4.4.1 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Kết quả kiểm định 05 giả thuyết, kết quả chấp nhận 05 giả thuyết đề ra, tất cả các tác động đều thuận chiều dương, cụ thể như sau:
Giả thuyết H1: Nhân tố Hệ thống chính sách thuế TNDN chặt chẽ, rõ ràng có tác động thuận chiều (dương) theo hướng tích cực đến Công tác chống thất thu thuế.
Giả thuyết H2: Nhân tố Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN phù hợp, không chồng chéo có tác động thuận chiều (dương) theo hướng tích cực đến Công tác chống thất thu thuế.
Giả thuyết H4: Nhân tố Công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ có tác động thuận chiều (dương) theo hướng tích cực đến đến Công tác chống thất thu thuế.
Giả thuyết H5: Nhân tố Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT được quan tâm, phù hợp có tác động thuận chiều (dương) theo hướng tích cực đến đến Công tác chống thất thu thuế.
Giả thuyết H6: Nhân tố Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng chặt chẽ và đồng bộ, có tác động thuận chiều (dương) theo hướng tích cực đến đến Công tác chống thất thu thuế.
4.4.2 Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu
Mô hình kiểm định có thay đổi so với mô hình lý thuyết ban đầu, từ 06 biến độc lập còn lại 05 biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc Công tác chống thất
thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
Hình 4. 5.Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố và so sánh với các nghiên cứu trước có liên quan. cứu trước có liên quan.
4.6.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu các nhân tố
Các kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu cho thấy có 05 nhân tố tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang đó là: Hệ thống chính sách thuế TNDN, Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN, Công tác kiểm tra giám sát, Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT, Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng. Năm yếu tố này lý giải được 53.0% Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang, các mối quan hệ này đều thỏa mãn cụ thể như sau:
Hệ thống chính sách Thuế
TNDN
Tổ chức bộ máy thu thuế
TNDN
Công tác kiểm tra giám sát
Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT Công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn TP. Nha Trang Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng (Thu thuế)
- Hệ thống chính sách thuế TNDN: Giả thuyết H1, được chấp nhận, khẳng định Hệ thống chính sách thuế TNDN có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy công chức càng quan tâm đến Hệ thống chính sách thuế TNDN thì Công tác chống thất thu thuế càng cao. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy (2014).
- Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN: Giả thuyết H2, được chấp nhận, khẳng định Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy Công chức càng quan tâm đến Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN thì Công tác chống thất thu thuế càng cao. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy (2014).
- Công tác kiểm tra giám sát: Giả thuyết H4, được chấp nhận, khẳng định Công tác kiểm tra giám sát có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy Công chức càng quan tâm đến Công tác kiểm tra giám sát thì Công tác chống thất thu thuế càng cao. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy (2014).
- Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT: Giả thuyết H5, được chấp nhận, khẳng định Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy Công chức càng quan tâm đến Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT thì Công tác chống thất thu thuế càng cao. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy (2014).
- Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng: Giả thuyết H5, được chấp nhận, khẳng định Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng có tác động đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy Công chức càng quan tâm đến Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng thì Công tác chống thất thu thuế càng cao. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy (2014).
4.6.2 So sánh với các nghiên cứu trước có liên quan
So với các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của các yếu tố Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng phù hợp với các nghiên cứu trên như: Nguyễn Quang Úy (2014).
So với nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy (2014), đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện, đối tượng khảo sát là 300 cán bộ thuế làm việc tại các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Quảng Trị. Hai nghiên cứu đều đã tìm ra được 05 yếu tố tác động đến Công tác chống thất thu thuế là: (1) Hệ thống chính sách thuế TNDN, (2) Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN, (3) Công tác kiểm tra giám sát, (4) Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích NNT, (5) Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng. Tuy nhiên mức độảnh hưởng của các yếu tố không giống nhau khi nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Úy (2014) thì tác giảđề cập đến yếu tố Công tác giám sát kết hợp với tuyên truyền động viên có tác động mạnh nhất tới Công tác chống thất thu thuế, còn trong nghiên cứu này thì Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng có tác động mạnh nhất.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương 4, tác giả đã trình bày các nội dung: Nêu tổng quát về đơn vị thành phố Nha Trang và Chi cục Thuế thành phố Nha Trang; đánh giá độ tin cậy của từng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đã cho thấy có 05 yếu tố có ảnh hưởng đến Công tác chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. Kiểm định sự khác biệt của các biến định tính đến Công tác chống thất thu thuế bằng phương pháp kiểm định Independent Sample T-test và phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA) và kết quả có một số yếu tố có sự khác biệt và một số yếu tố không có sự khác biệt.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Dựa trên kết quả từ chương 4, có 5 yếu tố ảnh hưởng tới công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn thành phố Nha Trang. Trên cơ sở đó, tác giả nêu định hướng công tác thu thuếđồng thời gợi ý một số hàm ý quản trị góp phần tăng hiệu quả chống thất thu thuế. Chương 5 bao gồm 4 nội dung chính: Định hướng công tác thu thuế trên địa bàn; Đề xuất hàm ý quản trị và nêu ra những hạn chế cũng như định hướng nghiên cứu sắp tới;Kết luận chung;
5.1. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THU THUẾ NÓI CHUNG VÀ THUẾ TNDN NÓI RIÊNG TRÊN ĐỊA BÀN TP NHA TRANG. THUẾ TNDN NÓI RIÊNG TRÊN ĐỊA BÀN TP NHA TRANG.
