Kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ bảolãnh Ngân hàng và các bà

Một phần của tài liệu 0491 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại sở giao dịch NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35)

5. Kết cấu đề tài

1.3. Kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ bảolãnh Ngân hàng và các bà

học

1.3.1. Kinh nghiệm ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á

Các NHTM ở Trung Quốc hạn chế phát hành bảo lãnh vay vốn nước ngoài của các doanh nghiệp và phía nước ngoài trong liên doanh và thường yêu cầu ký quỹ 100%. Đối với các nghiệp vụ bảo lãnh khác, NHTM có quyền bảo lãnh dựa trên quy định của Ngân hàng Trung ương và mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một quy chế bảo lãnh riêng.

Tại Singapore: Đối với những thương vụ bảo lãnh có giá trị lớn, các NHTM chỉ chấp thuận bảo lãnh cho các doanh nghiệp khi có giấy đề nghị đứng ra bảo lãnh của Chính phủ.

Tại Inđônêxia: Luật pháp nước này quy định chỉ có các doanh nghiệp lớn mạnh, có uy tín đối với khách hàng và bạn hàng mới được ngân hàng đứng ra bảo lãnh và thời hạn bảo lãnh không được quá 5 năm. Những món bảo lãnh có thời hạn trên 5 năm phải do Chính phủ xem xét, quyết định.

Thái Lan: Các NHTM chỉ thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống và các ngân hàng này cũng phải có uy tín

lớn trên thị trường tài chính - tiền tệ trong nước cũng như thế giới.

1.3.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam

Trên cơ sở tham khảo quy định về bảo lãnh Ngân hàng tại Trung Quốc và một số nước trong khu vực, có thể thấy, để phát triển nghiệp vụ bảo lãnh, các NHTM Việt Nam cần phải :

Khuyến khích các khách hàng truyền thống, có uy tín tham gia bảo lãnh để đầu tư vào sản xuất, phát triển kinh doanh, tiến tới phát triển hoạt động bảo lãnh cho doanh nghiệp nước ngoài tham gia liên doanh đấu thầu xây lắp tại Việt nam, trên cơ sở có thư bảo lãnh đối ứng của ngân hàng nước ngoài có quan hệ đại lý với NHTM Việt Nam.

Thực hiện cơ chế chính sách đảm bảo an toàn trong bảo lãnh: Yêu cầu xác định rõ khả năng trả nợ của khách hàng khi phát sinh nghĩa vụ.

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá đúng đối tượng Khách hàng được bảo lãnh, đảm bảo kiểm soát tốt các rủi ro cho Ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nghiệp vụ Bảo lãnh ngân hàng ngày nay được sử dụng vô cùng phổ biến trên phạm vi toàn thế giới. Đây được coi là công cụ đảm bảo mang tính quốc tế, được tất cả các quốc gia thừa nhận. Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo lãnh đã và đang phát triển, được sử dụng ngày càng nhiều từ thời kỳ mở cửa, nhanh chóng khẳng định xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển.

Để nghiệp vụ bảo lãnh thực sự là một mảng nghiệp vụ an toàn và mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế,, chúng ta cần phải hiểu rõ về những lý luận cơ bản về nghiệp vụ này cũng như việc vận dụng linh hoạt các điều Luật có liên quan. Toàn bộ nội dung Chương 1 đã thể hiện điều này. Đây là những tri thức tạo dựng nền tảng cần thiết để đi đến nội dung chính của đề tài, đó là nghiên cứu thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại MB Sở giao dịch, trên cơ sở sở đó đề ra những giải pháp phát triển nghiệp vụ này tại MB Sở giao dịch.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

2.1. Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch

Ngân hàng

thương mại cổ phần Quân đội

Ngân hàng TMCP Quân đội (gọi tắt là MB) được thành lập vào năm 1994 theo Quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4/11/1994 theo giấy phép hoạt động Ngân hàng số 0054/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994, thời hạn hoạt động là 50 năm với vốn góp ban đầu là 20 tỷ đồng. Ngân hàng được thành lập với tư cách một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng có trụ sở đặt tại Tòa nhà MB, Số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Vào những ngày đầu mới thành lập, ngân hàng chỉ có 1 điểm giao dịch tại 28A Điện Biên Phủ với 25 cán bộ nhân viên, cơ sở vật chất hết sức khiêm tốn, đến nay quy mô của Ngân hàng đã lớn mạnh gấp nhiều lần.

Qua 17 năm hình thành và phát triển, MB đã dần khẳng định được vị trí và uy tín của mình trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá là một trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam.

Tổng vốn điều lệ hiện nay của MB đạt 7.300 tỷ đồng, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng có quy mô lớn tại Việt Nam với mạng lưới hơn 100 điểm giao dịch trải dài trên khắp cả nước và các đơn vị thành viên : Công ty

phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) ; Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), Công ty Cổ phần Địa ốc MB (MB Land). Là một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu, MB liên tục đạt các giải thưởng lớn trong và ngoài nước như Thương hiệu Việt uy tín chất lượng, Top 100 thương hiệu mạnh Việt Nam, Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, Giải thưởng thanh toán xuất sắc nhất do City Group, Standard Chartered Group và nhiều tập đoàn quốc tế khác trao tặng. Gần đây nhất, Ngân hàng đã lọt vào Top 20 thương hiệu được yêu thích nhất. MB cũng chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với gần 700 ngân hàng đại lý tại 75 quốc gia trên thế giới.

