6. Kết cấu của luận văn
2.2.3 Phân tích tình hình cho vay đối với phụ nữ nghèo tại Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo
nghèo thành phố Đông Hà theo các chỉ tiêu định tính và định lượng
2.2.3.1. Phân tích theo các chỉ tiêu định tính
Trong những năm qua tuy mới được thành lập không lâu nhưng Quỹ hỗ trợ
phụ nữnghèo cũng đã đi vào hoạt động ổn định và có bước phát triển rất đáng khích
lệ. Cùng với sự phát triển của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, hoạt động tín dụng cũng có bước phát triển khá mạnh. Dư nợ cho vay, doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm sau đều cao hơn năm trước và tăng trưởng hàng năm với t lệ cao.
Thông qua việc sử dụng vốn vào sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý kinh tế của chị em phụ nữ trên địa bàn thành phố được nâng lên. Phụ nữnghèo có điều kiện tiếp cận được với khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi tiên tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Tạo điều kiện cho hơn ba ngàn lượt chị em phụ nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp; phụ nữ yếu thế: phụ nữ khuyết tật, phụ nữ chịu ảnh hưởng của HIV, phụ nữ hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng... phụ nữ nông thôn mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, do doanh nghiệp bị phá sản… có thêm nguồn vốn để buôn bán kinh doanh. Từ những đồng vốn nhỏ kết hợp với sự nỗ lực cố gắng mà nhiều chị em phụ nữ đã vượt khó vươn
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
lên đểcó được những thành tích đáng kể. Đến cuối năm 2017, từ nguồn vốn vay của Quỹ Hỗ trợ phụ nữnghèo TP đã phát triển được hơn 35 mô hình làm kinh tế giỏi.
Nhờ nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo thành phố mà 4 Phường
được tiếp cận với nguồn vốn này đã xóa bỏđược đáng kể tình trạng vay nặng lãi và bán nông sản non, góp phần thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân nông thôn. Tạo niềm tin của nhân dân đối với Hội LHPN các cấp, đối với Đảng và nhà nước. Thể
hiện sự quan tâm của Hội LHPN các cấp, của Đảng và nhà nước đối với phụ nữ
nghèo.
Cùng với đó, từ ngày Quỹ phụ nữ nghèo thành phố ra đời, phía cán bộ Hội
cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý vốn thông qua các lớp, chương
trình tập huấn. Đến nay, nguồn vốn này không ngừng mở rộng đối tượng cho vay, vốn vay được phân bổ đến tận cơ sở, t lệ thu hồi vốn đạt 100%, góp phần đáng kể
trong việc giảm t lệ hộ nghèo của hàng năm của thành phố.
Thông qua hoạt động cho vay của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo, tạo công ăn việc
làm cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp trung ương đến địa phương, Hội LHPN
các cấp, số tiền hoa hồng cho Hội LHPN các cấp và tiền hoa hồng của tổ, nhóm đã
là nguồn thu đáng kể đối với ban quản lý tổ vay vốn và tổ chức Hội. Đến cuối năm
2017, Quỹđã có 02 cán bộ của Hội LHPN Thành phố làm công tác kiêm nhiệm, 07 cán bộ là cán bộ chuyên trách Quỹ, 4 Chủ tịch Hội LHPN Phường phối hợp quản lý
và hơn 50 tổtrưởng tổ vay vốn tiết kiệm.
Thông qua hoạt động vay vốn của Quỹ, nội dung tuyên truyền cũng như hoạt
động của Hội LHPN xã, phường càng thêm phong phú, số lượng hội viên tham gia sinh hoạt ngày càng đông. Quỹ tổ chức sinh hoạt tổ hàng tháng, tại buổi sinh hoạt tổ
cán bộ tín dụng phối hợp với tổtrưởng chuẩn bị những nội dung sinh hoạt đa dạng phong phú về những kiến thức thực tế về buôn bán, sản xuất kinh doanh, giáo dục tài chính về cách thu chi hợp lý trong gia đình, tuyên truyền về những phương hướng nhiệm vụ của Hội. Đó là những kiến thức mà qua trao đổi chia sẻ cán bộ thu thập được từ những mong muốn thiết thực từ chị em và được cán bộ tín dụng của Quỹ ghi lại để đáp ứng nhu cầu của chị em một cách tốt nhất.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
2.2.3.2. Phân tích theo các chỉtiêu định lượng - Chất lượng hoạt động tín dụng
Các chỉ tiêu trong việc phân tích chất lượng hoạt động cho vay chịu ảnh hưởng rất lớn của chính sách đối với các khỏan nợ quá hạn và trích lập dự phòng của một tổ chức. Chính vì thế, trước khi đánh giá về hoạt động này, tôi muốn giới thiệu về các chính sách này của Quỹ.
