Những kếtquả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác CHO VAY tại QUỸ hỗ TRỢ PHỤ nữ NGHÈO THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 68 - 71)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Những kếtquả đạt được

- Nâng c o khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người nghèo

Tổng kết chung rút ra từ các số liệu trên là hoạt động tín dụng của Quỹ thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Số lượng khách hàng của Quỹ đều

tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2014-2017, quy mô tín dụng và tiết kiệm cũng

tăng trưởng cao. Quỹ có chiến lược khách hàng đúng đắn, tập trung cho khách hàng hộ nông dân và tiểu thương, mở rộng chi nhánh và nhân viên, thực hiện đa dạng hóa phương thức cung ứng dịch vụ, tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng nông thôn thông qua việc mở rộng cả khối lượng tín dụng cung cấp cho thị trường, cũng như số lượng khách hàng được tiếp cận. Trong tổng số khoảng 3000 hộ nghèo và cận nghèo thành phố Đông Hà, ước tính có khoảng 1200 trong số họ đã có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính của Quỹ. Trên 11,3 tỉ đồng là nguồn vốn mà Quỹ phụ nữ nghèo, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Đông Hà đã cho hàng ngàn lượt phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố vay phục vụ sản xuất. Từ đồng vốn này, nhiều phụ nữ nghèo đã vượt khó vươn lên.

- Đ dạng hóa nguồn thu nhập của các hộ gi đình, đồng thời giảm rủi ro ngu cơ bịthương tổn về kinh tế:

Như đã nêu ra ở các phần trên, các khoản cho vay của Quỹ đã giúp các hộ nghèo mở rộng hoạt động kinh tế hiện thời của họ và tăng thêm thu nhập cho gia

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đình. Ở thành phố Đông Hà, sản phẩm chủ yếu vẫn là tín dụng. Các món vay nhỏ thường được đầu tư cho: sản xuất nông nghiệp như trồng rau và cây ăn quả, chăn nuôi; các dịch vụ như xây dựng, sửa chữa máy móc, dịch vụ thẩm mỹ; nuôi cá và nuôi trồng thủy sản; tiểu thủ công hoặc buôn bán nhỏ. Từ khảo sát của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, trên địa bàn 4 phường triển khai Quỹ, các khoản vốn vay từ Quỹ được thành viên đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, nhưng chủ yếu được sử dụng để

buôn bán nhỏ (chiếm 44%), chăn nuôi gia súc- gia cầm (38%), trồng trọt-làm ruộng

(18%), bên cạnh công việc làm ruộng khi mùa vụ đến. Với vốn vay từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, điều kiện sống của rất nhiều chị em phụ nữ nghèo đã được cải thiện, nhiều hộ gia đình đã có điều kiện cho con ăn học tử tế, mua sắm thêm tài sản trong gia đình sau 4 năm tham gia vào Quỹ.

Với việc đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình, các hộ gia đình đã trực tiếp giảm bớt rủi ro của mình khi mà thị trường ở địa phương của họ bị ế ẩm hay do thời tiết khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động làm ruộng. Thu nhập tăng lên cũng giúp các hộ gia đình có thể chịu được các chi phí đột xuất trong trường hợp ốm đau hay tai nạn. Ngoài ra, phần tiết kiệm bắt buộc trong quy định của Quỹ đã tập cho các khách hàng có thói quen thường xuyên tiết kiệm một khoản tiền nhỏ để cải thiện khả năng đối phó với các rủi co bất ngờ xuất phát từ đời sống hàng ngày hoặc từ công việc sản xuất kinh doanh của họ. Tài chính vi mô giúp họ tạo tài sản nhưng bảo hiểm vi mô giúp người nghèo bảo vệ tài sản do tài chính vi mô đem lại cho họ. Bởi vậy, món vay của người nghèo bao giờ cũng nhỏ nhưng từng bước được tăng lên theo thời gian, vì nguyên tắc là cho vay kết hợp với đào tạo giúp họ quản lý vốn

vay hiệu quả.

