Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động trong khai thác đá tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại một số mỏ đá khu vực tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động trong khai thác đá tạ

đá tại Việt Nam

Hiện nay khắp nơi trên cả nước đều có cơ sở khai thác và chế biến đá để phục vụ cho xây dựng, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp do trung ương, địa phương quản lý, phần còn lại do các tổ chức cá nhân tự đứng ra quản lý và khai thác. Quản lý khai thác đá cấp Trung ương như là: các mỏ đá do các Bộ hay Tổng cục quản lý có quy mô khai thác lớn như các mỏ Xuân Hòa, Phi Liệt, Đồng Giao, Tràng Kênh, Hoàng Thạch,…thuộc Bộ Xây Dựng dùng cho nhu cầu sản xuất xi măng. Bộ Công nghiệp có mỏ Núi Vôi, khai thác đá vôi làm chất phụ gia trong công nghiệp luyện kim. Quản lý khai thác đá ở cấp địa phương: Hầu hết ở các tỉnh thành đều tự khai thác, sản xuất để lấy đá sử dụng phục vụ cho nhu cầu của người dân. Hà Nội có mỏ đá Lương Sơn, Ninh Bình có mỏ Hệ Dưỡng, Quảng Ninh có nhiều mỏ dọc theo Quốc lô 18, Thanh Hóa có mỏ đá Núi Bền ở Huyện Vĩnh Lộc, Nghệ An có mỏ đá Quỳnh Giang, Kiên Giang có Núi Cốm.

Hoạt động khai thác đá tự do: Đây là hình thức khai thác đá của các chủ tư nhân tự đứng ra thuê mướn nhận công tổ chức khai thác và bao tiêu sản phẩm. Theo thống kê, có khoảng hơn 5000 mỏ và điểm mỏ đã được phát hiện, điều tra thăm dò trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, có khoảng hơn

350 mỏ đá khai thác phục vụ cho việc sản xuất xi măng, hơn 560 mỏ khai thác đá dùng trong xây dựng có khoảng hơn 700 mỏ khoáng sản rắn và hàng trăm mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng đang được khai thác trái phép. Do không tuân thủ thiết kế, các quy định về kỹ thuật trong khai thác và chưa có thiết kế mỏ nên đã xảy ra tình trạng khai thác đá không đúng kỹ thuật dẫn tới nhiều sai phạm nghiệm trọng trong quy phạm an toàn khi khai thác mỏ lộ thiên. Đặc biệt có tới khoảng 90% các mỏ đá khai thác sử dụng phương pháp khai thác khấu tự do, không cắt tầng, không tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật khi khai thác. Điều đó dẫn tới tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong khai thác đá ngày càng tăng cao.

Ở các mỏ đá của Trung ương có sản lượng khai thác từ 150.000 m3/năm đến 600.000 m3/năm. Do nhu cầu về xi măng rất lớn nên nhà nước đã có xu thế cải tạo nâng cao sản lượng của các nhà máy xi măng và mỏ rộng các mỏ khai thác nhằm tăng sản lượng khai thác. Một số mỏ sử dụng 2 dây chuyền khai thác, nâng sản lượng khai thác của mỏ lên đến 1,8 triệu m3/năm. Trước đây, một số mỏ của Trung ương sử dụng các thiết bị khai thác không đồng bộ, lạc hậu do nhiều nước sản xuất dẫn đến nhiều khó khăn trong việc quản lý, bảo dưỡng và vận hành thiết bị làm hiệu suất làm việc không cao, sản lượng không đạt được theo kế hoạch. Phương pháp khai thác chủ yếu là khấu hao tự do. Phương pháp này năng suất thấp và gây mất an toàn cho người lao động, bên cạnh đó ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh. Hiện nay, một số mỏ đã áp dụng phương pháp khai thác tiên tiến như khai thác cắt tầng, có trình độ cơ giới hóa cao và năng suất lao động cao, an toàn của người lao động được đảm bảo, tai nạn lao động đã giảm bớt. Các thiết bị hiện này đang được sử dụng trọng các mỏ khai thác như là:

+ Khâu khoan – nổ mìn: Sử dụng các máy khoan đập xoay thủy lực đường kính từ 89 đến 102 mm.

+ Khâu bốc xúc: Sử dụng các loại máy xúc thủy lực gầu ngược, gầu thuận có dung tích gầu lên đến 3,8 m3.

+ Khâu vận tải: sử dụng ô tô tự đổ, tải trọng lên đến 36 tấn.

Các mỏ đá hiện đang sử dụng các trang thiết bị tiên tiến như là: Mỏ đá Tràng Kênh, Mỏ Xi măng Hải Phòng, Mỏ Yên Duyên- Bỉm Sơn (Thanh Hóa). Mang lại nhiều kết quả khả quan, nang xuất và chất lượng đá cao.

