Giải pháp tuyên truyền, huấn luyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại một số mỏ đá khu vực tỉnh thanh hóa (Trang 89 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

3.4. Giải pháp tuyên truyền, huấn luyện

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về ATVSLĐ, với mục tiêu “An toàn là trên hết” tiến hành thường xuyên dưới nhiều hình thức phong phú, từ đó thu hút được đông đảo cán bộ, công nhân lao động tham gia hưởng ứng. Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực thi có hiệu quả các quy định chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước liên quan đến công tác ATVSLĐ cho người lao động, để người lao động nắm được và triển khai công tác ATVSLĐ trong đó có công tác đánh giá, thống kê, báo cáo, công tác kiểm tra.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn các văn bản pháp luật về ATVSLĐ đối với người lao động: Cụ thể tuyên truyền Luật ATVSLĐ trong đó chú trọng đến quyền và nghĩa vụ của người lao động . Tuyên truyền vận động NLĐ thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy trình biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc. Đẩy mạnh công tác huấn luyện, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong khai thác, chế biến đá. Xây dựng và lên kế hoạch huấn luyện tập huấn cho người lao động sẽ góp phần nâng cao nhận thức về ATVSLĐ cho người lao động, qua đó phát hiện các mối nguy và đề ra giải pháp phòng ngừa…

Tiểu kết chương 3

Học viên đã đánh giá rủi ro cho 03 cơ sở khai thác và chế biến đá đặc trưng. Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro định tính. Ma trận xác định rủi ro 5x5. Tiêu chí xác định mức nghiêm trọng, khả năng xảy ra TNLĐ và ma trận xác định mức rủi ro cho các mối nguy về an toàn lao động . Áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro nửa định lượng của Viện khoa học ATVSLĐ, được xây dựng trên cơ sở phương pháp đánh giá của LB Nga và các quy chuẩn về vệ sinh lao động hiện hành của Việt Nam cho các mối nguy về sức khỏe.

Giải pháp kỹ thuật: Các biện pháp khống chế tác động xấu do nổ mìn hiện đang được khuyến khích sử dụng. Xây dựng và áp dụng chương trình ứng cứu tình huống khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập. Ở khu vực nghiền sàng: Trang bị hệ thống hút lọc bụi cục bộ hoặc hệ thống phun sương dập bụi cho máy nghiền sàng; Trang bị PTBVCN phù hợp cho người lao động theo đúng chủng loại, chất lượng, đồng thời quy định và chế tài cụ thể để NLĐ sử dụng khi làm việc: Nút tai chống ồn, kính bảo hộ, khẩu trang, mặt nạ chống bụi, quần áo bảo hộ lao động, găng tay, giầy chống đâm xuyên, mũ an toàn công nghiệp; Trồng cây xanh quanh khu văn phòng và trạm nghiền sàng, xung quanh mỏ cũng là một trong những biện pháp giảm thiểu bụi và tiếng ồn hiệu quả.

Bên cạnh đó, học viên đã đưa ra được các giải pháp kiểm soát nhằm giảm thiểu rủi ro. Xây dựng và duy trì một văn hóa an toàn và vệ sinh lao động: tận dụng tất cả các phương tiện sẵn có nhằm nâng cao những hiểu biết, kiến thức và nhận thức chung về những khái niệm về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, các nguy cơ, rủi ro cũng như cách phòng ngừa và kiểm soát chúng; Tăng cường sự tham gia của lãnh đạo vào quá trình quản lý ATVSLĐ; Tích hợp quản lý ATVSLĐ vào trong hệ thống quản lý chung của doanh nghiệp; Tăng cường sự tham gia của người lao động vào quản lý ATVSLĐ; Áp dụng qui trình đánh giá và kiểm soát rủi ro; Áp dụng kiểm toán thay cho tự kiểm tra

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Vấn đề về AT, VSLĐ trong khai thác đá đang ngày càng được thế giới cũng như Việt Nam quan tâm hơn, nó không những giúp bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động mà còn góp phần tích cực trong phát triển kinh tế xã hội bền vững. Sau thời gian khảo sát và đánh giá thực trạng điều kiện làm việc tại một số mỏ đá khu vực tỉnh Thanh Hóa, được sự hướng dẫn tận tình của GS.TS. Lê Vân Trình tôi đã xác định rõ mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, tập trung nghiên cứu các đề tài, tài liệu trong và ngoài nước có liên quan; nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về AT, VSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá ở Thanh Hóa để từ đó hiểu rõ đặc điểm, nội dung, những nhân tố ảnh hưởng, những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình khai thác đá.