5.1.1 Mục tiêu của công tác tăng cường chống thất thu thuế trên địa bàn thành phố Nha Trang. thành phố Nha Trang.
Tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số thuế vào NSNN đểđảm bảo được nhu cầu chi tiêu của NSNN trong từng thời kỳ nhất định, đảm bảo công bằng xã hội, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp từđó thúc đẩy nền kinh tếđịa phương phát triển. Để đạt được các mục tiêu trên yêu cầu tất yếu trong công tác chống thất thu thuế là cần phải có sự quyết tâm của cơ quan thuế cũng như các cơ quan nhà nước trong việc đấu tranh với những biểu hiện của gian lận thuế. Bên cạnh đó đòi hỏi phải có sự cố gắng, sáng tạo, tinh thần làm việc hết mình của cán bộ ngành thuế cùng với sựủng hộ tích cực của toàn dân.
5.1.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác chống thất thu thuế
TNDN đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành Phố Nha Trang.
5.1.2.1 Nhóm giải pháp chung
5.1.2.1.1 Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế:
Thông qua chính sách thuế sẽ thể hiện chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước trong việc động viên nguồn tài chính vào ngân sách nhà nước. Một chính sách thuếđược coi là hoàn hảo khi đạt được các mục tiêu sau:
-Về mặt tài chính: Đem lại số thu lớn cho NSNN.
-Về mặt kinh tế: Có tác dụng khuyến khích ,thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
-Về mặt xã hội: Đảm bảo sự công bằng xã hội.
-Về mặt nghiệp vụ: Đảm bảo sự hợp lý, đơn giản, đễ hiểu,dễ thực hiện. Bên cạnh đó cũng cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về chống tham nhũng, buôn lậu vì đây là một trong những nguyên nhân làm thất thu NSNN. Cần phải xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi này.Ví dụ như trong quy định về buôn bán qua biên giới của cư dân hai nước, nước ta quy định tối đa không quá 2 triệu đồng/cá nhân/một ngày, đây là kẽ hở cho buôn bán qua biên giới mà không phải nộp thuế cho nhà nước của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vì khi đó các doanh nghiệp có thể “thuê’’ người dân vận chuyển hàng hóa cho họ sau đó họ sẽ mua hóa đơn ở chợđen để hợp thức hóa đầu vào vì việc mua hóa đơn này ở nước ta là còn nhiều kẻ hở. Một cá nhân làm sao có thể tiêu dùng hết số hàng hóa trị giá 2 triệu đồng mà ngày nào cũng vậy, do đó theo tôi nên giảm mức quy định này xuống cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trung bình của người dân, và cũng tránh việc buôn lậu.
5.1.2.1.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Hiến pháp nước ta ghi nhận “Đóng thuế là nghĩa vụ của công dân” vì thế, khi thiết lập quan hệ pháp luật thuế những người nộp thuế họ chỉ thấy nghĩa vụ phải nộp thuế mà không thấy quyền lợi của mình khiến cho họ cảm thấy mình bị mất đi một phần lợi ích vật chất cho nên họ sẽ tìm cách trốn, tránh nghĩa vụ
thuế. Ngoài ra người nộp thuế có thể bị cơ quan công quyền, cán bộ nhũng nhiễu khi thực thi quyền thu thuế mà nhà nước giao. Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân được biết đóng thuế không chỉ là ‘‘nghĩa vụ” mà còn là “quyền” của mỗi công dân. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế phải diễn ra thường xuyên trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng.
