6. Kết cấu của đề tài
2.2.3. Về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ
2.2.3.1. Trình độ chuyên môn của người lao động
Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng công việc của NLĐ tại của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang chính là trình độ đầu vào của NLĐ khi tuyển dụng, để thấy rõ hơn về trình độ chuyên môn của NLĐ tại công ty qua các năm, ta có bảng thống kê dưới đây:
Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019
TT Trình độ chuyên môn Năm 2017 2018 2019 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Trên Đại học 3 5,1 8 13,1 13 19,7 2 Đại học 25 42,4 34 55,7 39 59,1 3 CĐ - TC 27 45,8 15 24,6 10 15,2 4 LĐPT 4 6,8 4 6,6 4 6,1 Tổng cộng 59 100,0 61 100,0 66 100,0 (Nguồn: Phòng HC-NS)
Qua số liệu ở bảng trên cho thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang chủ yếu tập trung ở trình độ Đại học là đông nhất, đồng thời trình độ chuyên môn của đội ngũ NLĐ của công ty có xu hướng tăng qua các năm theo chiều hướng tích cực, cụ thể:
Tập trung đông nhất trình độ ĐH năm 2017 chỉ có 25 người, chiếm tỷ lệ 42,4%, năm 2018 có 34 người, chiếm tỷ lệ 55,7%, tăng 9 người so với năm 2017, tỷ lệ tăng đạt 36,0% và đạt 39 người trong năm 2019 chiếm tỷ lệ 59,1%.
Ở trình độ trên ĐH, năm 2017 trình độ trên ĐH chỉ có 3 người, chiếm tỷ lệ 5,1%, tỷ lệ này tăng dần đến năm 2018 và 2019 có tỷ lệ lần lượt là 13,1% và 19,7%. Đối với trình độ Cao đẳng và trung cấp có xu hướng giảm dần qua các năm, nguyên do NLĐ học tập nâng cao trình độ hơn nên số lượng giảm qua các năm, cụ thể:
Đối với trình độ CĐ-TC năm 2017 có 27 người, chiếm tỷ lệ 45,8%, tỷ lệ này giảm dần còn lại trong 2 năm 2018 và 2019 lần lượt là 24,6% và 15,2%. Riêng trình độ lao động phổ thông có số lượng không thay đổi qua các năm, đây cũng chính là đội ngũ bảo vệ và lực lượng lao công của công ty, nên không cần trình độ cao. Qua đó cho thấy trình độ chuyên môn của NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số NLĐ vẫn còn ở trình độ CĐ-TC, điều này ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả công việc tại công ty, chính vì vậy lãnh
đạo cần quan tâm, động viên những lao động này học tập và nâng cao trình độ hơn cho những năm tới.
Hình 2.6. Trình độ chuyên môn NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019
(Nguồn: Phòng HC-NS) 2.2.3.2. Trình độ tin học, Anh ngữ của người lao động
Cùng với trình độ chuyên môn thì trình độ Anh ngữ và trình độ tin học là yếu tố góp phần nâng cao kỹ năng và các thao tác trong công việc của mỗi người lao động nói chung cũng như đối với NLĐ tại Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang.
- Về tin học
Để thấy rõ hơn về trình độ tin học của đội ngũ NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang, ta có hình vẽ dưới đây:
Hình 2.7. Trình độ tin học NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019
(Nguồn: Phòng HC-NS)
Từ hình trên ta thấy, tỷ lệ NLĐ có trình độ tin học A giảm dần, và tỷ lệ NLĐ có trình độ B, trên trình độ B tăng dần qua các năm, cụ thể:
Đối với trình độ A, năm 2017 toàn công ty có 35 người, đạt tỷ lệ 59,3%, giảm dần đến năm 2018 chỉ còn lại 20 người, chiếm tỷ lệ 32,8%, năm 2019 chỉ còn 11 người, chiếm tỷ lệ 16,7%, nguyên nhân người trình độ A giảm do NLĐ tích cực học tập nâng cao trình độ tin học, chính vì vậy số lượng NLĐ có trình độ B và trên trình độ B tăng qua các năm.