Qua quá trình thực hiện luận văn: “Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại một số mỏ đá khu vực tỉnh Thanh Hóa”. Tôi thấy được, ngành công nghiệp khai thác đá là một ngành có rất nhiều yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại đến con người cũng như môi trường xung quanh khu vực có mỏ khai thác gây ra TNLĐ và BNN cho người lao động. Cụ thể, tôi đã nhận diện được 15 mối nguy an toàn và 6 mối nguy về sức khỏe. Từ thực tế quan sát, khảo sát và phân tích công việc ta thấy được TNLĐ và BNN xảy ra là do các hành vi chủ quan, hành vi mất an toàn của NLĐ, cụ thể như: NLĐ không tuân thủ đúng các quy trình kỹ thuật an toàn trong các công tác như: công tác khoan, công tác nổ mìn, trong vận chuyển tải,..; ý thức tự giác của NLĐ đang còn rất kém như: không sử dụng PTBVCN trong quá trình làm việc, cụ thể: làm việc trên vách đá cao nhưng không sử dụng dây đai an toàn, không đội mũ an toàn công nghiệp chống chấn thương sọ não, không sử dụng nút tai chống ồn khi làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn như khu nghiền sàng,…. Bên cạnh đó, người làm công tác an toàn tại mỏ vẫn chưa thực hiện nghiêm

túc các quy định về giám sát, thưởng phạt đối với công nhân do tính cả nể nên dẫn đến tình trạng chủ quan: chuyện to hóa nhỏ và chuyện nhỏ hóa không.

Do đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc nhằm giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động trong khai thác đá; hướng tới mục tiêu, quan trọng nhất là ngăn chặn tới mức tối đa TNLĐ, BNN, góp phần bảo vệ được tính mạng, sức khỏe của người lao động khai thác đá xây dựng, các doanh nghiệp trong ngành khai thác đá phải: Xây dựng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trong công ty bao gồm hệ thống pháp luật liên quan đến An toàn vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác đá. Bên cạnh đó phải đẩy mạnh tuyên truyền, huấn luyện giáo dục, nâng cao nhận thức của NLĐ về An toàn vệ sinh lao. Tổ chức các hoạt động tập thể tạo môi trường lao động vui vẻ thoải mái và an toàn.

Tóm lại, một doanh nghiệp muốn cạnh tranh thắng lợi và phát triển một cách bền vững thì phải biết sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực, thực hiện tốt công tác AT, VSLĐ và bảo vệ môi trường. Vấn đề ATVSLĐ vẫn đang còn là một vấn đề cần được quan tâm hơn hết trong công ty.

2. Khuyến nghị

Đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước

- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng gắn kết chặt chẽ hiệu quả sản xuất với AT, VSLĐ của doanh nghiệp. Cụ thể như:

+Xây dựng chính sách, pháp luật về AT, VSLĐ trong khai thác đá; + Xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia về AT, VSLĐ trong khai thác đá; + Kiểm soát chặt quy trình cấp phép khai thác.

+ Điều tra TNLĐ, BNN;

+ Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục về AT, VSLĐ;

+ Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát về AT, VSLĐ; + Khen thưởng về AT, VSLĐ.

- Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp về An toàn – vệ sinh lao động, lưu ý đến đặc thù của ngành khai thác đá.

- Có nhiều biện pháp nâng cao nhân thức về các quy định liên quan đến An toàn, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người lao động.

- Xiết chặt việc cấp phép đầu tư, loại bỏ sự hình thành những doanh nghiệp không đủ năng lực về khai thác đá và đảm bảo môi trường và ATVSLĐ;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm qui chuẩn kỹ thuật an toàn trong khai thác đá và qui định về quản lý ATVSLĐ;

- Xây dựng và hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác đá áp dụng mô hình quản lý ATVSLĐ hiệu quả.

- Phát động các phong trào thi đua, tuần lễ an toàn, các tháng hành động về AT, VSLĐ trong khai thác đá xây dựng.

