Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0467 giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTM CP bắc á chi nhánh hàng đậu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 39)

1.3.2.1. về phía khách hàng

Khách hàng là nguời trực tiếp nhận các khoản cho vay của Ngân hàng, do đó trong các yếu tố ảnh huởng tới sự phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng không thể không tính đến các yếu tố thuộc về phía khách hàng. Khi việc cho vay chua diễn ra thì vai trò của các điều kiện về phía Ngân hàng là quan trọng. Tuy nhiên khi hợp đồng cho vay đuợc ký kết, khách hàng đã vay đuợc vốn của Ngân hàng thì chính khách hàng mới là nguời quyết định khoản vay đuợc hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn.

Xét về phía khách hàng, hoạt động cho vay ngắn hạn chịu sự tác động của những nhân tố chủ yếu sau:

a) Năng lực tài chính của khách hàng

Khi xem xét hồ sơ khách hàng, chỉ những khách hàng có tình hình tài chính tốt mới đuợc xem xét để cho vay. Nếu tiềm lực tài chính của khách hàng tốt, đáp ứng đuợc những điều kiện của Ngân hàng, khoản vay sẽ ít rủi ro hơn. Điều kiện cho vay ngắn hạn thuờng quy định một tỷ lệ tối thiểu của vốn tự có tham gia vào phuơng án vay vốn hay tỷ lệ vốn tự có so với khối luợng vốn vay. Năng lực tài chính của khách hàng càng cao, khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay càng lớn càng góp phần vào việc phát triển hoạt động cho vay nói chung và cho vay ngắn hạn nói riêng.

Đối với khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng sử dụng các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Thông qua các báo cáo đó, Ngân hàng xây dựng các nhóm chỉ số về: Khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng, khả năng hoạt động, chỉ số cân đối vốn, chỉ số phản ánh mức sinh lời,... và đánh giá khả năng trả nợ, phân tích rủi ro, chất luợng và hiệu

quả hoạt động kinh doanh của khách hàng.

b) Năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Đối với khách hàng doanh nghiệp, năng lực sản xuất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khoản vay. Năng lực này thể hiện ở quy mô, năng suất, quy trình sản xuất, bán hàng,.. của doanh nghiệp. Phân tích năng lực sản xuất của doanh nghiệp giúp Ngân hàng đánh giá được khả năng đáp ứng nhu cầu thị truờng về chất lượng, giá cả, khả năng sinh lời và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực sản xuất tốt, tức là có hoạt động sản xuất ổn định, có lãi sẽ có khả năng trả nợ gốc và lãi ngắn hạn cho Ngân hàng đầy đủ và đúng hạn theo quy định trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo chất lượng cho vay, tạo điều kiện phát triển hoạt động cho vay.

c) Năng lực điều hành, quản lý của chủ doanh nghiệp

Một trong những yêu cầu quan trọng khi xem xét cho vay khách hàng là năng lực điều hành, quản lý của chủ doanh nghiệp. Năng lực điều hành, quản lý thể hiện ở việc tổ chức hệ thống hạch toán kế toán quản lý tài chính hiệu quả và phù hợp với những quy định của pháp luật. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn nhưng năng lực quản lý kém có thể gây ra thất thoát vốn, sử dụng vốn không có hiệu quả. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới khoản tín dụng mà Ngân hàng đã cung cấp cho doanh nghiệp, hạn chế sự phát triển của hoạt động cho vay, trong đó có cho vay ngắn hạn.

Ngược lại, khi chủ doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý, lãnh đạo tốt thì phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh sẽ được thực hiện một cách hiệu quả, nâng cao khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho Ngân hàng. Do vậy, năng lực quản lý của doanh nghiệp ảnh hưởng tới hiệu quả và sự phát triển của hoạt động cho vay và cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.

d) Đạo đức của khách hàng

Bên cạnh việc xem xét về các năng lực của khách hàng như trên, cán bộ tín dụng còn phải đánh giá khách hàng vay vốn trên khía cạnh đạo đức của khách hàng. Yếu tố này ảnh hưởng tới chất lượng cũng như sự phát triển của hoạt động cho vay và cho vay ngắn hạn. Tính trung thực trong việc cung cấp các thông tin, mức độ

thực hiện đúng theo các cam kết trong hợp đồng tín dụng của khách hàng, tinh thần hợp tác trong việc kiểm tra, quản lý tình hình sử dụng vốn và xử lý các vấn đề phát sinh là điều kiện quan trọng để đảm bảo khoản vay có an toàn và hiệu quả không.