Chính sách với các khỏ n nợ quá hạn: Hàng tháng, các cán bộ tín dụng đi thu các khỏan hòan trả và tiết kiệm. Thời gian làm việc tại mỗi tổ thường chỉ là một ngày/tháng nên nếu như đến ngày đó mà các nhóm thành viên không nộp các khỏan hòan trả của nhóm thì các khỏan chậm trả của nhóm trong tháng đó sẽ được xếp ngay tức khắc vào nợ quá hạn. Hay nói cách khác, đối với Quỹ thì chậm trả dù chỉ một ngày cũng đã là nợ quá hạn.
Quỹ phân lọai nợ quá hạn theo ngày, ví dụ là 30 này, 60 ngày, 90 ngày… Các báo cáo về nợ quá hạn của Quỹ được các chi nhánh lập và gửi lên văn phòng trung ương cũng theo cách phân loại này để làm.
Về việc xóa nợ cho những khỏan nợ quá hạn, hiện nay Quỹ không hề có một chính sách cụ thể nào được xây dựng trên các chỉ tiêu về thời gian, tình hình tiếp tục trả hay tình hình kinh doanh của thành viên. Thông thường, thì những khỏan nợ mà các cán bộ tín dụng cảm thấ rằng không thể thu hồi được nữa thì họ sẽ làm đơn trình lên chi nhánh để yêu cầu xóa nợ. Việc xem xét có nên xóa nợ cho một khỏan nợ quá hạn như vậy phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chủ quan của các cán bộ tín dụng.
Chính sách trích lập dự phòng vốn. Quỹ hiện chỉ thực hiện trích lập dự phòng chung 5% cho tổng dư nợ cho vay ra (phần dư nợ chưa trừ dự phòng mất vốn). Ngòai ra, Quỹ không thực hiện bất cứ một chính sách phân loại dự phòng cụ thể nào khác. Hiện tại, trong năm tài chính 2017 này, có thể có một số chính sách điều chỉnh trong họat động kế tóan của Quỹ nhưng do không có những quy định cụ thể về khía cạnh luật pháp cho vấn đề này nên việc trích lập dự phòng cụ thể thế nào trong tương lại là chuyên riêng của Quỹ. Vì nguyên nhân này, việc phân tích chỉ tiêu t lệ dự phòng mất vốn của Quỹ để đánh giá chất lượng họat động cho vay trở nên không con hiệu quả nữa.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng hoạt động cho vay của Quỹ Các chỉ tiêu chất lƣợng (%) 2014 2015 2016 T lệ hoàn trả 99.9 99.8 99.6 T lệ nợ quá hạn 0.1 0.2 0.4 T lệ dự trữ mất vốn 2 2 2 T lệ mất vốn 0 0 0
( Nguồn: Báo cáo họ t động củ uỹ và tính toán củ tác giả)
Theo như bảng 3, các con số biểu thị chất lượng họat động cho vay của Quỹ thật rất ấn tượng.
ỷ lệ hoàn trả: T lệ hoàn trả trong vòng 4 năm trở lại đây của Quỹ luôn đạt trên mức 99.5%. Đây là một t lệ hoàn trả rất cao và được xem như tương đối hoàn hảo trong các tổ chức tài chính vi mô. T lệ hoàn trả này cũng đã duy trì ở mức cao như thế này trong vòng suốt 4 năm trở lại đây và gần như không thấy một biến đổi mạnh nào. Như một kết quả tất yếu, t lệ nợ quá hạn tính tới ngày cuối cùng của năm cũng duy trì ở một mức rất thấp và chưa bao giờ vượt quá 0.5% trong một thời gian dài. Điều này có sự đóng góp rất lớn trong việc nâng cao k luật tín dụng trong các thành viên của Quỹ. Việc tham gia họp tổ hàng tháng là bắt buộc đối với tất cả các thành viên. Nếu trong trường hợp thành viên trong nhóm không nộp được tiền thì các thành viên còn lại phải chịu trách nhiệm đối với khỏan không trả được đầy. Có thể nói, k luật tín dụng và bảo đảm theo nhóm chính là hai bí quyết thành công của Quỹ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo là một tổ chức cung cấp các khỏan vay theo nhóm nên việc thực tế hoàn trả của từng thành viên thì khó có
thể tổng kết được. Các con số ở trên chỉcho thấy được t lệ các khỏan vốn thực trả
cho các khỏan nợ nhưng không hề cho thấy rằng liệu bao nhiêu phần trăm trong đó là được trả bởi chính người được vay và bao nhiêu là được trả bởi các thành viên khác trong nhóm. Đây có thể được xem là một nhược điểm rất lớn của phương pháp cho vay theo nhóm của Grameen.