Ở các mỏ đá cấp địa phương và khai thác tự do: Các mỏ được doanh nghiệp chia nhỏ tài nguyên thành nhiều mỏ nhỏ và có quy mô khai thác nhỏ để dễ dàng xin cấp phép, không phải thăm dò, thời gian khai thác ngắn, không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm thoát khỏi các quy định trong nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 táng 08 năm 2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Tình hình khai thác của các mỏ cấp địa phương và khai thác tự do rất nhiều hạn chế: công nghệ khai thác lạc hậu, thiết bị thủ công, chủ yếu là khai thác theo hình thức khấu tự do, không tuân thủ quy định trong quy chuẩn kỹ thuật về khai thác dẫn đến năng suất thấp, rất mất an toàn cho người lao động và thiết bị khai thác. Hiện nay, công nghệ khai thác đã được cải tiến hơn như việc áp dụng khai thác cắt tầng, khai thác theo lớp dốc đứng, lớp xiên, sử dụng các phương tiện bốc xúc và vận tải tiên tiến,…Năng xuất và hiệu quả khai thác được nâng lên những vẫn tồn đọng rất nhiều rủi ro trong khai thác và vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đặc biệt, trên công trường khai thác vẫn còn sử dụng nhiều thiết bị khai thác thô sơ, lạc hậu, cũ kỹ, hết thời hạn sử dụng; người lao động làm việc trong mỏ không được đào tạo, huấn luyện về an toàn lao động trong việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cũng như các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ các quy định kỹ thuật thấp, ý thức kỹ luật thấp, trình độ chuyên môn hóa không cao,…Từ đó, dẫn đến rât nhiều vụ tai nạn lao động thương tâm, gây ra rất nhiều thiệt hại về vật chất, tinh thần cũng như con người. Một số vụ tai nạn gây thiệt hại nghiêm trọng như là:

- Ngày 15/12/2007: Mỏ đá D-3 tại công trường Thủy Điện Bản Vẽ (Yên Na, Tương Dương, Nghệ An). Gần 50.000 m3 đất đá sạt lở từ độ cao hàng

trăm mét với tốc độ lớn đã chôn vùi 18 cán bộ, công nhân đang làm việc và một số thiết bị xe máy công.

- Vụ sạt lở đá ở mỏ đá Rú Mốc, xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh xảy ra ngày 27/12/2007 làm chết 7 người, bị thương nặng 1 người;

- Vụ sạt lở đá ở mỏ đá Lèn Nậy, thị trấn Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Nghệ An xảy ra ngày 12/1/2008 làm chết 3 người, bị thương 7 người;

- Vụ sạt lở đá ở mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, Yên Thành, Nghệ An

xảy ra ngày 1/4/2011 làm chế 18 người, bị thương 6 người;

- Vụ sạt lở đá ở mỏ đá Lèn Rỏi, xã Kỳ Tân, Tân Kỳ, Nghệ An xảy ra ngày 5/5/2013 làm chết 2 người.

- Ngày 10/8/2015, trong khi tiến hành khai thác thăm dò lấy mẫu công nghệ tại khu vực mỏ đá thuộc buôn Ngô B, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, bốn công nhân tại mỏ đá của Công ty TNHH Quốc Duy Gia Lai đã bị tai nạn lao động khiến 2 công nhân chết tại chỗ, 2 công nhân bị vùi lấp nhưng may mắn thoát chết.

- Ngày 28/10/2015, 1 vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra ở mỏ đá Lèn Na (thuộc Xí nghiệp Sản xuất Vật liệu Xây dựng Cosevco 12) xã Tiến Hoá, huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình), khiến một công nhân tử vong.

- Ngày 22/08/2018, 1 vụ tai nạn nổ mìn phá đá tại xóm Nà Chia, huyện Thông Nông, Tỉnh Cao Bằng. Nguyên nhân của vụ tai nạn là khi công nhân đang tra thuốc nổ, lắp kíp mìn thì trời mưa, có sét đánh dẫn tới mìn phát nổ làm 3 người chết tại chỗ, 1 người bị thương nặng.

- Ngày 25/03/2020. 1 vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra ở mỏ đá của Công ty Cổ Phần khai thác chế biến khoáng sản Thông Đạt, tại thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, khiến 2 công nhân tử vong.

Trước thực trạng đó, Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 28 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản.

Qua đó ta thấy được, tình hình quản lý các hoạt động khai thác đá ở nước từ cấp Trung ương đến địa phương đang còn nhiều bất cập. Các mỏ cấp Trung ương khai thác chắp vá và đang dần dần loại bỏ mô hình khai thác lạc hậu để đưa công nghệ khai thác tiên tiến và đông bộ thiết bị hiện đại vào khai thác và hiện đại hóa quy trình khai thác nhằm giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy hiểm và có hại đến con người và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường xung quanh, nâng cao hiệu quả và năng xuất hoạt động khai thác đồng thời nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Các mỏ địa phương và khai thác tự do, vẫn khai thác theo kiểu đối phó như có thiết kế nhưng không hoạt động theo thiết kế, không tiến hành đánh giá tác động môi trường, lãng phí tài nguyên khai thác. Nhiều nơi, tình trạng khai thác còn bừa bãi, không tuân theo quy phạm, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, thời đại công nghệ 4.0 và công cuộc đổi mới đất nước bắt buộc ngành khai thác đá phải có những chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện. Nhà nước cần tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm như: khai thác trái phép, khai thác không đúng kỹ thuật, không đảm bảo AT, VSLĐ trong khai thác,.. đồng thời đầu tư công nghệ, thiết bị khai thác tiên tiến, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề cho các mỏ khai thác đá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại một số mỏ đá khu vực tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)