MB thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính tiền tệ ngân hàng theo quy định của pháp luật, phục vụ các doanh nghiệp Quân đội và các thành phần kinh tế khác vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước : Huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Với mục tiêu là xây dựng Ngân hàng trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hiện đại, một trong những ngân hàng TMCP hoạt động an toàn, hiệu quả, uy tín nhất và phục vụ tốt nhất cho các Doanh nghiệp Quân đội, các tổ chức cá nhân, đối tượng khách hàng của Ngân hàng khá đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng TMCP Quân đội sẽ tiếp tục triển khai đề án đổi mới, tăng vốn điều lệ và mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực đạt trình độ chuyên nghiệp cao, hiện đại hóa công nghệ và phát triển thêm nhiều dịch vụ ngân hàng mới.

Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Quân đội (MB SGD) được thành lập theo quyết định số 10/QĐ-NHQĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội với Đăng ký kinh doanh số 0113006829 ngày

1 2008 5.690

2 2009 6.559 3,377

3 2010 7.106 4,179

28/02/2005. Sở Giao dịch hoạt động độc lập với Hội sở chính với tư cách là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng. Địa bàn hoạt động của MB SGD tập trung tại 02 quận trung tâm có nhiều tiềm năng phát triển là quận Ba Đình và quận Tây Hồ. Trải qua hơn 6 năm hoạt động (2005 - 2011), hoạt động kinh doanh của MB SGD luôn tăng trưởng ổn định, doanh số năm sau cao hơn năm trước. MB SGD đang ngày càng khẳng định vị thế là “Lá cờ đầu” trong mọi mặt hoạt động của toàn hệ thống MB.

Là một trung tâm kinh doanh trực thuộc Ngân hàng TMCP Quân đội, Sở giao dịch có chức năng hoạt động kinh doanh tiền tệ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng - tài chính theo quy định của pháp luật đúng với mục tiêu, định hướng, kế hoạch của MB.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động tại Sở giao dịch Ngân hàng thương

mại cổ phần Quân đội

MB SGD hiện có 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc và khoảng 250 chuyên viên phân bổ trong 11 phòng ban và các Chi nhánh, Phòng giao dịch trực thuộc. Sơ đồ tổ chức của MB SGD như sau:

Hình 2.1 : Mô hình tổ chức của MB Sở giao dịch

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong MB SGD như sau:

- Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: thực hiện và quản lý các giao dịch đối với các khách hàng là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: thực hiện và quản lý các giao dịch đối với các khách hàng là cá nhân, hộ gia đình.

- Phòng Kế toán và dịch vụ khách hàng: thực hiện và quản lý các giao dịch liên quan đến thanh toán, huy động, kho quỹ, chi phí....

- Phòng Quản lý tín dụng: thực hiện thẩm định các đề xuất cho vay, bảo lãnh, LC phát sinh từ các Chi nhánh, Phòng giao dịch trực thuộc MB

SGD và

kiểm soát chất lượng tín dụng trong phạm vi toàn Sở giao dịch. - Phòng hành chính: quản lý hành chính trong phạm vi Sở Giao dịch.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Ngân hàng

thương mại cổ phần Quân đội

Hiện tại MB SGD chỉ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ Ngân hàng (chuyển tiền, thanh toán quốc tế...), không thực hiện nghiệp vụ đầu tư. Tình hình hoạt động kinh doanh của MB SGD từ khi thành lập đến nay luôn tăng trưởng ổn định, cụ thể như sau :

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

MB SGD là Chi nhánh lớn nhất trong hệ thống MB, nguồn vốn tăng trưởng liên tục và ổn định và là Chi nhánh thường xuyên có số dư tiền gửi dẫn đầu hệ thống MB. Đến ngày 31/12/2010, tổng nguồn vốn của MB SGD đạtĐơn . vị: Tỷ đồng

% % - Ngoại tệ _______________ 37

% ________21%

18 %

Nguồn : Số liệu thống kê qua các năm của MB Sở giao dịch

33

Hình 2.2 : Diễn biến huy động vốn tại MB Sở giao dịch Bảng 2.2 : Diễn biến cơ cấu nguồn vốn tại MB Sở giao dịch

2 Dư nợ trung dài hạn 47 % 44% 34 % 3 Tổng dư nợ 100 % 100% % 100

Nguồn : Sô liệu thông kê qua các năm của MB Sở giao dịch

21% 2008 37% ■vnd 63% ngte 2009 ■vnd ■ngte 18% 79% 2010 82% vnd ngte

Hình 2.3 : Diễn biến cơ cấu nguồn vốn tại MB Sở giao dịch

Trong cơ cấu vốn của MB Sở giao dịch, nguồn vốn bằng VND luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng trưởng ổn định qua từng năm cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Điều đó càng khẳng định vị thế hàng đầu về huy động của MB Sở giao dịch trong hệ thống MB, đảm bảo một nguồn vốn ổn định phục vụ cho chiến lược kinh doanh lâu dài và đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn trong nước, đặc biệt là trong hoàn cảnh có rất nhiều tổ chức tín dụng bị mất cân đối nghiêm trọng giữa nguồn vốn huy động và cho vay. Tuy nhiên, hạn chế trong khả năng huy động ngoại tệ cũng khiến cho MB Sở giao dịch gặp một số khó khăn nhất định khi phải thu xếp nguồn ngoại tệ tài trợ cho các khách hàng có nhu cầu nhập khẩu.