ỷ lệ dự phòng mất vốn, như đã nói ở trên, đã không còn phát huy ý nghĩa của nó nữa trong trường hợp phân tích đối với Quỹ. Thực tế hoạt động cho thấy
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Qũy hoàn toàn không có t lệ nợ quá hạn cao trong một thời gian quá dài và cũng gần như không phải chịu việc phải xóa nợ. Nhưng như vậy không có nghĩa là không cần có một chính sách dự phòng vốn hiệu quả hơn. Nếu Quỹ xây dựng lại một chính sách hiệu quả hơn thì nó có thể giảm bớt các chi phí dự phòng mất vốn, nâng cao lợi nhuận. Nhưng ngược lại, việc trích lập dự phòng cụ thể lại đòi hỏi một chính sách với các khỏan vay rõ ràng, một đội ngũ kế toán có chất lượng và cơ sở quản lý dữ liệu cần thiết. Tuy nhiên trong ngắn hạn, việc trang bị những nguồn lực như thế đối với Quỹ thực sự không dễ dàng gì.
ỷ lệ mất vốn: Trong suốt ba năm 2014 đến 2016, Quỹ không phải xóa một khòan nợ nào. Cho tới năm 2017, Quỹ mới phải xóa một số khỏan nợ quá hạn và chính điều này khiến cho t lệ xóa nợ của Quỹ chuyển từ 0% lên 0.6%. Việc phải xóa nợ đối với các tổ chức tín dụng thông thường và ngay cả các tổ chức tài chính vi mô là một việc hoàn toàn bình thường và Quỹ đang trở về với cái trạng thái bình thường đó sau một thời gian dài họat động quá hoàn hảo. Tuy nhiên như thế cũng không có nghĩa là loại bỏ đi các nguyên nhân.
Sau một thời gian dài họat động cho vay, hiện họat động của Quỹ gặp phải những vấn đề sau:
- Hiện tượng cả nể trong các thành viên khi xét duyệt các khỏan vốn vay.
Do đó, có nhiều thành viên không xứng đáng được cung cấp vốn đã nhận vốn họăc được nhận nhiều vốn hơn phần mà đáng lý họ nên vay. Chính điều này làm tăng rủi ro khi các thành viên đã đầu tư không hiệu quả khỏan vốn của Quỹ và dẫn tới làm giảm khả năng trả nợ.
- Sự phân cấp trong các thành viên trong nhóm. Thật là hòan hảo nếu như
tất cả 5 người trong 1 nhóm đều giàu lên như nhau và như thế thì sẽ không có việc gì để nói. Nhưng thực tế là trong một nhóm sẽ xuất hiện những người đã khấm khá vượt trội lên và tạo ra một khỏan cách ngày càng lớn về khả năng tài chính của các thành viên trong nhóm. Do những người giàu hơn sẽ cảm thấy thật quá không công bằng khi mình cứ phải gánh vác phần nợ quá hạn của các thành viên còn lại. Kết quả tất yếu là việc tan rã các nhóm đã được ghi nhận là đang có xu hướng xáy ra
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
nhiều hơn trong thời gian gần đây. Các khỏan nợ của các thành viên nghèo hơn vì nhiều lý do không thể tiếp tục được hoàn trả và Quỹ bắt buộc phải xóa nợ.
Như vậy, có thể nhận xét chung là hiện Quỹ đang duy trì được chất lượng rất
cao trong họat động cho vay. Kết quả này thật sự vượt trội không chỉ trong số các tổ chức tài chính vi mô trong nước mà còn đối với các tổ chức tài chính vi mô nước ngoài. Tuy nhiên, để duy trì tốt chất lượng họat động này thì Quỹ vẫn cần phải có những điều chỉnh và thay đổi thích hợp.
