Đặc điểm mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng công việc của cán bộ nhân viên tại kho bạc nhà nước tỉnh thừa thiên huế min (Trang 45 - 83)

4. Phương pháp nghiên cứ u

2.2.1 Đặc điểm mẫu khảo sát

Về mặt giới tính, có 60/113 đối tượng khảo sát trong mẫu là nam giới, chiếm tỷ lệ 53.1%. Lao động là nữ giới có 53 đối tượng, chiếm tỷ lệ 46.9%. Điều này khá phù hợp với đặc điểm chung của tổng thể người lao động tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế.

Biểu đồ 2.1: Giới tính của đối tượng khảo sát

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Về trình độ của đối tượng khảo sát, kết quả thống kê cho thấy các đối tượng khảo sát trong mẫu điều tra đa phần là đại học với 87/113 đối tượng (chiếm tỷ trọng 76.99%), tiTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾếp theo là đối tượng có trình độ trung cấp, cao đẳng với 16/113 đối

tượng (chiếm tỷ lệ 14.16%). Nhóm đối tượng có trình độ sau đại học chỉ chiếm khoảng 8.85% và đa phần là đối tượng giữ vai trò quản lý tại đơn vị.

Biểu đồ 2.2: Trình độ của đối tượng khảo sát

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Về độ tuổi, nhóm tuổi phổ biến nhất trong mẫu khảo sát là 30-40 tuổi với

35/113 đối tượng (chiếm tỷ lệ 30.97%), nhóm đối tượng có số lượng lớn tiếp theo là từ 41-50 tuổi với số lượng 27/113 đối tượng, chiếm tỷ lệ 23.89%. Đây là hai nhóm đối tượng lao động chủ yếu tại đơn vị.

Biểu đồ 2.3: Độ tuổi của đối tượng khảo sát

Nhóm lao động trẻ dưới 30 tuổi có 24/113 đối tượng, chiếm tỷ lệ 21.24% đối

tượng, đây là nhóm đối tượng kế cận, thay thế cho nhóm đối tượng lớn tuổi sẽ về hưu (từ 51 tuổi trở lên) trong vài năm tới.

Về mức thu nhập của cán bộ nhân viên, kết quả khảo sát trong mẫu cho thấy

đa phần từ 5-6 triệu/tháng với 52/113 đối tượng, chiếm tỷ trọng 46%, tiếp theo là mức lương từ 6 triệu trở lên với 29/113 đối tượng, chiếm tỷ lệ 25.66% và mức

lương dưới 5 triệu có 33 đối tượng, chiếm tỷ lệ 29.2%.

Biểu đồ 2.4: Mức thu nhập của đối tượng khảo sát

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Như vậy có thể thấy hơn 80% người lao động tại đơn vị có thu nhập từ 5 triệu/tháng trở lên. Đây là mức thu nhập cao so với mặt bằng chung của tỉnh Thừa Thiên Huế bởi mức thu nhập bình quân đầu người tại tỉnh hiện chỉ đạt

2.100USD/người/năm (Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, 2017).

Về đặc điểm đơn vị công tác, đây cũng là một đặc điểm được đưa vào nghiên

cứu, khảo sát bởi tính chất công việc sẽ phụ thuộc nhiều vào đặc thù đơn vị công tác do

đó có khả năng cao ảnh hưởng đến mức độ hài lòng công việc của người lao động. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 2.9: Tỷ lệ đối tượng khảo sát tại các phòng ban chức năng trong kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

Phòng Số lượng Phần trăm

Văn phòng 11 9.6

Phòng kế toán nhà nước 12 11.1

Phòng thanh tra- Kiểm tra 4 3.5

Phòng kiểm soát chi 7 6.0 Phòng tổ chức cán bộ 3 3.0 Phòng tin học 2 2.0 Phòng tài vụ 5 4.4 KBNN TX Hương Trà 6 5.5 KHNN Huyện Quảng Điển 7 6.5

KBNN Huyện Phong Điền 6 5.5

KBNN Huyện Phú Lộc 7 6.0

KBNN Huyện Nam Đông 7 6.0

KBNN Huyện A Lưới 6 5.5

KBNN Huyện Phú Vang 7 6.5

KBNN TX Hương Thủy 7 6.0

KBNN Thành phố Huế 16 14.1

Tổng 113 100

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Do mẫu được phân tầng về các phòng ban theo cơ cấu đã xác định dựa vào số liệu tổng thể nên tỷ lệ nhân viên tại các phòng ban tham gia vào mẫu khảo sát

tương tự như đặc điểm tổng thể.

