Quy trình nghiệp vụ bảolãnh

Một phần của tài liệu 0491 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại sở giao dịch NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 29)

5. Kết cấu đề tài

1.2.3. Quy trình nghiệp vụ bảolãnh

Hiện nay chưa có quy định về quy trình nghiệp vụ bảo lãnh chung cho các Tổ chức tín dụng. Mỗi Tổ chức tín dụng tự xây dựng quy trình xét duyệt, thực hiện bảo lãnh trên nguyên tắc chủ động, độc lập, đúng thẩm quyền và tuân thủ các quy định của Pháp luật về bảo lãnh cũng như các quy định pháp luật liên quan. Quy trình bảo lãnh tại các Tổ chức tín dụng hiện nay thường bao gồm các bước:

1.2.3.1 Lập hồ sơ và xét duyệt bảo lãnh

Để được Ngân hàng chấp thuận phát hành bảo lãnh, khách hàng cần lập hồ sơ xuất trình Ngân hàng, bao gồm :

- Văn bản đề nghị phát hành bảo lãnh

- Các tài liệu liên quan đến Bên đề nghị bảo lãnh, Bên được bảo lãnh. - Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính của Khách hàng

- Hồ sơ liên quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh (Thông báo mời thầu, Hồ sơ dự thầu, Thương thảo Hợp đồng...)

- Hồ sơ liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh

Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ khách hàng, kết hợp với các nguồn thông tin khác (cơ sở dữ liệu nội bộ, trung tâm thông tin tín dụng NHNN, các phương tiện thông tin truyền thông...), Ngân hàng sẽ tiến hành phân tích, đánh giá về khách hàng, tập trung vào uy tín, khả năng hoạt động, năng lực tài chính của khách hàng. Từ đó đánh giá khả năng của khách hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ trong giao dịch yêu cầu Ngân hàng bảo lãnh.

1.2.3.2 Soạn thảo và phát hành văn bản bảo lãnh

Cơ sở soạn thảo văn bản bảo lãnh

Hợp đồng giữa Bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh: căn cứ phát hành bảo lãnh phải được xây dựng từ nội dung hợp đồng giao dịch và giấy đề nghị của Bên được bảo lãnh. Các cá nhân chịu trách nhiệm soạn thảo thư bảo

lãnh phải nghiên cứu hợp đồng gốc một cách cẩn thận để tiếp nhận một số thông

tin cơ bản:

- Bản chất của giao dịch - quyết định loại bảo lãnh được tổ chức tín dụng phát hành cho khách hàng.

- Nghĩa vụ của Bên được bảo lãnh: Ngân hàng cần tìm hiểu nghĩa vụ mà khách hàng phải thực hiện trong hợp đồng có phù hợp với ngành nghề

kinh doanh trong giấy phép của khách hàng không? Khách hàng có

năng lực

thực hiện các nghĩa vụ đó như thế nào? Những tình huống nào thì nghĩa vụ

này được coi là bị vi phạm? Khả năng/xác xuất xảy ra các tình huống

đó, biện

pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại... Tất cả những nội dung này

chính là

những rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt khi chấp thuận bảo lãnh nên việc

xem xét chắc chắn không thể bị xem nhẹ.

- Thời hạn hiệu lực của Hợp đồng gốc: thời hạn hiệu lực của bảo lãnh nhất định phải phù hợp với thời hạn của Hợp đồng gốc.

Nội dung soạn thảo văn bản bảo lãnh

Mỗi Ngân hàng hiện nay đều xây dựng cho mình hệ thống mẫu biểu bảo lãnh riêng tùy theo mục đích bảo lãnh và khẩu vị rủi ro của từng Ngân hàng. Nhưng dù áp dụng theo mẫu biểu nào hay mục đích phát hành bảo lãnh là gì thì một thư bảo lãnh cũng phải bao gồm các nội dung cơ

Mục đích của bảo lãnh

Tên gọi của văn bản bảo lãnh thống nhất với mục đích của bảo lãnh, phụ thuộc vào các nội dung quy định trong hợp đồng gốc. Đông thời, nội dung văn bản bảo lãnh phải có phần tham chiếu số hiệu hợp đồng gốc.

Số tiền bảo lãnh

Số tiền bảo lãnh là giới hạn tối đa mức thanh toán của Bên bảo lãnh đối với Bên nhận bảo lãnh nếu xảy ra ra biến cố vi phạm Hợp đồng của Bên được bảo lãnh cho dù tổn thất thực tế của Bên nhận bảo lãnh có thể lớn hơn.