Ở trình độ B, trong năm 2017 toàn công ty có 14 người, chiếm tỷ lệ 23,7%, đến năm 2018 toàn công ty có 28 người, chiếm tỷ lệ 45,9% và đạt 35 người, chiếm tỷ lệ 53,0% trong năm 2019. Tỷ lệ NLĐ trên trình độ B tin học lần lượt trong 3 năm từ 2017-2019 là 10,2%, 14,8% và 24,2%. Riêng người chưa qua đào tạo chủ yếu là đội ngũ bảo vệ và công nhân vệ sinh, mỗi năm đều có số lượng không thay đổi là 4 người, tỷ lệ lần lượt từ năm 2017-2019 là 6,8%, 6,6% và 6,1%, do đặc thù công việc nên đội ngũ NLĐ này không cần trình độ về tin học.
- Về Anh ngữ
Để thấy rõ hơn về trình độ Anh ngữ của đội ngũ NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang, dưới đây là hình vẽ thể hiện trình độ Anh ngữ của đội ngũ NLĐ trong công ty từ năm 2017-2019:
Hình 2.8. Trình độ Anh ngữ NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019
(Nguồn: Phòng HC-NS)
Từ hình vẽ trên ta thấy trình độ Anh ngữ của đội ngũ NLĐ Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang có xu hướng tăng theo chiều hướng tích cực, cụ thể: Đối với trình độ A có số lượng NLĐ giảm dần qua các năm, năm 2017 có tới 33 người, chiếm tỷ lệ 55,9%, đến năm 2018 giảm chỉ còn 25 người, chiếm tỷ lệ 41,0% và năm 2019 tỷ lệ này còn lại 30,3%.
Đối với trình độ B, năm 2017 có 18 người, chiếm tỷ lệ 30,5%, năm 2018 có 25 người đạt 41,0% và tăng lên trong năm 2019 đạt 31 người, chiếm tỷ lệ 47,0%.
Ở cấp độ trên trình độ B, năm 2017 chỉ có 4 người, chiếm tỷ lệ 6,8%, đến năm 2018 có tới 7 người, chiếm tỷ lệ 11,5% và đạt 16,7% trong năm 2019. Đồng thời số lượng NLĐ chưa qua đào tạo thấp nhất chủ yếu là những lao động công nhân vệ sinh và bảo vệ của công ty, tỷ lệ này lần lượt từ năm 2017 – 2019 là 6,8%, 6,6% và 6,1%. Từ những kết quả phân trên, ta thấy NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang rất tích trong việc học tập nâng cao trình độ Anh ngữ của mình.
2.3. Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang
2.3.1. Phân tích thực trạng xác định nhu cầu của người lao động
Xác định nguồn nhân lực mà cụ thể là nhu cầu của NLĐ tại Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang là yếu tố quan trọng quá trình hoạt động của công ty, trong những năm vừa qua, Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang luôn chú trọng và tìm nhiều giải pháp để đáp ứng nhu cầu tối thiểu của toàn toàn thể NLĐ nói chung và NLĐ toàn công ty nói riêng nhằm tạo động lực làm việc cho họ theo hướng khuyến khích vật chất và khuyến khích về mặt tinh thần của NLĐ trong công ty.
Đối với việc xác định nhu cầu của NLĐ, hàng năm Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang tổ chức các buổi Hội nghị cán bộ công nhân viên chức thường niên vào các dịp cuối năm, các cuộc họp ở các phòng ban, tổ… để lấy kiến đề bạt về các nguyện của NLĐ. Tuy nhiên, đối với công tác này, Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang thực hiện chỉ mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao vì phần lớn NLĐ còn e dè, né tránh, không dám đưa ra những nguyện vọng của bản thân. Do đó, để có thể đánh giá chính xác việc sử dụng các giải pháp xác định nhu cầu của NLĐ toàn công ty, tác giả đã tiền hành khảo sát xác định nhu cầu của 100 đối tượng là NLĐ đang làm việc tại công ty.
Tác giả tiến hành xác định nhu cầu của NLĐ tại Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang theo 5 nhu cầu của tháp nhu cầu Maslow, đó là: Nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện bản thân. Mỗi nhóm nhu cầu, tác giả tiến hành khảo sát theo 5 nhu cầu cần thiết nhất. Các câu hỏi dành cho khảo sát được thiết kế xen kẽ để tránh cách trả lời theo lối mòn của NLĐ, phiếu khảo sát được đánh giá với các mức độ quy theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là mức độ hoàn toàn đồng ý, 2 là mức độ không đồng ý, 3 là mức độ bình thường, 4 là mức độ đồng ý và 5 là mức độ rất đồng ý.