- Chương trình tài chính vi mô góp phần tạo bình đẳng giới, góp phần vào việc đạt được mục tiêu xó đói giảm nghèo:

Người dân rất cần tín dụng, nhưng họ cũng có quyền lựa chọn. Ở nước ta, ngân hàng Chính sách đã gây dựng được mạng lưới rộng rãi, nhưng lượng vốn và điều kiện không phải lúc nào cũng đáp ứng được mọi đối tượng, mọi vùng miền. Trong khi đó, các tổ chức TCVM bán chính thức như Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo lại

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

tạo được một kênh cung cấp thay thế bên cạnh khu vực tài chính chính thức. Sự tham gia của người dân vào hoạt động tài chính vi mô là tự nguyện, có cam kết, tham gia không chỉ để vay tiền mà còn đồng thời là được tham gia vào một chương trình mang tính xã hội. Các dịch vụ phi tài chính của các tổ chức tài chính vi mô

bán chính thức chiếm một phần quan trọng trong các tổ chức TCVM với đối tượng khách hàng chính có xu hướng là phụ nữ. Vì những người nghèo nhất thường là phụ nữ, không được học hành, không có tài sản riêng, thiệt thòi đủ mọi mặt trong xã hội, họ đồng thời cũng là người phải quán xuyến cả gia đình. Những dịch vụ phi tài chính này thường bao gồm các khóa đào tạo hướng dẫn về các kỹ năng kinh doanh cơ bản và thông tin về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng cho trẻ em... đây chính là điểm khác biệt chủ yếu giữa các tổ chức TCVM với NHNo là ở mức độ đào tạo liên tục và trợ giúp kỹ thuật do các tổ chức TCVM cung cấp, được khách hàng đánh giá cao vì nó đã giúp họ cải thiện được kỹ năng quản lý kinh doanh và có thể sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn. Chính bởi các khóa đào tạo này, khiến cho các tổ chức tài chính vi mô tiếp cận dễ dàng hơn với người nghèo. Đấy cũng chính là lý do, vì sao sau khi đã thoát nghèo, vẫn còn rất nhiều chị em phụ nữ không đăng kí ra khỏi tổ chức mà vẫn ở lại, mặc dù không vay vốn, nhưng vẫn đi sinh hoạt cụm, nhóm. Theo thống kê ở Quỹ HTPNN TP Đông Hà, số thành viên này khoảng 430 thành viên trong năm 2016.

Cũng bằng việc cung cấp các dịch vụ tài chính chỉ thông qua phụ nữ - để phụ

nữ chịu trách nhiệm về khoản mượn và bảo đảm việc hoàn trả lại, duy trì tài khoản

tiết kiệm cho phụ nữ, cung cấp các chế độ bảo hiểm cho phụ nữ - chương trình tài

chính vi mô đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các hộ gia đình cũng như là cộng

đồng. Nhiều nghiên cứu định tính và định lượng cho thấy việc được tiếp cận với các

dịch vụ tài chính đã cải thiện địa vị của phụ nữ như thế nào trong gia đình và trong cộng đồng. Phụ nữ đã trở nên quyết đoán và tự tin hơn. Ở những vùng mà vai trò của phụ nữ được cải thiện, họ được chú ý đến nhiều hơn và có vị trí tốt hơn trong xã hội. Phụ nữ sở hữu tài sản, bao gồm đất đai, nhà cửa và đóng vai trò quan trọng hơn trong việc đưa ra quyết định.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Tính đến tháng 3/2017, dưới sự hỗ trợ của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo thành phố

Đông Hà, đã cho gần 3200 hộvay, trên 90% hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, 300 hộ

vay vốn đã thoát nghèo, trong đó có 187 hộ nghèo do phụ nữ làm chủ, 1283 hộ vươn lên khá, góp phần giảm t lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 13% năm 2014 xuống 9,2% năm 2015.Trong đó, hàng nghìn chị em đã vươn lên thoát nghèo nhờ cách vay tiền đầu tư vào chăn nuôi, buôn bán nhỏ. Những phụ nữ tham gia chương trình đã nâng cao được vai trò của mình trong gia đình và xã hội, 85% phụ nữ đã tự quyết định việc sử dụng vốn vay, 90% số phụ nữ trong cộng đồng đã tham gia vào tổ chức Hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác CHO VAY tại QUỸ hỗ TRỢ PHỤ nữ NGHÈO THÀNH PHỐ ĐÔNG hà, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)