4. Phương pháp nghiên cứ u
3.2.1 Giải pháp chung
- Công tác quản lý nguồn nhân lực phải được chú trọng hơn nữa và ban lãnh
đạo kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải xem đây là vấn đề quan trọng nhằm nâng cao hơn nữa thế mạnh của kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của các cán bộ quản lý đặc biệt là ở bộ phận quản trị nhân sự để việc đề ra các giải pháp, kế hoạch về nguồn nhân lực và giải quyết các vấn đề được hiệuquả hơn.
- Có biện pháp và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong kho bạc nhà nước cả về trìnhđộ chuyên môn lẫn trìnhđộ nhận thức, đáp ứng tốt nhu cầu thực tại, phù hợp nhiệm vụ Đảng và nhà nước giao phó.
- Tập trung giải quyết tốt những vấn đề chưa được đánh giá cao, tránh xảy ra tình trạng cán bộ công nhân viên cảm thấy bất mãn dẫn đến làm việc không nhiệt tình không mang lại hiệu quả cao.
- Phải có cái nhìn đúng đắn hơn trong lĩnh vực quản trị nhân sự và đặc biệt là việc đánh giá mức độ hài lòng trong công việc của người lao động, phải chú trọng
và quan tâm hơn nữa đến công việc cũng như đời sống của cán bộ nhân viên.
- Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế nên tạo điều kiện cho người lao
động được tham gia đóng góp ý kiến của mình đối với các chính sách về nhân sự và những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của người lao động nhằm đảm bảo sự trao
đổi thông tin giữa nhân viên và Ban lãnh đạo đơn vị. Các quyết định đưa ra sẽ phù hợp hơn đối với điều kiện hiện nay củađơn vị và phù hợp với nguyện vọng của người
lao động.
- Nên chú trọng thực hiện và xem xét một số giải pháp đãđược người nghiên cứu đề xuất ở trên. Đồng thời Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế phải luôn học tập nhữTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾng mô hình quản trị hay và phù hợp để áp dụng đối vớiđơn vị mình.
3.2.2 Giải pháp cụ thể
3.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống trả lương, thưởng cho người lao động
Hiện tại đa số người lao động đều khá hài lòng với mức lương mà cơ quan đang chi trả vì so với mặt bằng chung của toàn tỉnh thì thu nhập của người lao động tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế là khá cao. Tuy nhiên, kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huếcũng cần:
- Xác định lại cấu trúc hệ thống tiền lương bao gồm các ngạch tiền lương,
mức lương tương ứng với mỗi ngạch và các hình thức trả lương ứng với mỗi vị trí công việc. Cấu trúc tiền lương sẽ bao gồm hai phần là tiền lương cố định và tiền
lương biến đổi. Tiền lương cố định qui định cụ thể về mức lương và hệ số lương
cho từng chức danh công việc. Tiền lương biến đổi sẽ dựa trên kết quả đánh giá
thực hiện công việc của người lao động, dựa trên kết quả lao động đạt được.
- Tăng cường công tác tư tưởng tác động đến nhận thức của người lao động về công tác tiền lương. Cần tạo cho cán bộ, nhân viên có cảm giác công bằng nhiều
hơn. Trong cách đối xử của lãnh đạo đối với cán bộ, nhân viên cần khách quan, tránh để cán bộ, nhân viên có cảm giác thiên vị trong đánh giá hệ số tiền lương. Ở các đánh giá, các quyết định của cấp trên đối với cán bộ, nhân viên cần thiết phải thể hiện cho họ thấy những đánh giá, những quyết định đó của lãnh đạo là đúng là
phù hợp với tình hình thực tế của mỗi người, mỗi công việc cụ thể.
- Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế nên có đánh giá, xếp hạng mỗi năm
theo thứ tự A, B,C, D... kèm theo những bước điều chỉnh tăng lương hoặc giảm
lương với từng người. Điều này sẽ giúp những người xếp ở vị trí thấp hiểu là họ
phải cố gắng để nhận được mức lương cao, còn những người ở mức lương cao rồi sẽ cố gắng hơn nữa. Đồng thời tuyên dương những cán bộ, nhân viên có thành tích tốt trong công tác trước tập thể và có hình thức khen thưởng bằng tiền xứng đáng
cho mỗi cán bộ, nhân viên. Điều đó sẽ gia tăng động lực làm việc trong họ tại cơ quan, đơn vị.
- Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế cần có chế độ khen thưởng hợp lý. Mục đích của thưởng là nhằm trả thu nhập cho người lao động khuyến khích họ làm việc tốt hơn để có được một phần thành tích nhất định trong công việc, các KPI đề ra. Để nhân viên có được sự thỏa mãn đối với các khoản thưởng, kho bạc nhà nước Tỉnh phải xây dựng cho mình chính sách thưởng rõ ràng và toàn diện ngay từ ban
đầu với các mức thưởng cụ thể cho từng thành tích cụ thể. Đến lúc xét thưởng, cơ
quan cần phải dựa và những gì đã đề ra mà thưởng. Tuy nhiên cần phải tránh
thưởng tràn lan bình quân thường thấyở các cơ quan nhà nước vì nó ít có tác dụng tạo sự thỏa mãn hay động viên người lao động làm việc tốt hơn mà được xem như
là một khoản lương khác vì khoản thưởng này không phụ thuộc vào hiệu suất làm việc của họ
3.2.2.2 Đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động, tăng cường bổ sung các phúc lợi ngoài lương
-Kho bạc tỉnh Thừa Thiên Huế cần thực hiện đầy đủ và kịp thời các qui định của Nhà nước với việc thực hiện các chế độ cho người lao động về lương thưởng, nghỉ ngơi, các loại bảo hiểm. Đảm bảo 100% cán bộ nhân viên đều được đóng bảo hiểm theo quy định của nhà nước sau thời gian học việc và được ký hợp đồng lao
động (BHXH, BHYT, BHTN…). Được thanh toán bảo hiểm nếu cán bộ, nhân viên xin nghĩ việc có trình đơn trước 1 tháng. Đồng thời phải có biện pháp để phổ biến rõ ràng các chế độ cho nhân viên để họ biết được và cảm thấy hài lòng hơn với việc
đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động.
- Ngoài vấn đề lương thì người lãnh đạo kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế cần tính toán đến các chế độ phúc lợi xã hội hợp lý cho người lao động, rất nhiều doanh nghiệp, cơ quan hiện nay đã bổ sung các phúc lợi ngoài lương như trợ cấp tiền
xăng, tiền ăn trưa, tiền thuê bao điện thoại, tiền trang phục... và nhiều chăm sóc đặc biệt khác. Hoặc gia tăng các khoản phúc lợi cho cán bộ nhân viên như quà mừng sinh nhật, hoặc đến tận nhà thăm hỏi, động viên mỗi khi cán bộ nhân viên hoặc người nhà
ốm đau, tai nạn, có tiền bồi dưỡng những cán bộ nhân viên nữ khi sinh con….
Những chăm sóc này có thể không lớn, nhưng lại được người lao động đánh
giá cao, bởi đã chứng tỏ chủ cơ quan thực sự quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên, là những “cái neo” có thể giữ được lòng trung thành của đội ngũ nhân viên. Sự thể hiện quan tâm chăm sóc qua các hình thức đó làm gia tăng sự
hài lòng của nhân viên về chính sách đãi ngộ của kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao uy tín, nhất là “cái tình" củađơn vị.
3.2.2.3 Thực hiện bố trí công việc hợp lý, xây dựng quy trình đánh giá công việc
- Trên cơ sở lao động sẵn có, Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiến hành bố trí, phân công lao động đúng người, đúng việc, đúng trình độ và phải biết
quan tâm đến sinh lý, sức khỏe, giới tính, tuổi tác của cán bộ nhân viên sao cho
phát huy được sở trường, kỹ năng và tránh điểm yếu của họ. Đồng thời trưng cầu ý kiến của cán bộ nhân viên về mong muốn làm việc của họ và sự phù hợp với những vị trí nào để tiến hành bố trí lại cho phù hợp.
