7. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Tổng quan về an toàn vệ sinh lao động trong khai thác đá tại tỉnh Thanh
tỉnh Thanh Hóa
1.2.4.1. Tổng quan chung về tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở Cực Bắc miền Trung Việt Nam với diện tích khoảng 12.000 km2, là một tỉnh lớn đứng thứ 5 về diện tích, đứng thứ 3 về dân số trong cả nước, tiếp giáp với nhiều tỉnh thành khác nhau theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Thanh Hóa là tỉnh chuyển tiếp giữa Miền Bắc và Miền Trung Việt Nam về nhiều mặt: về khí hậu, Thanh Hóa mang khí hậu của miền Trung và miền Bắc; về hành chính, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc của
Trung Bộ, giáp với đồng bằng Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ; về địa chất, Thanh Hóa là đồng bằng lớn nhất Trung bộ, miền núi Thanh Hóa là sự nối dài của Tây Bắc Bộ, ngoài ra một phần nhỏ thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Địa hình Thanh Hóa trong bản đồ hành chính Thanh Hóa chỉ ra nó nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú. Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền:
Hình 1.1. Bản đồ hành chỉnh tỉnh Thanh Hóa
-Miền núi, trung du: Miền núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích của Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ, không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ.
-Vùng đồi núi: phía tây có khí hậu mát, lượng mưa lớn nên có nguồn lâm sản dồi dào, lại có tiềm năng thủy điện lớn, trong đó sông Chu và các phụ lưu có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các nhà máy thủy điện. Vùng đồi núi phía Nam thấp, đất màu mỡ thuận lợi cho mục đích phát triển cây
công nghiệp, lâm nghiệp, cây đặc sản, có rừng phát triển tốt, với nhiều gỗ quý, thú quý.
-Vùng đồng bằng : lớn nhất ở miền Trung và thứ ba của cả nước, nhờ phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp nên có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu thổ.
-Vùng ven biển: Bờ biển dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, phân bố các khu dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, khu công nghiệp.
Thanh Hóa là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị công nghiệp lớn như là Cromit, các khoáng sản làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất xi măng, đá ốp lát, đá vôi, đá xây dựng,…Hiện nay, Thanh Hóa có khoảng 296 mỏ và điểm khoáng sản với 42 loại khoáng sản khác nhau như: sét làm xi măng, đá vôi làm xi măng, đá granit và marble, crom, đôlômit, quặng sắt, secpentin, ngoài ra còn có vàng sa khoáng và các khoáng sản khác,...
1.2.4.2. Công tác an toàn vệ sinh lao động trong khai thác đá tại tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa là một tỉnh có rất nhiều mỏ đá cấp địa phương và khai thác tự do. Theo thống kê, năm 2018, UBND tỉnh Thanh Hóa đã thu hồi và đóng cửa 30 mỏ khoáng sản đã vi phạm quy định về an toàn trong khai thác, không tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã thực hiện chấn chỉnh, kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, nâng cao công tác quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản, kiểm tra rà soát lại toàn bộ các mỏ hết hạn để trình gia hạn hoặc yêu cầu đóng cửa mỏ. Năm 2018, Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, phê duyệt dự án khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, phương án bảo vệ khoáng sản, quy chế phối hợp quản lý khoáng sản khu vực giáp ranh với các tỉnh. Phối hợp với Cục thuế ký Quy chế trong quản lý hoạt
động khai thác tài nguyên khoáng sản và quản lý thuế. Thẩm định, trình UBND tỉnh cấp 42 giấy phép thăm dò khoáng sản, 54 giấy phép khai thác, phê duyệt 34 báo cáo thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng điều chỉnh tên khoáng sản 85 mỏ. Đặc biệt, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi, đóng cửa 30 mỏ khoáng sản; trong đó có 16 mỏ đất san lấp, 10 mỏ quặng, quặng sắt có hàm lượng quặng thấp và 4 mỏ đá vôi.
Hiện nay, Thanh Hóa vẫn còn tồn tại rất nhiều mỏ đá vi phạm trong khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng. Hàng loạt mỏ đá tại núi Vức, xã Đông Vinh, thành phố Thanh Hóa vi phạm trong khai thác khoáng sản như khai thác không đúng thiết kế mỏ được phê duyệt, khai thác ồ ạt vượt quá trữ lượng, không cắt tầng khai thác, khai thác vách đứng để lại nhiều đá om, đá treo lởm chởm, không tuân thủ các quy phạm về an toàn vệ sinh lao động khi làm việc gây nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn lao động là rất cao.
Hình 1.2: Công ty Hải Lộc Thắng khai thác đá tại Núi Vức
Công trường khai thác có rất nhiều đã nham nhở, không được quy hoạch theo đúng quy định. Phía chân núi là xe cộ, máy móc và công nhân không được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đang khoan những tảng đá to. Phí
trên vách núi là một nhóm thợ đang khoan đá để nhồi mìn trên vách đá dựng đứng, treo leo, bên cạnh là những tảng đá rạn nứt có thể sạt lỡ bất cứ lúc nào.
