Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bảo hiểm xã hội tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), để sử dụng EFA cần kích thước mẫu đủ lớn. Hair và cợng sự (2006) cho rằng để sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA, tỷ lệ quan sát tối thiểu của số lượng quan sát so với số lượng biến đo lường là 5:1, tức là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát. Theo công thức này, với 32 biến quan sát (28 biến thuộc các yếu tố biến độc lập và 4 biến thuộc yếu tố biến phụ tḥc) thì mẫu nghiên cứu của đề tài này tối thiểu cần phải có là: n = 5 x 32 = 160 quan sát.

Khi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính ảnh hưởng của nhiều biến độc lập định lượng vào mợt biến phụ tḥc định lượng thì kích thước mẫu cũng là mợt vấn đề cần phải quan tâm. Tabachnick và Fidell (2007) (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011) thì cơng thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho hồi quy bợi như sau: n > 50 + 8p, trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p số

lượng biến đợc lập trong mơ hình Theo đó, số mẫu nghiên cứu cần phải có là: n = 50 + 8 x 7 = 106 quan sát.

Như vậy, tổng hợp hai phương pháp xác định cỡ mẫu của Hair và cộng sự (2006) lẫn Tabachnick và Fidell (2007), cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập để thực hiện nghiên cứu này phải là 160 quan sát. Với tổng số lượng cán bộ công chức viên chức của BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tính đến 2020 là 213 người, do vậy tác giả sẽ tiến hành phát phiếu khảo sát đến toàn thể 213 người hiện đang làm việc tại BHXH tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên bảo hiểm xã hội tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)