Đề xuất đối với các mỏ đá tại khu vực Thanh Hóa

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về ATVSLĐ. - Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật an toàn trong khai thác đá - Thành lập Công đoàn cơ sở.

- Tiến hành xây dựng hệ thống quản lý về ATVSLĐ, tăng cường sự tham gia của lãnh đạo vào quá trình quản lý ATVSLĐ, tích hợp quản lý ATVSLĐ vào trong hệ thống quản lý chung của doanh nghiệp:

+ Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến ATVSLĐ và an toàn trong khai thác đá xây dựng.

+ Thành lập ban chỉ đạo hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại công ty.

- Tạo môi trường làm việc năng động, thoải mái và an toàn cho NLĐ + Tổ chức các cuộc thi về an toàn giữa các tổ đội với nhau.

- Đăng kiểm lại các thiết bị, máy móc đã hết hạn đăng kiểm. Ngừng hoạt động và thay mới toàn bộ các thiết bị, máy móc không còn đăng kiểm được nữa.

- Trồng cây xanh: các loại cây có tán rộng, nhanh phát triển xung quanh khu vực mỏ.

- Trang bị PTBVCN cho NLĐ đầy đủ, đúng sản phẩm, đúng chất lượng

theo thông tư 04/_2014/TT-BLĐTBXH.

- Tổ chức các hoạt động thi đua về ATVSLĐ.

- Khen thưởng những NLĐ có ý thức tốt trong việc thực hiện các nội quy, quy định của công ty cũng như ATVSLĐ.

- Xây thêm nhà kho đựng CTR trong đó phân loại rõ ràng, CTR còn tái chế và CTR chờ xử lý.

- Xây dựng lại khu vực sửa chữa máy móc thiết bị, làm mái che cho ô tô, máy xúc,…

- Phá bỏ khu nhà kho VLNCN.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Công Thương (2008), Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02:2008/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử

dụng và tiêu huỷ vật liệu nổ công nghiệp.

2. Bộ Công thương (2009), Quy chuẩn Việt Nam QCVN 04:2009/BCT - Quy

phạm an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Quy chuẩn Việt Nam QCVN 05: 2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổ chức lao động quốc tế (2011),

Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động, Nhà xuất bản

Lao động - Xã hội.

5. Đỗ Văn Hàn (2007), Sức khỏe nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội 6. Nguyễn Thắng Lợi (2013), Nghiên cứu và áp dụng thử mô hình quản lý rủi

ro trong sản xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động ở các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, Báo cáo tổng kết đề tài cấp

bộ mã số 209/13/TLĐ, Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật bảo hộ lao

động.

7. Bùi Xuân Nam (2014), An toàn và vệ sinh lao động trong ngành mỏ, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà nội

8. Quốc hội (2015), Luật an toàn, vệ sinh lao động

9. Quốc hội (2012), Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13. 10.Quốc hội (2001), Luật phòng cháy chữa cháy.

11.Quốc hội (2010), Luật Khoáng sản.

12. Hà Tất Thắng (2015), ”Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam”, Luận án tiến

13.Lê Vân Trình (2010), Quản lý môi trường lao động, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

14.Viện Tư vấn và phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (2012), Thực trạng quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên

khoáng sản trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất

bản Khoa học kỹ thuật.

Tài liệu tiếng Anh

15.J. Bennett (2007), Quarry health and safety management system, Trường đại học mỏ J.Bennett Camborne.

16.OHSAS Project Group (2008), Occupational Health and Safety

Management Systems – Guidelines for the Implementation of OHSAS

18001:2007 (Hệ thống quản lý AT, VSLĐ OHSAS – Hướng dẫn thực hiện

tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007),

17. Palassis J. et al (2006), A new American management Systems Standard in

Occupational Safety and Health – ANSI Z10, Journal of Chemical Health

& Safety, Jan/Feb., 2006;

18.Quốc hội Hàn Quốc (2006), Industrial Safety and health Act, Luật An toàn và sức khỏe công nghiệp:

19.Quốc hội Singapore (2006), The Workplace safety and health Act, Luật An toàn và sức khỏe nơi làm việc.

20.Quốc hội Malaysia (2001), Occupational Safety and Health Act, Luật an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

21.Quốc hội Trung Quốc (2002), Law of the People's Republic of China on

Work Safety, Luật An toàn Lao động của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại một số mỏ đá khu vực tỉnh thanh hóa (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)