Qua đó, tác giả điều tra được mục đích của NLĐ khi làm việc tại công ty được thể hiện lần lược theo các bảng từ bậc nhu cầu thấp đến cao, cụ thể là:
Đối với nhu cầu ở tầng thấp nhất là nhu cầu về sinh lý (những nhu cầu phục vụ cho các điều kiện thiết yếu của con người như: ăn, ở, mặc, phương tiện đi lại, nghỉ ngơi), tác giả tiến hành khao sát 50 ý kiến của người lao động trong công ty, kết quả thu được bảng số liệu sau:
Bảng 2.6. Đánh giá của người lao động về mức độ về nhu cầu sinh lý
ĐVT:%
Yếu tố nhu cầu
Mức độ đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1. Tiền lương tương xứng với
năng lực và kết quả thực hiện công việc
2,0 12,0 18,0 30,0 38,0
2. Lương công ty đang trả cạnh tranh với các công ty khác.
2,0 6,0 18,0 44,0 30,0
3. Chính sách tiền thưởng của công ty có sự kích thích cao đối với tôi.
4,0 16,0 26,0 28,0 26,0
4. Chế độ phúc lợi đầy đủ, đa dạng thể hiện sự quan tâm của Công ty đến nhân viên.
6,0 12,0 22,0 18,0 42,0
5. Các khoản trợ cấp (ốm đau, hiếu hỷ,...); tham quan nghỉ dưỡng hàng năm là rất tốt.
4,0 8,0 22,0 44,0 22,0
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên)
Qua bảng số liệu trên cho thấy nhu cầu mong muốn có thu nhập cao để cải thiện đời sống, trang trải cho các chi phí sinh hoạt thiết yếu của đời sống (ăn, ở, đi
lại, nuôi dạy con cái) của NLĐ tại Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang luôn ở mức độ cao, và hiện tại mức độ đáp ứng của công ty còn khá thấp, cụ thể:
Đối với nhu cầu về tiền lương tương xứng với năng lực và kết quả thực hiện công việc thì tỷ lệ đồng ý khá cao, cụ thể: Có 38,0% ý kiến đánh giá rất đồng ý, 30,0% đồng ý, 18,0% bình thường và chỉ có 12,0% không đồng ý, có 2,0% ý kiến nào hoàn toàn không đồng ý. Với câu hỏi về lương công ty đang trả cạnh tranh với các công ty khác có 2,0% ý kiến đánh giá hoàn toàn không đồng ý và 6,0% ý kiến đánh giá không đồng ý, có 18,0% ý kiến đánh giá bình thường và 44,0% ý kiến đánh giá đồng ý và 30,0% ý kiến đánh giá rất đồng ý.
Ở tiêu chí chính sách tiền thưởng của công ty có sự kích thích cao đối với tôi, ở tiêu chí này có 16,0% ý kiến đánh giá không đồng ý, 26,0% ý kiến đánh giá bình thường, 28,0% ý kiến đánh giá đồng ý và 26,0% ý kiến đánh giá rất đồng ý. Cùng với tiền lương, thưởng thì chính sách và chế độ phúc lợi của công ty cũng luôn là yếu tố được người lao động nói chung cũng như NLĐ nói riêng quan tâm. Với tiêu chí chế độ phúc lợi đầy đủ, đa dạng thể hiện sự quan tâm của công ty đến NLĐ thì chỉ có 6,0% ý kiến đánh giá hoàn toàn không đồng ý và 12% ý kiến đánh giá không đồng ý, 22,0% ý kiến đánh giá bình thường, 18,0% ý kiến đánh giá đồng ý và 42,0% ý kiến đánh giá rất đồng ý.
Riêng ở các khoản nợ trợ cấp (ốm đau, hiếu hỷ…) tham quan nghỉ dưỡng hàng năm là rất tốt, được NLĐ đánh giá 22,0% ý kiến bình thường, 44,0% ý kiến rất đồng ý và có 4,0% ý kiến đánh giá hoàn toàn không đồng ý và chỉ có 8,0% ý kiến đánh giá không đồng ý.
