Kết quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần toyota nha trang (Trang 45)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh

Một trong những yếu tố đánh giá được tình hình phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, đó chính là kết quả hoạt đồng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Để thấy rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang, ta có bảng kết quả SXKD của công ty từ 2017-2019 dưới đây:

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh, từ năm 2017-2019

ĐVT: đồng

Nội dung Năm

2017 2018 2019

Doanh thu 561.824.450.205 594.523.972.499 637.513.126.205 Chi phí 542.777.851.205 584.851.766.894 626.277.698.105 Lợi nhuận sau thuế 9.362.748.105 9.672.205.605 11.235.428.100

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2017-2019 cho thấy tình hình hoạt động SXKD của công ty đang rất thuận lợi và phát triển, cụ thể:

Tổng doanh thu từ các hoạt động năm sau cao hơn năm trước, năm 2017 tổng doanh thu chỉ có 561.824.450.205 đồng, tăng dần đến năm 2019 tổng doanh thu đạt 637.513.126.205 đồng, tăng 75.688.676.000 đồng, với mức tăng là 13,5% so với năm 2017. Bên canh đó, chi phí cũng tăng theo qua các năm, năm 2017 chi phí chỉ có 542.777.851.205 đồng, tăng dần đến năm 2019 chi phí toàn công ty là 626.277.698.105 đồng, với tỷ lệ tăng là 15,4% so với năm 2017. Nguyên nhân chi phí tăng qua các năm do những qua, để đáp ứng tình hình công việc của công ty, công ty đã tuyển dụng thêm số lượng lao động, đồng thời mức chi phí tiền lương hằng năm cũng tăng theo, cùng với việc đầu tư thêm một số trang thiết bị mới để phụ vụ công việc nên chi phí qua các năm tăng theo. Mặc dù chi phí tăng khá cao qua các năm, nhưng lợi nhuận của công ty cũng tăng rất mạnh, cụ thể: Lợi nhuận năm 2017 chỉ đạt 9.362.748.105 đồng, tăng dần đế năm 2018 là 9.672.205.605 đồng

và năm 2019 đạt 11.235.428.100 đồng, với mức tăng là 1.872.679.995 đồng so với năm 2017, tỷ lệ tăng là 20,0%, qua đó cho thấy tình hình SXKD của công ty đang rất phát triển qua các năm.

2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang 2.2.1. Về số lượng

Một trong những yếu tố góp phần mang lại hiệu quả cao trong hoạt động SXKD của công ty cũng như đảm bảo khối lượng công việc được thực hiện đúng tiến độ đó chính là số lượng người lao động nói chung cũng như số lượng NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang nói riêng. Để thấy rõ hơn về số lượng đội ngũ người lao động của công ty, ta có hình vẽ dưới đây:

ĐVT: Người

Hình 2.2. Số lượng NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Phòng HC-NS)

Từ bảng số liệu trên cho thấy số lượng NLĐ Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang qua các năm có xu hướng tăng dần từ năm 2017 đến năm 2109, cụ thể: Năm 2017 tổng số NLĐ của công ty là 59 người, đến năm 2018 tổng số NLĐ toàn công ty là 61 tăng thêm 02 người, tỷ lệ tăng đạt 3,4% so với năm 2017, năm 2019 tổng số NLĐ đạt 66 người, tăng 07 người so với năm 2017, tỷ lệ tăng đạt 11,9% so với năm 2017. Lý giải cho số lượng NLĐ tăng dần hằng năm, đó chính là những năm qua, để đáp ứng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty nên phải tuyển đủ số lượng

nhân sự để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Qua đó cho thấy tình hoạt động kinh doanh của công ty tương đối phát triển.

2.2.2. Về cơ cấu

2.2.2.1. Cơ cấu lao động theo giới tính

Giới tính của NLĐ tại các doanh nghiệp nói chung cũng như của NLĐ tại Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang nói riêng luôn là yếu khá quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng công việc của công ty, bởi lao động là nữ giới thường bị chi phối các công việc của gia đình như: chăm con ốm, nghỉ chế độ thai sản… trong khi nam giới lại ít vướng bận những công việc này, để thấy rõ hơn về giới tính của đội ngũ NLĐ của công ty, ta có bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.2. Giới tính NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019