- Để nâng cao năng suất lao động của cán bộ nhân viên tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế, trong thời gian tới ban lãnh đạo đơn vị cần tiến hành rà soát lạo động ở các phòng ban theo trìnhđộ cũng như sở trường của từng lao động, theo chức năng, nhiệm vụ để cân đối, bố trí lại cho hợp lý.
+ Cơ cấu lại lao độngở các phòng ban theo hướng gọn nhẹ.
+ Những người còn thiếu, còn yếu về khả năng, chuyên môn thì tổ chức đào
tạo lại cho họ.
+ Những người không đủ trình độ, hoặc không có ý thức kỷ luật thì chấm dứt hợp đồng, sa thải.
Phải quy định rõ trách nhiệm và phạm vi phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban và giữa các cá nhân.
- Khi thực hiện việc triển khai đánh giá thực hiện công việc cần chú ý đến việc xây dựng hệ thống các bảng phân tích công việc và tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành
công việc một cách chi tiết, cụ thể để cán bộ nhân viên có thể tham khảo, tự đánh
giá mức độ thực hiện công việc của bản thân và để người khác dựa vào đó đánh giá
Huế cần ra quyết định ban hành quy trìnhđánh giá thực hiện công việc và triển khai áp dụng cho các bộ phận phòng ban,đơn vị.
- Quy trìnhđánh giá thực hiện công việc phải đảm bảo người đánh giá, đánh giá đúng đối tượng. Kết quả đánh giá phải được sử dụng làm cơ sở cho các quyết
định nhân sự như khen thưởng, kỷ luật, các quyết định về tiền lương, tiền thưởng, các quyết định về điều động, bổ nhiệm, đào tạo, phát triển và các chính sách nhân sự khác.
3.2.2.4 Giải pháp về cơ hội đào tạo và thăng tiến
Kho bạc nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế cần xây dựng chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Từ đó xác định, phân loại nhu cầu đào tạo, các loại hình
đào tạo và nội dung đào tạo…cũng như dự trù kinh phí dành cho đào tạo hàng năm. Đơn vị cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động một cách hợp lí
như:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. Bồi dưỡng
cơ bản về quy trình, kỹ thuật sản xuất, bồi dưỡng nghiệp vụ, bồi dưỡng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp…
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ tham gia đào tạo, cán bộ đào tạo phải là những người giỏi nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm để đủ khả năng đề xuất, đánh giá
chất lượng, và phải là những người có năng lực,tâm huyết với việc đào tạo.
- Có kế hoạch, chính sách, tiêu chuẩn hỗ trợ để cán bộ nhân viên tích cực tham gia các chương trình học liên quan đến hoạt động, nghiệp vụ của kho bạc.
- Bên cạnh việc áp dụng phương pháp đào tạo nội bộ cần thường xuyên kết hợp phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan để đào tạo nhằm học hỏi thêm được kiến thức cũng như kinh nghiệm cần thiết.
Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải lưuý rằng, hiện nay tạiđơn
vị sự cảm nhận về cơ hội thăng tiến trong công việc của nhân viên chưa cao. Đơn vị
cần có những biện pháp thích hợp để nâng cao cảm nhận này của nhân viên.
- Đối với các nhân viên trẻ tuổi cần bố trí cho họ những công việc mang tính thử thách đểTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ họ cảm thấy thú vị hơn với công việc đồng thời cần phải có chế độ đề
bạt thăng tiến thích hợp khi nhân viên thực hiện tốt công việc được giao.
- Luôn luôn đảm bảo tính công bằng trong đề bạt thăng tiến đối với các nhân
viên. Nhân viên nào có năng lực tốt và thực hiện tốt công việc thì phải có được sự
tôn trọng của đơn vị và luôn đảm bảo cho họ có được vị trí làm việc phù hợp với
năng lực của mình.
- Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cần phải cụ thể hóa các tiêu chuẩn để được thăng tiến trong công việc đồng thời phải công bố rõ ràng cho toàn thể nhân viên được biết để họ có mục tiêu phấn đấu cho riêng mình.
3.2.2.5 Xây dựng và nâng cao mối quan hệ tập thể giữa nhân viên với nhau và giữa nhân viên với lãnh đạo doanh nghiệp
- Kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế phải có các biện pháp tạo nên một
môi trường làm việc tốt hơn cho người lao động, tạo nên một mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân trong cùng một tập thể. Tạo nên sự hòa đồng bằng các cuộc vui
chơi dã ngoại cho nhân viên, các buổi tiệc...nhằm thắt chặt tính đoàn kết trong tập thể để người lao động có tinh thần vui vẻ hơn khi làm việc trong môi trường nhóm.
- Hằng năm vào các dịp kỳ nghỉ nên tổ chức các chuyến tham quan du lịch theo nhu cầu của cán bộ công nhân viên. Tạo nên không khí thoải mái, gắn bó thân thiết giữa các nhân viên với nhau. Từ đó họ sẽ hiểu nhau hơn trong đời sống cũng
như công việc.
- Phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức các cuộc thi mang tính chất quần chúng - Đối với những nhân viên mới thì phải tạo cho những người này có thể hòa nhập tốt hơn vào tập thể và vào công việc cụ thể của bản thân bằng cách xây dựng
các chương trình hòa nhập môi trường dành cho nhân viên mới, luôn phân công
người hướng dẫn tận tìnhđối với công việc giúp người lao động không cảm giác lạc lõng và bị tách biệt khỏi môi trường chung.
- Đối với cán bộ lãnhđạo tại kho bạc nhà nước Tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Trong phong cách lãnh đạo của mình cần tạo ra bầu không khí thực sự thân thiện với các nhân viên, đồng thời cần quan tâm và lắng nghe nhân viên hơn nữa để
đóng góp cho công việc.
+ Một người lãnh đạo tốt cần phải có sự quan tâm và biết cách khen thưởng nhân viên kịp thời và đúng cách, và cũng có biện pháp nhắc nhở, cảnh cáo khi họ
làm sai.
+ Nhà lãnh đạo phải thể hiện được sự công bằng trong đối xử đối với tất cả các nhân viên, đông thời phải là không ngừng hoàn thiện năng lực chuyên môn,
năng lực quản lý, đạo đức có như vậy tiếng nói mới có trọng lượng và khuyến khích nhân viên nổ lực phấn đấu
+ Để thắt chặt thêm tình cảm giữa lãnh đạo và nhân viên thì trong những buổi liên hoan, gặp mặt với nhân viên lãnh đạo cần tìm hiểuở nhân viên là lý do vì sao nhân viên cảm thấy lãnhđạo chưa được gần gũi, thân thiết với họ để khắc phục những điều đó.
- Ngoài ra đơn vị phải tổ chức hệ thống thông tin nội bộ thật tốt để nhận được các thông tin phản hồi một cách khách quan nhất từ phía người lao động như hòm
thư góp ý, mail trực tiếp cho lãnh đạo, các cuộc thăm dò ý kiến...
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sự hài lòng công việc là một trong những nhân tố then chốt giúp người lao
động trung thành, xem doanh nghiệp, cơ quan đang công tác như “mái nhà thứ hai” của họ để ra sức cống hiến, làm việc. Qua nghiên cứu, tác giả đã khái quát hóa
được về mặt lý luận liên quan sự hài lòng công việc, tổng hợp được một số mô hình nghiên cứu liên quan, các công trình nghiên cứu của các tác giả khác để có cái nhìn toàn cảnh và chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng sự hài lòng công việc.
Từ phân tích thực trạng tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế về vấn đề