Hình 1.3: Công ty Hải Lộc Thắng khai thác đá tại Núi Vức
(Công nhân đang khoan đá tại chân núi nhưng không được trang bị PTBVCN)
Hình 1.4: Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất vật liệu xây dựng Thành Phát khai thác đá tại Núi Vức
Hình 1.5: Công ty Tân Thành 9 khai thác đá không đúng thiết kế mỏ được phê duyệt tại Núi Vức
Bên cạnh những mỏ đá vi phạm quy định trong khai thác khoáng sản thì vẫn còn rất nhiều mỏ đá khai thác trái phép như là: khai thác đá ra ngoài phạm vi mỏ, một số mỏ đá bị ngừng hoạt động nhưng vẫn khai thác bình thường. Tiêu biểu như:
Hình 1.6: Mỏ đá đã bị ngừng hoạt động nhưng vẫn tiến hành khai thác thuộc bản Tong, xã Trung Tiến, huyện Quan Hóa
Một số vụ tai nạn điển hình trong khai thác đá tại tỉnh Thanh Hóa
- Ngày 26/3/2014, tại Công ty TNHH Cao Minh (xã Cao Thịnh, Ngọc Lặc, Thanh Hóa) khi các công nhân đang đứng dưới chân mỏ thì đá từ lưng chừng núi đổ xuống khiến 3 công nhân bị thương và nhiều tài sản khác bị phá hủy.
- Ngày 28/3/2014, tại mỏ đá của Công ty Xuân Trường (xã Yên Lâm, Yên Định, Thanh Hóa) cũng xảy ra vụ tai nạn, đá từ trên cao rơi xuống khiến một người tử vong.
- Ngày 4/4/2014, tại mỏ khai thác đá của HTX chế biến và khai thác đá Đồng Thắng, xã Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa đã xảy ra vụ tai nạn lao động làm một người tử vong.
- Ngày 22/1/2016, tại khu vực mỏ đá núi Hang Cá, ở thôn Đông Sơn, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, Thanh Hóa (thuộc sở hữu của doanh nghiệp Tuấn Hùng) đã xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng làm chết 8 người.
- Ngày 29/10/2020, tại mỏ đá ở xã Đông Quang, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 1 công nhân của Công ty TNHH Khánh Thành tử vong.
Tóm lại, công nghệ khai thác, biện pháp kỹ thuật ở các mỏ đá ở Thanh Hóa hiện nay mà các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã đang áp dụng thường không tuân thủ các quy định kỹ thuật, an toàn lao động, còn nhiều công đoạn sử dụng công cụ, dụng cụ rất thô sơ, chủ yếu là thủ công. Đặc biệt, Thanh Hóa là một tỉnh thành đang phát triển nên nguồn nực về kinh tế tài chính đang còn hạn hẹp dẫn đến máy móc thiết bị chưa được đầy đủ, chủ yếu sử dụng máy cũ,…Bên cạnh đó nhận thức của NLĐ đang còn kém dẫn đến việc chấp hành các quy định không được tốt, do đó tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn diễn ra rất nghiêm trọng.
Tiểu kết chương 1
Đầu chương, luận văn đã đề cập đến nhu cầu tiêu thụ đá trên thị trường thế giới. Các nước có truyền thống và nhu cầu sử dụng số lượng đá lớn như là: Italia, Hy Lạp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản… Sản lượng khai thác đá của các quốc gia này chiếm khoảng 2/3 sản lượng của toàn thế giới.
Vấn đề AT,VSLĐ trong khai thác đá đang được thế giới quan tâm rất nhiều. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, các học giả nước ngoài đã và đang quan tâm, nghiên cứu về AT, VSLĐ, cách thức tổ chức quản lý đối với sản xuất – kinh doanh xây dựng, khai thác mỏ gắn với đảm bảo AT, VSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng như là: các tác giả của trường Đại học mỏ J. Bennett Camborne đã nghiên cứu và đề xuất một mô hình quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong các doanh nghiệp khai thác đá. Bên cạnh đó là hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 và hệ thống quản lý ATVSLĐ ANSI Z10 của Hoa Kỳ.
Chương 1 của luận văn cũng đã đề cập đến hệ thống các văn bản quy phạm phát luật của Việt Nam: cao nhất là Hiến pháp sau đó là các luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn trong khai thác đá. Bên cạnh đó là những bất cập trong khai thác đá từ cấp trung ương đến địa phương.
Trong chương này, học viên đã đưa ra được đặc điểm nổi bật của tỉnh Thanh hóa và một số mối nguy hại trong khai thác đá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Học viên đã thống kê được một số vụ tai nạn lao động gây thiệt hại nghiêm trọng trong những năm qua. Qua đó thấy được tầm quan trọng của AT,VSLĐ trong khai thác đá.
Chương 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TRONG KHAI THÁC ĐÁ TẠI MỘT SỐ MỎ ĐÁ KHU VỰC TỈNH THANH HÓA