có thế từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà không muốn trong suốt quá trình phỏng vấn.
2.10. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi làm sạch được nhập vào máy tính với phần mềm Epi Data 3.1 và được xử lý bằng phần mềm STATA 14.
Phân tích thống kê mô tả được sử dụng để miêu tả các đặc điểm nhân khẩu học, tình trạng sử dụng ATS của đối tượng nghiên cứu.
Mô hình Hồi quy Logistic đơn biến được sử dụng để mô tả các yếu tố liên quan đến đặc điểm mong muốn điều trị ATS của bệnh nhân điều trị methadone có sử dụng ATS.
2.10. Đạo đức nghiên cứu Thoả thuận tham gia Thoả thuận tham gia
Thoả thuận đồng ý tham gia nghiên cứu bằng văn bản sẽ được thu thập từ mỗi người tham gia nghiên cứu trước khi họ được sàng lọc và lựa chọn tham gia. Các đối tượng sẽ được cấp một bản sao thoả thuận đồng ý tham gia nghiên cứu của họ.
Lợi ích
Sau khi thu thập số liệu nghiên cứu viên có thể trả lời một số câu hỏi của đối tượng nghiên cứu, tư vấn cho họ một số vấn đề liên quan đến chương trình
điều trị Methadone và chương trình phòng, chống HIV/AIDS, về các chất gây nghiện, ma túy tổng hợp …
Đối tượng có quyền từ chối không tham gia nghiên cứu, chỉ phỏng vấn khi đối tượng đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Không có những lợi ích trực tiếp dành cho nhóm cán bộ, nhân viên CSĐT hoặc cán bộ lãnh đạo.
Nguy cơ
Thông tin của người được phỏng vấn chỉ ghi khi được sự cho phép của đối tượng nghiên cứu, mọi thông tin liên quan đến danh tính cá nhân sẽ được nghiên cứu viên giữ bí mật tuyệt đối. Các nghiên cứu viên và cán bộ tham gia nghiên cứu sẽ ký cam kết không tiết lộ thông tin thu thập trong quá trình nghiên cứu nếu không có sự đồng ý của người tham gia. Các thông tin thu thập chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu.
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Các thông tin chung
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Nhóm tuổi <30 21 5,02 30-39 214 51,20 ≥40 183 43,78 Giới tính Nam 414 96,73 Nữ 14 3,27 Dân tộc Kinh 427 99.77 Khác 1 0,23 Trình độ học vấn Dưới PTTH 173 40,4 Trên PTTH 255 59,6
Có công việc được trả lương hiện tại 194 45,7
Thu nhập trung bình/06 tháng qua
<5 triệu VNĐ/tháng 152 35,68 ≥5 triệu VNĐ/tháng 274 64,32 Tình trạng hôn nhân Độc thân 108 25,3 Kết hôn 259 60,7 Ly dị, ly thân, Góa 60 14,00 Có thẻ bảo hiểm y tế
Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%) Không có thẻ 195 45,67 Có thẻ 232 54,33 Tình trạng nhiễm HIV Âm tính 368 85,98 Dương tính 60 14,02 Nhận xét:
Các đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu nằm trong độ tuổi trên 30 tuổi. Số người thuộc độ tuổi từ 30 trở lên chiến tới khoảng 95%. Trong các đối tượng tham gia nghiên cứu có tới khoảng 97% là nam giới. Nữ giới chỉ chiếm khoảng hơn 3%. Các đối tượng chủ yếu là dân tộc kinh chỉ có một người duy duy nhất trong 428 người được phỏng vấn thuộc dân tộc khác.
Có khoảng 59,6% số các đối tượng phỏng vấn có trình độ học vấn trên phổ thông trung học và 40,4% có trình độ dưới phổ thông trung học. Chỉ có 45,7% đối tượng tham gia nghiên cứu có công việc ổn định được trả lương còn 54,3 % các đối tượng còn lại không có việc làm có thu nhập ổn định. Có 64,32% các đối tượng có thu nhập bình quân trong 06 tháng qua từ 5 triệu đồng trở lên và 35,68% có thu nhập dưới 5 triệu đồng trong 06 tháng qua.