ĐVT: Người TT Giới tính Năm 2017 2018 2019 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Nam 31 52,5 34 55,7 36 54,5 2 Nữ 28 47,5 27 44,3 30 45,5 Tổng cộng 59 100 61 100,0 66 100,0 (Nguồn: Phòng HC-NS)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, giới tính của NLĐ của công ty có giới tính nam thường cao hơn với giới tính nữ, cụ thể:

Năm 2017, trong tổng số 59 NLĐ, có 31 người là nam giới, chiếm tỷ lệ 52,5%, có 28 người là nữ giới, chiếm tỷ lệ 47,5%. Đến năm 2018, có 34 người là nam giới, chiếm tỷ lệ 55,7%, nữ giới có số lượng là 27 người, chiếm tỷ lệ 44,3%, trong năm 2019 tỷ lệ giới tính nam, nữ lần lượt là 54,5% và 45,5%. Nguyên nhân lao động nam nhiều hơn nữ bởi đặc thù của công ty là chủ yếu là láp ráp, nên đội

ngũ kỹ thuật viên chủ yếu là nam giới, nữ giới chủ yếu là những người làm việc ở văn phòng.

Dưới đây là hình vẽ thể hiện tỷ lệ giới tính của đội ngũ NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang từ năm 2017-2019 như sau:

Hình 2.3. Giới tính NLĐ của công ty, từ năm 2017-2019

(Nguồn: Phòng HC-NS) 2.2.2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Độ tuổi của người lao động tại các doanh nghiệp nói chung cũng như độ tuổi của NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng công việc của đơn vị, cụ thể:

Đối với những lao động có tuổi đời khá cao thường có kinh nghiệm và sự cọ xác nhiều trong công việc, nhưng lại thiếu sự nhanh nhẹn và nhạy bén. Còn những lao động có tuổi đời khá trẻ tuy kinh nghiệm và sự cọ xác thực tế trong công việc chưa nhiều, nhưng bù lại họ là đội ngũ lao động nhạy bén, trẻ, năng động và khả năng tiếp thu nhanh.

Dưới đây là bảng số liệu thống kê về cơ cấu NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang theo độ tuổi từ năm 2017-2019:

Bảng 2.3. Độ tuổi NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019

TT Độ tuổi Năm 2017 2018 2019 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Trên 50 tuổi 8 13,6 9 14,8 8 12,1 2 Từ 41 - 50 tuổi 19 32,2 17 27,9 18 27,3 3 Từ 30 - 40 tuổi 28 47,5 29 47,5 33 50,0 4 Dưới 30 tuổi 4 6,8 6 9,8 7 10,6 Tổng cộng 59 100,0 61 100,0 66 100,0 (Nguồn: Phòng HC-NS)

Từ bảng số liệu bảng trên cho thấy, số lượng NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang qua các năm chủ yếu tập trung đông nhất ở độ tuổi từ 41-50 tuổi và từ 30-40 tuổi. cụ thể:

Độ tuổi từ 30-40 tuổi trong năm 2017 có 28 người, chiếm tỷ lệ 47,5%, tỷ lệ này trong 2018 và 2019 lần lượt là 47,5% và 50,0%. Kế đó là độ tuổi từ 41-50 tuổi, trong năm 2017 có tới 19 người, chiếm tỷ lệ 32,2%, tỷ lệ NLĐ có độ tuổi này lần lượt trong 2 năm 2018 và 2019 là 27,9% và 27,3%, đây là 2 nhóm tuổi chủ lực của công ty.

Cùng với đó là nhóm tuổi trên 50 tuổi, những lao động nhóm tuổi này là những người có nhiều năm gắn bó và kinh nghiệm nhất trong công việc, năm 2017 có 8 người, chiếm tỷ lệ 13,6%, năm 2018 có 9 người, chiếm tỷ lệ 14,7% và đạt 8 người trong năm 2019 chiếm tỷ lệ 12,1%. Thấp nhất là độ tuổi dưới 30 tuổi, đây là những người lao động trẻ mới tốt nghiệp từ các trường ĐH mới được tuyển dụng, tỷ lệ NLĐ ở nhóm tuổi từ lần lượt trong 3 năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 6,8%, 9,8% và 10,6%.