5.1.2.1.3 Tổ chức tốt công tác cán bộ
Cơ quan thuế là cơ quan quản lý nhà nước, công việc của cán bộ thuế có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người nộp thuế do vậy đòi hỏi cán bộ thuế phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, nghiệp vụ vững vàng mà còn phải có khả năng thuyết phục quần chúng, có khả năng ứng xử khéo léo, tinh tế chính vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác thu thuế cần phải chú trọng tới công tác tổ chức cán bộ. Cụ thể:
+ Tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức cả về công tác nghiệp vụ, chuyên môn đặc biệt là kỹ năng quản lý, kỹ năng vận động quần chúng, nâng cao ý thức trách nhiệm, niềm tự hào về ngành …qua đó có thể phát huy cao nhất hiệu quả công tác thu thuế.
Để thực hiện tốt biện pháp này thì cơ quan thuế cần phải tổ chức các lớp tập huấn định kỳ, đưa các cán bộđi đào tạo nâng cao tay nghề.
+Trong nền kinh tế hiện nay đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được năng lên, trong khi đó đời sống của cán bộ, công chức ngành thuế còn nhiều khó khăn, do vậy để cho cán bộ thuế yên tâm làm việc, công tác, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khuyến khích họ làm việc hết mình cho công việc cần phải cải thiện chếđộ lương, thưởng cho cán bộ. + Tổ chức các phong trào thi đua trong từng bộ phận để tạo không khí làm việc hăng say. Cũng phải thấy rằng khi thực hiện biện pháp này nếu công tác thi đua khen thưởng hàng năm cứ xét theo các tiêu chí thông thường thì vô hình chung mọi danh hiệu thi đua đều thuộc về các cán bộ giữ vị trí lãnh đạo. Điều này không chỉ làm giảm ý chí phấn đấu của tập thể mà còn có thể dẫn đến sự mất đoàn kết trong nội bộ chi cục, do vậy theo em nên có một cơ chế khen thưởng trong đó
bắt buộc phải có ít nhất 30% đối tượng khen thưởng là các cán bộ không giữ chức vụ nếu không sẽ không xét thi đua của đội, phòng.
5.1.2.1.4 Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có liên quan
Có thể nói tình trạng thất thu thuế xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực kinh doanh. Cơ quan thuế tuy là cơ quan tổ chức thu thuế, là nòng cốt trong công tác chống thất thu thuế tuy nhiên để cho công tác chống thất thu thuế có hiệu quả cao thì cần phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành có liên quan, như: công an kinh tế, các ngân hàng, sở kế hoạch và đầu tư.
5.1.2.1.5 Hình thành và tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ làm thủ tục thuế phát triển.
Người nộp thuế là những người kinh doanh, họ luôn phải tìm hiểu thị trường, tìm nguồn hàng, quản lý nội bộ…nên họ khó có thể nắm bắt được hết các quy định về tài chính, kế toán, thuế… nhất là khi thực hiện áp dụng cơ chế quản lý thu nộp thuế theo phương thức các người nộp thuế tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế trong khi chính sách thuế thay đổi liên tục. Với mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách do vậy doanh nghiệp rất cần đến những đơn vị có chuyên môn nghiệp vụđể giúp họ việc tính toán sổ sách, các khoản thuế phải nộp. Mặt khác các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta còn chưa chủ động tìm hiểu thông tin, chính sách mới, trình độ của kế toán còn quá yếu nên thường khai sai, khai thiếu bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp chưa ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử nên chưa tiếp cận được với phần mềm hỗ trợ khai thuế, chưa sử dụng hóa đơn điện tử…những lý do đó làm hạn chế việc tuân thủ pháp luật thuế, tăng chi phí của doanh nghiệp cũng như mất thời gian của cơ quan thuế do vậy khi hình thành các đại lý làm dịch vụ thủ tục thuế thì sẽ tiết kiệm thời gian cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế.
5.1.2.1.6 Xây dựng kế hoạch thu thuế hàng năm hợp lý
Thuế chính là nguồn thu chủ yếu của NSNN. Hàng năm nhà nước phải tiến hành tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch thu thuế, việc xây dựng kế hoạch thu thuế có ảnh hưởng lớn đến công tác chống thất thu thuế vì: kế hoạch thu thuế phải
phù hợp từng đơn vị, phòng ban. Tránh tình trạng xây dựng quá cao hoặc quá thấp so với khả năng từng địa bàn gây ra tình trạng không tích cực trong quá trình thực hiện.
5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ
5.2.1 Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng
Có sự ảnh hưởng mạnh nhất (β=0.320) đến công tác chống thất thu thuế