Có trên 60% đối tượng có gia đình, 14 % ly dị/ly thân/góa và có trên 25 % các đối tượng đang độc thân.
Có 54,33% các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế và 14,02 % các đối tượng đang nhiễm HIV.
Bảng 3.2. Những người sống chung với đối tượng nghiên cứu Người sống cùng Tần số (n) Tỉ lệ (%) Bố và/mẹ 273 63,79 Vợ hoặc chồng 255 59,58 Con 274 64,02 Anh, chị, em ruột 92 21,51 Họ hàng 12 2,8 Bạn bè 3 0,7 Người yêu, bạn tình 14 3,27 Nhận xét:
Có khoảng 64% đối tượng đang sống cùng với bố và/mẹ, khoảng 60% đang sống với vợ/chồng và khoảng 64% đang chung sống với con, 21,5% số các đối tượng đang sống với anh, chị, em ruột. Chỉ có 14 người đang sống cùng bạn tình/người yêu, 3 người sống chung với bạn bè và 12 người sống cùng với họ hàng.
Bảng 3.3. Hỗ trợ từ vợ/chồng/bạn tình/bạn bè/người thân trong điều trị methadone
Đặc điểm Tần số Tỉ lệ (%)
Có hỗ trợ 96 22,75
Không được hỗ trợ 326 77,25
Trong 422 bệnh nhân đang tham gia điều trị methadone trả lởi phỏng vấn chỉ có 96 người được những người sống cùng hỗ trợ trong quá trình điều trị methadone. Có tới 326 người (chiếm 77,25%) không có sự hỗ trợ trong quá trình điều trị methadone.
Bảng 3.4. Số năm tham gia điều trị methadone
Số năm điều trị methadone Tần số (n) Tỉ lệ (%)
<1 năm 126 30
1-5 năm 238 56,67
>5 năm 56 13,33
Nhận xét:
Có 86,67% các đối tượng tham gia nghiên cứu đang tham gia điều trị methadone được từ 5 năm trở xuống. Trong đó có 30% các đối tượng đang điều trị được dưới 1 năm và 56,67% đang điều trị từ 1-5 năm. Chỉ có 13,33% các đối tượng đã điều trị methadone được trên 5 năm.
Bảng 3. 5. Kì thị liên quan đến điều trị Methadone
Điểm kì thị liên quan đến điều trị Methadone (khoảng điểm 9-45 điểm)
Trung vị 25 Khoảng tứ phân vị 21-28,5 Trung bình 24,98 Độ lệch chuẩn 6,12 Nhỏ nhất 9 Lớn nhất 45 Nhận xét:
Khi được hỏi về một số nhận định thể hiện kiến thức và thái độ của đối tượng với việc điều trị methadone qua thang đo có 9 biến thành phần, có khoảng dao động điểm từ 9-45 (rất không đồng ý - rất đồng ý), kết quả cho thấy trung vị số điểm liên quan đến kì thị liên quan đến điều trị Methadone là 25 điểm,
khoảng tứ phân vị dao động từ 21-28,5. Trung bình số điểm của thang đo là 24,98 với độ biến thiên là 6,12.
3.1.2. Tình trạng sử dụng chất gây nghiện
Bảng 3.6. Đặc điểm sử dụng rượu/bia
Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Mong muốn giảm mức độ sử dụng rượu/bia
Không 200 64,52
Có 109 35,16
Không biết 1 0,32
Có sử dụng rượu trong 30 ngày qua
Có 316 73,83
Nhận xét:
Trong số 310 người được phỏng vấn trả lời đã từng sử dụng rượu/bia có 64,52 % không có mong muốn giảm mức độ sử dụng rượu/bia của mình xuống. Chỉ có 35,16 % trong số họ có ý định này. Chỉ có duy nhất một người trả lời không biết mình có mong muốn giảm hay không. Mức độ mong muốn được hỗ trợ giảm sử dụng rượu/bia của các đối tượng phỏng vấn được thể hiện tại Biểu đồ 3.1 sau:
Biểu đồ 3. 1. Mức độ mong muốn được hỗ trợ giảm mức độ sử dụng rượu
Nhận xét:
Có tới 71,29% trong số 310 đối tượng có sử dụng rượu/bia trả lời hoàn toàn không mong muốn được giảm mức độ sử dụng rượu/bia hiện tại của mình xuống. Chỉ có 5,81% và 5,16% đối tượng được phỏng vấn mong muốn nhiều và rất mong muốn được hỗ trợ giảm mức độ sử dụng rượu bia của mình xuống. Trong 30 ngày qua có 73,83% số đối tượng được phỏng vấn có sử dụng rượu/bia và 26,17% người không sử dụng.