2.1.3.2. Hoạt động cấp tín dụng

Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt và những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Ban lãnh đạo MB Sở giao dịch đã trăn trở tìm hướng đi cho đơn vị trong bối cảnh và tình hình mới. Thay vì chỉ tập trung vào một số lĩnh vực truyền thống như trước đây (xây dựng cơ bản, đầu tư trung dài hạn...), MB Sở giao dịch đã mở rộng và đa dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề tài trợ, nhất là những ngành nghề được Nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển : Sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế, giáo dục ; sản xuất và kinh doanh thiết bị điện, điện tử, bưu chính viễn thông... Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo MB Sở giao dịch cũng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn nhằm đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

2 Dư nợ quá hạn (tỷ đồng)_____ 25 _______ 40 ________ 80 3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,8% 2,3% 2,4 %

Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của MB SGD

Từ định hướng đúng đắn, kết hợp với chính sách đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa các hình thức đầu tư tín dụng, dư nợ của Chi nhánh tăng trưởng khá cao, đặc biệt trong giai đoạn năm 2009 - 2010: tổng dư nợ đến 31.12.2010 đạt gần 2.800 tỷ đồng, tăng 1,65 lần so với cùng kỳ năm 2009. Cùng với quá trình đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng, Chi nhánh cũng thực hiện chủ trương tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng bền vững. Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh thường xuyên được duy trì ở mức dưới 2,5% tổng dư nợ. Cụ thể như sau :

2 Năm 2009 50.689

3 Năm 2010 75.158

Stt _____________Chỉ tiêu_____________ 2008 2009 2010

1 Thu nhập từ hoạt động tín dụng 30,5% 28,7% 27,4 % 2 Thu nhập từ hoạt động huy động vốn 58,3% 58,2% 57,8

%

3 Thu từ hoạt động bảo lãnh 5,0% 6,1% 7,1%

4 Thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế 1,3% 1,6% 2,0%

5 Thu khác 4,9% 5,4% 5,7%

6 Tổng cộng 100% 100% 100%

Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của MB Sở giao dịch

2.1.3.3. Dịch vụ ngân hàng

Đáp ứng yêu cầu của thị trường đối với hoạt động của một ngân hàng hiện đại, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng được mở rộng với các loại hình như : dịch vụ chuyển tiền mặt, dịch vụ thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán thẻ...

Dịch vụ thanh toán quốc tế

Năm 2010, thị trường ngoại hối có nhiều diễn biến phức tạp, tỷ giá ngoại tệ tăng cao đột biến, nguồn cung vô cùng căng thẳng. Tuy nhiên, MB Sở giao dịch vẫn tích cực thu xếp nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các đối tác truyền thống. Doanh số thanh toán quốc tế trong năm 2010 của Chi nhánh đạt ~ 120 triệu USD mang lại nguồn thu nhập ~ 6 tỷ đồng từ thu phí thanh toán quốc tế và chênh lệch mua bán ngoại tệ.

Dịch vụ phát hành thẻ ATM

Hiện tại, so với một số Ngân hàng TMCP đang hoạt động trên cùng địa bàn, thẻ ATM của MB chưa có nhiều tính năng thực sự nổi trội tuy nhiên MB Sở giao dịch đã tận dụng tối đa những lợi thế của mình (địa bàn, mối quan hệ gắn bó với khách hàng, thái độ phục vụ tận tình, chu đáo...) để từng bước mở rộng thị phần trong thị trường thẻ ATM. Tổng số thẻ ATM do MB Sở giao

36

dịch đã phát hành hiện đạt ~ 15.000 thẻ, riêng trong năm 2010, số thẻ phát hành lên tới ~ 7.000 thẻ (chiếm gần 50% tổng số thẻ đang lưu hành). Đây thực sự là sự nỗ lực rất đáng ghi nhận của cán bộ nhân viên MB Sở giao dịch.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Mặc dù thời gian thành lập và đi vào hoạt động chưa được bao lâu nhưng MB Sở giao dịch luôn duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ổn định trong những năm gần đây.

Bảng 2.5 : Diễn biến lợi nhuận của MB Sở giao dịch qua các năm

Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của MB Sở giao dịch

Cơ cấu thu nhập của Chi nhánh cũng có sự thay đổi cơ bản, giảm dần tỷ trọng nguồn thu từ hoạt động tín dụng, tăng tỷ trọng nguồn thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền...

Một phần của tài liệu 0491 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại sở giao dịch NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w