2.2.2Đánh giá mức độ hài lòng trong công việc của người lao động tại kho bạcnhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo các thành phần ảnh hưởng mức độ hài lòng công việc của người lao động tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

cán bộ nhân viên tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi kiểm tra độ

tin cậy thang đo của từng thành phần trong 6 thành phần đo lường mức độ hài lòng về công việc của người lao động: (1) nhóm thành phần thuộc về tiền lương; (2)

nhóm thành phần thuộc về cơ hội thăng tiến đào tạo; (3) nhóm thành phần thuộc về

cấp trên; (4) nhóm thành phần thuộc về đồng nghiệp; (5) nhóm thành phần thuộc về

bố trí, đánh giá công việc và (6) nhóm thành phần thuộc về phúc lợi thông quan chỉ

số đánh giá độ tin cậy Cronbach Alpha.

Cronbach Alpha là công cụ giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo không đạt yêu cầu. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang cho rằng “Khi đánh giá thang đo, chúng ta cần sử dụng Cronbach alpha để loại các biến rác trước khi sử

dụng EFA. Nếu không theo trình tự này, các biến rác có thể tạo ra các yếu tố giả”.

Các quan sát có hệ số tương quan biến- tổng (item- total correlation) < 0.30 sẽ bị

loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach alpha từ 0.60 trở lên. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc cho rằng: “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0.80 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.70 đến 0.80 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.60 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới

đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Bảng 2.10 Độ tin cậy thang đo các thành phầnảnh hưởng mức độ hài lòng công việc của người lao động tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

Tiêu chí Tương quan

biến tổng- thành phần Giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến I. Tiền lương: 0.875 Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc 0.604 0.872

Tiền lương được trả công bằng giữa những người lao động 0.775 0.836 Tiền lương phù hợp với mặt bằng chung tại địa phương 0.905 0.830 Tiền lương trả đầy đủ và đúng hạTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾn 0.702 0.850

Chính sách thưởng công bằng và thỏa đáng 0.612 0.864 Anh/ chị biết rõ chính sách lương thưởng, trợ cấp đơn vị 0.593 0.867

II. Cơ hội thăng tiến - đào tạo: 0.721

Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc tại đơn vị 0.494 0.670

Chính sách thăng tiến rõ ràng 0.663 0.575

Anh/ chị được đào tạo và phát triển nghề nghiệp 0.617 0.594

Anh/chị được tham gia đề bạt 0.308 0.778

III. Cấp trên: 0.803

Anh/ chị nhận được nhiều sự hỗ trợ của cấp trên 0.585 0.766 Cấp trên lắng nghe quan điểm và suy nghĩ của anh/chị 0.650 0.745 Cấp trên coi trọng tài năng và sự đóng góp của anh/chị 0.531 0.782

Anh/ chị được đối xử công bằng 0.636 0.750

Cấp trên có năng lực, tầm nhìn và có khả năng điều hành tốt 0.539 0.780

IV. Đồng nghiệp: 0.728

Đồng nghiệp luôn sẵn sàng chia sẽ và giúp đỡ lẫn nhau

trong công việc 0.576 0.609

Các đồng nghiệp của anh/ chị phối hợp làm việc tốt 0.567 0.625

Đồng nghiệp của anh/ chị rất thân thiện 0.513 0.690

V. Bố trí, đánh giá công việc: 0.796

Anh (chị) thường được phân công công việc một cách rõ ràng 0.638 0.723

Việc phân chia công việc hợp lý 0.677 0.680

Việc phân tích và đánh giá kết quả công việc của mỗi nhân

viên đang được triển khai rất tốt. 0.603 0.760

VI. Phúc lợi: 0.785

Chính sách phúc lợi rõ ràng hữu ích 0.602 0.741

Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm chu đáo của đơn

vị đối với anh/chị 0.744 0.580

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ban đầu cho giá trị Cronbach’s Alpha

của các nhóm biến đều trên 0.7 nên tất cả thành phần đều nằm trong khoảng giá trị

chứng minh thang đo có thể sử dụng được (Trên 0.7).