Thông thường, số tiền bảo lãnh được ghi chính xác theo giá trị tuyệt đối, đề phòng trường hợp đồng gốc có thể thay đổi sau khi bảo lãnh đã được phát hành. Điều khoản giảm dần giá trị bảo lãnh theo tiến độ hoàn thành Hợp đồng (nếu có) cũng được đưa vào trong văn bản bảo lãnh để tránh sự lạm dụng từ Bên nhận bảo lãnh.

Các điều kiện thanh toán

Nếu là bảo lãnh thanh toán có điều kiện thì nội dung văn bản bảo lãnh phải xác định cụ thể những chứng từ cần phải xuất trình làm cơ sở cho việc thực hiện cam kết thanh toán của Bên bảo lãnh.

Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh

Đây là khoảng thời gian mà Bên bảo lãnh (Ngân hàng phát hành) chịu trách nhiệm thực hiện cam kết thanh toán bất cứ khi nào điều kiện thanh toán được thoả mãn. Quá thời hạn trên, ngân hàng hoàn toàn không còn nghĩa vụ đối với bảo lãnh đã phát hành trước đó.

Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh được tính toán dựa trên yêu cầu của Hợp đồng gốc và được quy định cụ thể trong văn bản bảo lãnh.

Tham chiếu luật áp dụng

Như trên đã phân tích, cơ sở để phát hành bảo lãnh chính là Hợp đồng gốc giữa Bên nhận bảo lãnh và Bên được bảo lãnh. Đây cũng là một dạng hợp

đồng kinh tế nên các nội dung của Hợp đồng sẽ phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy, khi thư bảo lãnh dẫn chiếu luật áp dụng sẽ thông tin cho Bên bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh biết các cơ sở để phát hành bảo lãnh và giải quyết những tranh chấp phát sinh. Hiện tại, những qui định pháp lý cao nhất chi phối bảo lãnh trong nước là :

+ Luật dân sự năm 1995 (điều 366 đến điều 376)

+ Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006 quy định về Quy chế bảo lãnh ngân hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

+ Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

+ Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Điều 4)

Điều kiện miên trừ trách nhiệm của Ngân hàng bảo lãnh

Qui định những trường hợp ngân hàng được giải phóng khỏi trách nhiệm của mình (không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh). Ví dụ như : có bằng chứng về việc Bên nhận bảo lãnh vi phạm điều kiện Hợp đồng với Bên được bảo lãnh (Không tạm ứng đúng hạn hoặc không tạm ứng...)

Phát hành văn bản bảo lãnh

Sau khi văn bản bảo lãnh được soạn thảo xong, Ngân hàng phát hành và Bên được bảo lãnh phải hoàn thiện một số thủ tục sau :

+ Ngân hàng phát hành thu phí phát hành bảo lãnh (thu một lần ngay khi phát hành hoặc thu theo định kỳ).

+ Bên được bảo lãnh ký quỹ vào tài khoản ký quỹ mở tại Ngân hàng phát hành. Mức ký quỹ tỷ lệ thuận với mức độ rủi ro của từng loại bảo lãnh và tỷ lệ nghịch với mức độ uy tín của khách hàng, thường tính theo tỷ lệ % trên số tiền bảo lãnh.

+ Ngân hàng phát hành tiến hành hoàn thiện thủ tục bảo đảm (thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh...).

+ Ngân hàng nhập bảo lãnh vào hệ thống máy tính để theo dõi ngoại bảng.

+ Bản gốc của văn bản bảo lãnh sau đó sẽ được chuyển tới Bên nhận bảo lãnh hoặc Ngân hàng thông báo (nếu có).

1.2.3.3 Giám sát và xử lý

Trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, cán bộ thực hiện bảo lãnh thực hiện một số công việc:

+ Theo dõi sự thay đổi giá trị bảo lãnh (đặc biệt là bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng)

+ Theo dõi việc thanh toán phí bảo lãnh (đối với bảo lãnh không thu phí lần đầu sau khi phát hành).

+ Theo dõi hạch toán số dư bảo lãnh

+ Theo dõi thực hiện hợp đồng bảo lãnh: tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo Thu phí bảo lãnh.

+ Xử lý các vướng mắc phát sinh khác (nếu có)

1.2.3.4 Kết thúc bảo lãnh

Hiệu lực của bảo lãnh sẽ chấm dứt đúng thời hạn theo nội dung đã quy định trên Thư bảo lãnh hoặc chấm dứt theo Đề nghị của bên được bảo lãnh (có văn bản chứng minh). Khi đó, Ngân hàng phải hoàn thiện một số thủ tục :

+ Tất toán bảo lãnh

+ Giải toả tài sản đảm bảo bảo lãnh (bao gồm cả tiền ký quỹ và tài sản khác - nếu có)

+ Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm + Lưu trữ hồ sơ

Một phần của tài liệu 0491 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại sở giao dịch NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w