Để thấy rõ hơn về cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ NLĐ toàn công ty qua các năm, từ bảng số liệu trên ta có hình vẽ tỷ lệ NLĐ theo độ tuổi dưới đây:

Hình 2.4. Độ tuổi NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2018

(Nguồn: Phòng HC-NS) 2.2.2.3. Cơ cấu lao động theo thâm niên công tác

Thâm niên công tác đánh giá được sự gắn bó của người lao động của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang nói riêng, để thấy rõ hơn về mức thâm niên của đội ngũ NLĐ tại công ty từ năm 2017-2019 như sau:

Bảng 2.4. Thâm niên công tác NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019

ĐVT: Người TT Thâm niên công tác Năm 2017 2018 2019 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Dưới 5 năm 8 13,6 11 18,0 10 15,2 2 Từ 5-10 năm 31 52,5 27 44,3 29 43,9 3 Trên 10 năm 20 33,9 23 37,7 27 40,9 Tổng cộng 59 100,0 61 100,0 66 100,0 (Nguồn: Phòng HC-NS)

Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng NLĐ của công ty chủ yếu tập trung ở mức thâm niên từ 5-10 năm và trên 10 năm, cụ thể:

Đối với mức thâm niên trên 10 năm, trong năm 2017 có tới 20 người, chiếm tỷ lệ 33,9%, năm 2018 có 23 người, chiếm tỷ lệ 37,7% và đạt 40,9% trong năm 2019.

Ở mức thâm niên từ 5-10 năm trong năm 2017 có 31 người, chiếm tỷ lệ 52,5%, năm 2018 có 27 người, chiếm tỷ lệ 44,3% và đạt 29 người trong năm 2019 chiếm tỷ lệ 43,9%.

Thấp nhất là mức thâm niên dưới 5 năm công tác, trong năm 2017 chỉ có 8 người, chiếm tỷ lệ 13,6%, đến năm 2018 có 11 người, chiếm tỷ lệ 18,0% và đạt 10 người trong năm 2019, chiếm tỷ lệ 15,2%.

Hình 2.5. Thâm niên công tác NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Phòng HC-NS)

2.2.3. Về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ

2.2.3.1. Trình độ chuyên môn của người lao động

Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng công việc của NLĐ tại của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang chính là trình độ đầu vào của NLĐ khi tuyển dụng, để thấy rõ hơn về trình độ chuyên môn của NLĐ tại công ty qua các năm, ta có bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019

TT Trình độ chuyên môn Năm 2017 2018 2019 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Trên Đại học 3 5,1 8 13,1 13 19,7 2 Đại học 25 42,4 34 55,7 39 59,1 3 CĐ - TC 27 45,8 15 24,6 10 15,2 4 LĐPT 4 6,8 4 6,6 4 6,1 Tổng cộng 59 100,0 61 100,0 66 100,0 (Nguồn: Phòng HC-NS)

Qua số liệu ở bảng trên cho thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang chủ yếu tập trung ở trình độ Đại học là đông nhất, đồng thời trình độ chuyên môn của đội ngũ NLĐ của công ty có xu hướng tăng qua các năm theo chiều hướng tích cực, cụ thể:

Tập trung đông nhất trình độ ĐH năm 2017 chỉ có 25 người, chiếm tỷ lệ 42,4%, năm 2018 có 34 người, chiếm tỷ lệ 55,7%, tăng 9 người so với năm 2017, tỷ lệ tăng đạt 36,0% và đạt 39 người trong năm 2019 chiếm tỷ lệ 59,1%.

Ở trình độ trên ĐH, năm 2017 trình độ trên ĐH chỉ có 3 người, chiếm tỷ lệ 5,1%, tỷ lệ này tăng dần đến năm 2018 và 2019 có tỷ lệ lần lượt là 13,1% và 19,7%. Đối với trình độ Cao đẳng và trung cấp có xu hướng giảm dần qua các năm, nguyên do NLĐ học tập nâng cao trình độ hơn nên số lượng giảm qua các năm, cụ thể:

Đối với trình độ CĐ-TC năm 2017 có 27 người, chiếm tỷ lệ 45,8%, tỷ lệ này giảm dần còn lại trong 2 năm 2018 và 2019 lần lượt là 24,6% và 15,2%. Riêng trình độ lao động phổ thông có số lượng không thay đổi qua các năm, đây cũng chính là đội ngũ bảo vệ và lực lượng lao công của công ty, nên không cần trình độ cao. Qua đó cho thấy trình độ chuyên môn của NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số NLĐ vẫn còn ở trình độ CĐ-TC, điều này ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả công việc tại công ty, chính vì vậy lãnh

đạo cần quan tâm, động viên những lao động này học tập và nâng cao trình độ hơn cho những năm tới.