2.2.2.2 Đánh giá mức độ hài lòng công việc của cán bộ nhân viên tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động về vấn đề tiền lương

Kết quả thống kê mức độ hài lòng công việc của cán bộ nhân viên tại kho bạc

nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế về vấn đề tiền lương thu được như sau:

Bảng 2.11: Kết quả đánh giá của người lao động về vấn đề tiền lươngtại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế

Tiêu chí Min Max Trung

bình

Độ lệch chuẩn Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc 1.00 5.00 3.5044 1.01879 Tiền lương được trả công bằng giữa những

người lao động 2.00 5.00 4.0531 .85399

Tiền lương phù hợp với mặt bằng chung tại địa

phương 3.00 5.00 3.9735 .61905

Tiền lương trả đầy đủ và đúng hạn 1.00 5.00 3.5664 .95315

Chính sách thưởng công bằng và thỏa đáng 3.00 5.00 4.3097 .74498 Anh/ chị biết rõ chính sách lương thưởng, trợ

cấp đơn vị 1.00 4.00 3.0354 .81207

Nguồn: Kết quả khảo sát

Tiêu chí tiền lương tương xứng với kết quả làm việc được đánh giá không

cao với điểm trung bình 3.50/5. Giá trị độ lệch chuẩn thu được cũng khá lớn 1.0188,

điều này cho thấy mức độ hài lòng với tiêu chí tiền lương xứng đáng với kết quả

làm việc khá phân tán, cán bộ nhân viên đơn vị có cái nhìn, đánh giá về chính sách tiền lương chưa thật sự đồng nhất về quan điểm.

Biểu đồ 2.5: Mức độ đồng ý của ngươi lao động về tiêu chí tiền lương xứng đáng với kết quả làm việc

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Nguyên nhân là do tính chất công việc các bộ phận có sự khác biệt nhau, quy

định về trợ cấp, phụ cấp cho công việc không có sự chênh lệch nhiều. Điều này dẫn

đến nhiều cán bộ cho rằng công việc mình làm nặng nhọc nhưng lương không

chênh lệch nhiều so với những bộ phận khác.

Kết quả thống kê tần số của tiêu chí này cho thấy có khoảng 16% cán bộ nhân viên phản hồi tiêu cực về tiêu chí này, khoảng tầm 30% đánh giá ở mức trung lập và mức đồng ý, rất đồng ý với vấn đề tiền lương xứng đáng với công việc là hơn 50%.

Để chắc chắn hơn về mặt kết quả, chúng tôi tiến hành kiểm định trung bình một mẫu với cặp giả thuyết như sau:

H0: Mức độ đồng ý của người lao động về vấn đề tiền lương tương xứng với kết quả làm việc làở mức trung bình

H1: Mức độ đồng ý của người lao động về vấn đề tiền lương tương xứng với kết quả làm việc là trên mức trung bình

Bảng 2.12: Kiểm định mức độ đồng ý trung bình của người lao động về vấn đề tiền lương tương xứng với kết quả làm việc

Giá trị kiểm định = 3

Ước lượng khoảng tin cậyở mức độ tin cậy 95% t Bậc tự do Sig. (2- tailed) Chênh lệch giá trị trung bình Giới hạn dưới Giới hạn trên Tiền lương tương xứng với kết quả làm việc 5.263 112 0.000 0.50442 0.3145 0.6943

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Kết quả thống kê thu được giá trị Sig=0.000<0.05 nênở mức độ tin cậy 95% chúng ta bác bỏ H0, chấp nhận H1, nghĩa là mức độ đồng ý trung bình của cán bộ

nhân viên của đơn vị về vấn đề tiền lương tương xứng với kết quả làm việc là trên mức bình thường.

Tiêu chí tiền lương được trả công bằng giữa những người lao động được

người lao động tại đơn vị đánh giá ở mức điểm hài lòng trung bình là 4.05, xấp xỉ

mức hài lòng.

Nghi ngờ mức đánh giá trung bình chung của toàn đơn vị làở mức hài lòng, chúng tôi tiến hành kiểm định trung bình một mẫu đối với tiêu chí này với cặp giả

thuyết như sau:

H0: Mức độ đồng ý của người lao động về vấn đề Tiền lương được trả công bằng giữa những người laođộng là ở mức hài lòng

H1: Mức độ đồng ý của người lao động về vấn đề Tiền lương được trả công bằng giữa những người lao động là khác mức hài lòng

Bảng 2.13: Kiểm định mức độ đồng ý trung bình của người lao động về vấn đề tiền lương được trả công bằng giữa những người lao động

Giá trị kiểm định = 4

Ước lượng khoảng tin cậyở mức độ tin cậy 95% t Bậc tự do Sig. (2- tailed) Chênh lệch giá trị trung bình Giới hạn dưới Giới hạn trên Tiền lương được trả công bằng giữa những người lao động 0.661 112 0.510 0.05310 -0.1061 0.2123

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Kết quả thu được giá trị Sig=0.510>0.05 nên với độ tin cậy 95%, chúng tôi kết luận rằng đa phần người lao động đánh giá về mức độ công bằng trong tiền

lương ở mức hài lòng.