1.3.2.2. về phía nền kinh tế

a) Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội

Mọi hoạt động của cả doanh nghiệp và ngân hàng đều chịu ảnh huởng của những biến động chung của nền kinh tế. Bất cứ biến động nào của nền kinh tế vĩ mô đều có thể có tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, thu hồi vốn nhanh và đạt đuợc lợi nhuận cao từ đó đảm bảo trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng. Một nền kinh tế tăng truởng ổn định cũng là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng, mở rộng quy mô và phát triển hoạt động cho vay, trong đó có cho vay ngắn hạn. Nguợc lại, Ngân hàng sẽ khó tránh khỏi rủi ro nếu nền kinh tế không ổn định, bị suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp thì nhu cầu vốn tín dụng giảm và những khoản đã vay cũng khó có thể sử dụng hiệu quả, trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng.

Nhân tố chính trị cũng có ảnh huởng khá nhiều tới hoạt động cho vay, trong đó có cho vay ngắn hạn. Môi truờng chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tu nuớc ngoài, cũng nhu thúc đẩy sự phát triển của hoạt động cho vay và đầu tu vốn của Ngân hàng.

Ngoài những nhân tố nêu trên, hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng còn chịu ảnh huởng nhiều của nhân tố chủ quan và khách quan khác nhu: Thái độ phục vụ khách hàng, trang thiết bị phục vụ hoạt động hay những yếu tố môi truờng nhu thời tiết, thiên tai, bệnh dịch,...

b) Môi trường pháp lý

Môi truờng pháp lý cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn nói riêng.

Một môi truờng pháp lý thông thoáng, rõ ràng, đồng bộ giữa các bộ ngành sẽ giúp cho các Ngân hàng hoạt động an toàn, có hiệu quả hơn và tránh đuợc những rủi ro. Mỗi Ngân hàng cần chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động cho vay ngắn hạn sao cho phù hợp với những quy định mới, từ đó đua ra

những quyết sách phù hợp nhất với xu thế chung, phát triển hoạt động Ngân hàng.

Môi truờng pháp lý lành mạnh còn tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao, từ đó đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho Ngân hàng, thúc đẩy hoạt động cho vay và cho vay ngắn hạn phát triển.

Còn nếu hệ thống pháp luật ban hành không đầy đủ, không đồng bộ, các văn bản, quy định còn nhiều mâu thuẫn trong khi thực hiện thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhu hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng sẽ bị ảnh huởng và hạn chế.

c) Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào muốn tồn tại và phát triển đều có cạnh tranh, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động của các ngân hàng chịu sự cạnh tranh gay gắt. Hiện nay các khách hàng chủ động lựa chọn Ngân hàng để quan hệ giao dịch, một khách hàng cùng một lúc có thể quan hệ với nhiều ngân hàng khác nhau, đồng thời các ngân hàng cũng chủ động tiếp cận khách hàng và đua ra nhiều hình thức khuyến mại khác nhau. Vì vậy chất luợng dịch vụ của ngân hàng nào tốt hơn (quy trình thủ tục nhanh gọn hơn, thái độ phục vụ chuyên nghiệp hơn), giá cả (lãi suất cho vay) phù hợp đáp ứng đuợc nhu cầu của khách hàng thì sẽ thu hút đuợc khách hàng. Ngoài ra, truớc xu thế toàn cầu hóa, các ngân hàng trong nuớc sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn bao giờ hết với các ngân hàng nuớc ngoài có nhiều thuận lợi về tiềm lực tài chính mạnh, luợng vốn dồi dào, trình độ công nghệ cao, có bề dày kinh nghiệm quản lý.... Điều này tạo ra sức ép lớn buộc các NHTM trong nuớc phải tăng tốc thực hiện các kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh, vuợt qua những thách thức sống còn bằng nhiều cách, nhu: Đầu tu đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại; đa dạng hóa các sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu của từng đối tuợng khách hàng; đổi mới phong cách giao dịch, thái độ phục vụ khách hàng; đua ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn, lãi suất phù hợp; nhất là phải có sự thay đổi mô thức quản trị kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế và phát triển cơ chế chính sách của Nhà nuớc. Vì vậy,

cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy việc phát triển cho vay ngắn hạn của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0467 giải pháp phát triển hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHTM CP bắc á chi nhánh hàng đậu luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w