Hình 2.6. Trình độ chuyên môn NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Phòng HC-NS) 2.2.3.2. Trình độ tin học, Anh ngữ của người lao động

Cùng với trình độ chuyên môn thì trình độ Anh ngữ và trình độ tin học là yếu tố góp phần nâng cao kỹ năng và các thao tác trong công việc của mỗi người lao động nói chung cũng như đối với NLĐ tại Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang.

- Về tin học

Để thấy rõ hơn về trình độ tin học của đội ngũ NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang, ta có hình vẽ dưới đây:

Hình 2.7. Trình độ tin học NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Phòng HC-NS)

Từ hình trên ta thấy, tỷ lệ NLĐ có trình độ tin học A giảm dần, và tỷ lệ NLĐ có trình độ B, trên trình độ B tăng dần qua các năm, cụ thể:

Đối với trình độ A, năm 2017 toàn công ty có 35 người, đạt tỷ lệ 59,3%, giảm dần đến năm 2018 chỉ còn lại 20 người, chiếm tỷ lệ 32,8%, năm 2019 chỉ còn 11 người, chiếm tỷ lệ 16,7%, nguyên nhân người trình độ A giảm do NLĐ tích cực học tập nâng cao trình độ tin học, chính vì vậy số lượng NLĐ có trình độ B và trên trình độ B tăng qua các năm.

Ở trình độ B, trong năm 2017 toàn công ty có 14 người, chiếm tỷ lệ 23,7%, đến năm 2018 toàn công ty có 28 người, chiếm tỷ lệ 45,9% và đạt 35 người, chiếm tỷ lệ 53,0% trong năm 2019. Tỷ lệ NLĐ trên trình độ B tin học lần lượt trong 3 năm từ 2017-2019 là 10,2%, 14,8% và 24,2%. Riêng người chưa qua đào tạo chủ yếu là đội ngũ bảo vệ và công nhân vệ sinh, mỗi năm đều có số lượng không thay đổi là 4 người, tỷ lệ lần lượt từ năm 2017-2019 là 6,8%, 6,6% và 6,1%, do đặc thù công việc nên đội ngũ NLĐ này không cần trình độ về tin học.

- Về Anh ngữ

Để thấy rõ hơn về trình độ Anh ngữ của đội ngũ NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang, dưới đây là hình vẽ thể hiện trình độ Anh ngữ của đội ngũ NLĐ trong công ty từ năm 2017-2019:

Hình 2.8. Trình độ Anh ngữ NLĐ của công ty, giai đoạn 2017-2019

(Nguồn: Phòng HC-NS)

Từ hình vẽ trên ta thấy trình độ Anh ngữ của đội ngũ NLĐ Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang có xu hướng tăng theo chiều hướng tích cực, cụ thể: Đối với trình độ A có số lượng NLĐ giảm dần qua các năm, năm 2017 có tới 33 người, chiếm tỷ lệ 55,9%, đến năm 2018 giảm chỉ còn 25 người, chiếm tỷ lệ 41,0% và năm 2019 tỷ lệ này còn lại 30,3%.

Đối với trình độ B, năm 2017 có 18 người, chiếm tỷ lệ 30,5%, năm 2018 có 25 người đạt 41,0% và tăng lên trong năm 2019 đạt 31 người, chiếm tỷ lệ 47,0%.

Ở cấp độ trên trình độ B, năm 2017 chỉ có 4 người, chiếm tỷ lệ 6,8%, đến năm 2018 có tới 7 người, chiếm tỷ lệ 11,5% và đạt 16,7% trong năm 2019. Đồng thời số lượng NLĐ chưa qua đào tạo thấp nhất chủ yếu là những lao động công nhân vệ sinh và bảo vệ của công ty, tỷ lệ này lần lượt từ năm 2017 – 2019 là 6,8%, 6,6% và 6,1%. Từ những kết quả phân trên, ta thấy NLĐ của Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang rất tích trong việc học tập nâng cao trình độ Anh ngữ của mình.

2.3. Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Công ty Cổ phần Toyota Nha Trang

2.3.1. Phân tích thực trạng xác định nhu cầu của người lao động

Xác định nguồn nhân lực mà cụ thể là nhu cầu của NLĐ tại Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần toyota nha trang (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)