- ác chỉ tiêu ền vững
Đối với các tổ chức tín dụng thương mại thông thường, việc họ duy trì được một kết quả cho vay ấn tượng, một quá trình hoạt động với hiệu suất và hiệu quả cao thì ta có thể kết luận là tổ chức đó đang có họat động cung cấp dịch vụ tốt. Tuy nhiên, những tổ chức tín dụng thương mại khác với tổ chức tài chính vi mô ở chỗ nó không có hoặc có ở mức không đáng kể vốn tài trợ. Chính vì thể, khi xem xét hiệu
quả của hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính của tổ chức tài chính vi mô người ta
vẫn phải xem xét thêm các hệ số tực vững. Mục tiêu của việc đánh giá các hệ số này nhắm nhìn nhận thực sự xem doanh thu từ cung cấp dịch vụ có thể bì đắp được các
chi phí thực sự phát sinh trong quá trình họat động của tổ chức tài chính vi mô khi
mà người ta loại bỏ đi các yếu tố tài trợ.
Bảng 2.10: Các hệ số bền vững về họat động và tài chính của Quỹ Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ số tự vững hoạt động (OSS) 186.32% 221.06% 218.92% 257.50% Chỉ số tự vững tài chính (FSS) 166.22% 180.20% 178.96% 208.55%
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE) 5.76% 6.34% 6.30% 6.73%
Lợi nhuận trên tài sản (ROA) 5.45% 5.96% 5.92% 6.31%
(Nguồn: Các chỉ tiêu được tính toán dự trên số liệu củ Báo cáo tài chính năm gi i đoạn 2014-2017) TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Bền vững về hoạt động
Với các kết quả được tính toán trên bảng 5, Quỹ có hệ số bền vững trên 100% trong vòng 3 năm liên tục. Điều này chứng tỏ Quỹ đã bền vững về khía cạnh họat động khi mà doanh thu từ các hoạt động của nó bù đắp được các chi phí tài chính, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng. Tuy nhiên, hệ số bền vững họat động của Quỹ đang giảm xuống. Điều này có nguyên nhân từ tình hình lợi nhuận thất thường của Quỹ. Trên thực tế, khi mà các chi phí không ngừng tăng cao thì Quỹ không thể tăng thêm lãi suất cho các khỏan vay của mình. Điều này dẫn tới không chỉ các chỉ tiêu vè lợi nhuận giảm mà cả hệ số bền vững cũng giảm.
Hiện nay, Quỹ cũng tương đối khó khăn trong việc nâng lãi suất của mình lên bởi các nguyên nhân sau:
- Vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt trong họat động tài chính vi mô. Ngoài Quỹ, ở Quảng Trị còn cả ngân hàng Chính Sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức phi chính phủ cũng đang cung cấp dịch vụ tài chính tới người nghèo. Trong đó, ngân hàng chính sách xã hội thực sự là đối thủ khó chịu nhất vì lãi suất thấp hơn (do có sự trợ cấp mạnh mẽ của chính phủ) và mạng lưới chi nhánh nhiều hơn.
- Quỹ chưa có nghiên cứu cụ thể nào để xác định rõ giới hạn chịu đựng lãi suất
của các khách hàng nghèo. Nếu được hỏi thì hầu hết các thành viên đều yêu cầu giảm lãi suất cho vay. Các lãnh đạo của Quỹ không còn cách nào khác là giữ nguyên những gì hiện có mặc cho tình hình thay đổi thế nào.
- Quỹ cũng còn có thể dựa và các nguồn tài trợ từ các tổ chức nước ngoài. Hiện
nay, mặc dù tiền tài trợ đã ít hơn nhưng Quỹ lại vẫn được hỗ trợ mạnh về kỹ thuật.
Bền vững về tài chính
Trong 3 năm gần đây, không năm nào Quỹ đạt được hệ số bền vững tài chính trên 100%. Điều này có nghĩa là Quỹ vẫn chưa bền vững về tài chính, hay nói cách khác, để ổn định về tài chính thì Quỹ vẫn phải dựa vào bên ngoài. Thực tế họat động cho thấy Quỹ hiện nay vẫn sử dụng phần lớn vốn tài trợ để cho vay tới các thành