71,29% 5,81% 11,94% 5,81% 5,16% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% Hoàn toàn không
Bảng 3.7. Số năm sử dụng heroin Số năm sử dụng heroin Tần số (n) Tỉ lệ (%) <5 năm 39 9,24 5-10 năm 153 36,26 >10 năm 230 54,50 Nhận xét:
Phần lớn các đối tượng (90,76%) có tiền sử sử dụng heroin từ 5 năm trở lên. Trong đó có 36,36% đã sử dụng từ 5-10 năm và có tới 54,50 % các đối tượng sử dụng trên 10 năm. Chỉ có 9,24% các đối tượng có tiển sử sử dụng heroin dưới 5 năm.
Bảng 3.8. Đặc điểm sử dụng heroin
Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Mong muốn giảm mức độ sử dụng heroin
Không 262 63,59
Có 146 35,44
Không biết 4 0,97
Có sử dụng heroin trong 30 ngày qua
Có 130 30,37
Không 298 69,63
Nhận xét:
Trong số 412 người được phỏng vấn trả lời đã từng sử dụng heroin có 63,59% không mong muốn giảm mức độ sử dụng heroin của mình xuống. Chỉ
có 35,44% trong số họ có ý định này. Có 04 người trả lời không biết mình có mong muốn giảm sử dụng heroin của mình xuống hay không. Mức độ mong muốn được hỗ trợ giảm mức độ sử dụng heroin của các đối tượng được thể hiện trong biểu đồ sau:
Biểu đồ 3. 2. Mức độ mong muốn được hỗ trợ giảm mức độ sử heroin
Có tới 42,11% trong số 412 đối tượng phỏng vấn trả lời hoàn toàn không mong muốn được giảm mức độ sử dụng heroin hiện tại của mình xuống. Có 19,86% và 22,49% đối tượng được phỏng vấn mong muốn nhiều và rất mong muốn được hỗ trợ giảm mức độ sử dụng heroin của mình xuống.
Trong 30 ngày qua có 30,73% số đối tượng được phỏng vấn có sử dụng heroin và 69,63% người không sử dụng.
42,11% 6,70% 8,85% 19,86% 22,49% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00% 45,00% Hoàn toàn không
3.2. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng sử dụng ATS và mong muốn điều trị lạm dụng ATS của các bệnh nhân điều trị methadone tại thành phố Hà Nội dụng ATS của các bệnh nhân điều trị methadone tại thành phố Hà Nội năm 2018.
3.2.1. Thực hành sử dụng ATS
Bảng 3. 9. Tuổi lần đầu nghe nói đến ATS
Loại ATS
Chưa bao
giờ ≤18 tuổi 19-30 ≥ 31 tuổi
n % n % n % n %
Amphetamin (Hồng phiến, ngựa)
32 7.48 80 18,69 226 52,80 90 21,03
Ectasy (Thuốc lắc) 35 8,18 54 12,62 236 55,14 103 24,07 Crystal Meth (Ma túy
đá)
1 0,23 10 2,34 200 46,73 217 50,70
Nhận xét:
Có 7,48% đối tượng được hỏi chưa bao giờ nghe nói đến Amphetamin (Hồng phiến, ngựa). Tỉ lệ này đối với Ectasy (Thuốc lắc) là 8,18%. Trong đó chỉ duy nhất một người chưa từng nghe nói đến Crystal Meth (Ma túy đá).