Đối với tiêu chí tiền lương phù hợp với mặt bằng chung tại địa phương, mặc dù mức lương của đại đa số cán bộ nhân viên là từ 4 triệu trở lên, cao hơn thực tế

mức GDP bình quân đầu người công bố của tỉnh năm 2016 là 2.100USD/người/năm

tuy nhiên đa phần người lao động lại đánh giá trung bình cho tiêu chí này chỉ đạt 3.974, xấp xỉ mức độ hài lòng.

Nghi ngờ kết quả đánh giá của tổng thể đối với tiêu chí Tiền lương phù hợp với mặt bằng chung tại địa phương, chúng tôi tiến hành kiểm định trung bình một mẫu với cặp giả thuyết:

H0: Mức độ đồng ý của người lao động về vấn đề tiền lương phù hợp với mặt bằng chung tại địa phương là ở mức hài lòng

H1: Mức độ đồng ý của người lao động về vấn đề tiền lương phù hợp với mặt bằng chung tại địa phương là dưới mức hài lòng

Kết quả thống kê cho thấy giá trị Sig thu được trong trường hợp kiểm định 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

lòng trung bình của người lao động đối với tiêu chí này vẫn đang ở mức hài lòng.

Bảng 2.14: Kiểm định mức độ đồng ý trung bình của người lao động về vấn đề tiền lương phù hợp mặt bằng chung tại địa phương

Giá trị kiểm định = 4

Ước lượng khoảng tin cậyở mức độ tin cậy 95% t Bậc tự do Sig. (2- tailed) Chênh lệch giá trị trung bình Giới hạn dưới Giới hạn trên Tiền lương phù hợp với mặt bằng chung tại địa phương

-0.456 112 0.649 -0.02655 -0.1419 0.0888

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Đối với tiêu chí tiền lương được trả đầy đủ và đúng hạn, kết quả thống kê cho thấy người lao động đánh giá tiêu chí này với mức điểm trung bình trong thang

đo mức độ hài lòng là 3.566. Trong đó có khoảng 12% là đánh giá tiêu cực ở tiêu chí này, 28.3% đánh giá ở mức độ bình thường. Mức độ đánh giá tiêu chí này ở

chiều hướng tích cực (đồng ý và rất đồng ý) cũng khá cao, chiếm tỷ lệ gần 60%.

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Tiến hành kiểm định trung bình một mẫu đối với tiêu chí tiền lương trả đầy

đủ và đúng hạn với cặp giả thuyết:

H0: Mức độ đồng ý của người lao động về vấn đề Tiền lương trả đầy đủ và

đúng hạn làở mức bình thường

H1: Mức độ đồng ý của người lao động về vấn đề Tiền lương trả đầy đủ và

đúng hạn là trên mức bình thường

Bảng 2.15: Kiểm định mức độ đồng ý trung bình của người lao động về vấn đề tiền lương trả đầy đủ và đúng hạn

Giá trị kiểm định = 3

Ước lượng khoảng tin cậyở mức độ tin cậy 95% t Bậc tự do Sig. (2- tailed) Chênh lệch giá trị trung bình Giới hạn dưới Giới hạn trên Tiền lương trả đầy đủ và đúng hạn 6.317 112 0.000 0.56637 0.3887 0.7440

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Kết quả thu được giá trị sig bằng 0.000<0.05 nên ở mức độ tin cậy 95%, có thể kết luận mức độ đánh giá trung bình của người lao động đối với tiêu chí này vẫn

đang ở trên mức bình thường chứ không thiên về chiều hướng tiêu cực.

Đánh giá của người lao động về tiêu chí chính sách thưởng công bằng và thỏa đáng, kết quả thống kê cho thấy đa phần người lao động có đánh giá cao đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ hài lòng công việc của cán bộ nhân viên tại kho bạc nhà nước tỉnh thừa thiên huế min (Trang 45 - 83)