Nhìn chung hầu hết các tiêu chí về yếu tố nhu cầu sinh lý của NLĐ tại Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang được NLĐ đánh giá ở mức độ đồng ý và rất đồng ý cao hơn những đánh giá mức độ hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý, tuy nhiên vẫn còn tồn tại khá nhiều ý kiến ở mức bình thường và không đồng ý. Qua đó, lãnh đạo công ty cần có kế hoạch điều chỉnh lại các chế độ, chính sách lương thưởng và phúc lợi của công ty để tạo động lực làm việc cho NLĐ để mang lại hiệu quả trong công việc cao nhất.
Đối với nhu cầu về mức độ an toàn: Kết quả điều tra được thể hiện bảng dưới đây:
Bảng 2.7. Đánh giá của người lao động về mức độ về nhu cầu an toàn
ĐVT: %
Yếu tố nhu cầu
Mức độ đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất không đồng ý
1. Trong công việc luôn chú ý tới việc bảo vệ bản thân khỏi xảy ra tai nạn.
2,0 4,0 12,0 44,0 38,0
2. Tôi rất mong muốn được hưởng mức cao bảo hiểm sau này.
4,0 10,0 14,0 42,0 30,0
3. Tôi mong muốn nếu bị mất việc sẽ hưởng được một khoản trợ cấp tiềm việc.
6,0 6,0 10,0 58,0 20,0
4. Tôi muốn đóng bảo hiểm y tế để đảm bảo an toàn hơn khi chữa bệnh.
4,0 4,0 6,0 52,0 34,0
5. Tôi muốn công việc luôn ổn
định. 2,0 2,0 2,0 18,0 76,0
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên)
Tiếp nối nhu cầu sinh lý đó là nhu cầu về an toàn, kết quả điều từ bảng trên với 5 nhu cầu an toàn được điều tra khảo sát, hầu hết các nhu cầu an toàn được đánh giá với mức tỷ lệ tương đối cao hơn những đánh giá ở mức độ hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý, cụ thể: Với nhu cầu về mong muốn có được công công việc ổn định có tới 76,0% ý kiến đánh giá rất đồng ý, 18,0% ý kiến đánh giá đồng ý
và có 2,0% ý kiến nào bình thường, có 2,0% ý kiến đánh giá hoàn toàn không đồng ý và 2,0% ý kiến đánh giá không đồng ý. Như vậy có thể nói người lao động trong công ty luôn muốn có được công việc ổn định để nguồn thu nhập trang trải cuộc sống.
Với nhu cầu luôn chú ý tới việc bản vệ bản thân khỏi xảy ra tai nạn thì có 44,0% ý kiến đánh giá đồng ý và 38,0% đánh giá rất đồng ý, điều này luôn đúng bởi ai cũng mong muốn tai nạn không xảy ra với bản thân mình khi làm việc.
Hầu hết các nhu cầu còn lại của nhu cầu an toàn NLĐ cũng nằm ở kết quả đánh giá tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý khá cao. Qua đó, lãnh đạo Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang cần có giải pháp bảo vệ an toàn lao động cho NLĐ tại đơn vị.
Đối với nhu cầu về xã hội
Nhu cầu xã hội là một trong những nhu cầu bậc cao của con người, nhu cầu xã hội bao gồm nhu cầu giao tiếp với, nói chuyện với người khác để được thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác, nhu cầu được chia sẻ sự yêu thương… kết quả khảo sát thể hiện bảng dưới đây:
Bảng 2.8. Đánh giá của người lao động về mức độ về nhu cầu xã hội
Yếu tố nhu cầu
Mức độ đánh giá (ĐVT: %) Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý
1. Tôi muốn được giao lưu, mở rộng mối
quan hệ. 4,0 12,0 16,0 42,0 26,0
2. Tôi muốn cấp trên, cấp dưới đồng lòng 4,0 4,0 24,0 48,0 20,0 3. Tôi muốn được mọi người tin cậy. 4,0 2,0 6,0 40,0 48,0 4. Tôi rất thích làm việc theo nhóm hay
trong các tổ chức khác nhau.
4,0 4,0 14,0 50,0 32,0
(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên)
Bảng số liệu trên cho thấy, có tỷ lệ đồng ý với các nhu cầu tương đối cao, tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến đánh giá ở mức không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý. Đáng chú ý, với nhu cầu xã hội về thích làm việc với người khác hơn làm việc một mình có 2,0% ý kiến được khảo sát cho rằng hoàn toàn không đồng ý,