Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động bảolãnh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0491 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại sở giao dịch NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 31)

5. Kết cấu đề tài

1.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động bảolãnh của Ngân hàng

thưong mại

Hoạt động bảo lãnh của ngân hàng thương mại đang ngày càng đóng vai trò tích cực trong hoạt động ngân hàng. Để có căn cứ đánh giá tình hình thực

áp dụng riêng cho Ngân hàng mình. Tuy nhiên, về bản chất, các chỉ tiêu chia thành hai nhóm: nhóm chỉ tiêu về quy mô (mang tính chất định lượng) và nhóm

chỉ tiêu về chất lượng (mang tính chất định tính), cụ thể như sau:

1.2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô

Số lượng sản phẩm bảo lãnh Ngân hàng cung cấp

Chỉ tiêu này cho thấy sự đa dạng, phong phú trong các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng. Số lượng sản phẩm của Ngân hàng càng phong phú càng đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng đồng thời cũng thể hiện được năng lực vượt trội của Ngân hàng so với các Ngân hàng khác.

Số món bảo lãnh phát sinh

Thông thường, thời gian đánh giá tính trong 01 năm tài chính. Số lượng bảo lãnh phát sinh càng nhiều chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng càng phát triển.

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh

Đây là tổng số tiền mà Ngân hàng thu được từ khách hàng về dịch vụ bảo lãnh và các dịch vụ phát sinh khác đi kèm. Đây được coi là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh của một Ngân hàng.

1.2.4.2. Nhóm chỉ tiêu chất lượng

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh trong tổng thu nhập của Ngân hàng

Thu nhập hoạt Doanh thu hoạt Chi phí hoạt

động bảo lãnh = động bảo lãnh - động bảo lãnh

Mục tiêu mà các Ngân hàng hiện nay đều hướng tới là tăng dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ (đặc biệt là bảo lãnh), giảm dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Do đó, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động bảo lãnh

trong tổng thu nhập của Ngân hàng càng lớn chứng tỏ hoạt động bảo lãnh càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của Ngân hàng.

Nghĩa vụ phát sinh với Ngân hàng khi thực hiện hoạt động bảo lãnh

Chỉ tiêu này thường được đo lường bằng quy mô tổn thất của việc phải thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng : số lần phải thực hiện nghĩa vụ và số lượng tiền tổn thất, các khoản nợ quá hạn phát sinh khi khách hàng phải nhận nợ bắt buộc.

Ngoài các nhóm chỉ tiêu nói trên, Ngân hàng có thể kết hợp phân tích cùng một số chỉ tiêu khác về tài đảm bảo, khả năng cạnh tranh về mức phí so với các ngân hàng khác...

Một phần của tài liệu 0491 giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại sở giao dịch NHTM CP quân đội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w