Đối với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu 0479 giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 105 - 108)

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam là tổ chức nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức tín dụng Việt Nam; hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt; tập hợp, động viên các hội viên hợp tác, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên; làm cầu nối giữa các hội viên với các cơ quan Nhà nước; nhằm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, qua đó góp phần thực thi chính sách tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đến nay, HHNH Việt Nam gồm 50 hội viên, bao gồm 6 ngân hàng và tổ chức thuộc sở hữu nhà nước (trong đó có 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước đang trong tiến trình cổ phần hóa), 34 Ngân hàng thương mại cổ phần, 2 ngân hàng liên doanh và 8 công ty tài chính. Mục tiêu và phạm vi hoạt động của hiệp hội bao gồm:

- Đại diện cho Hội viên trong mối quan hệ đối nối đối ngoại và có liên quan đến hoạt động ngân hàng và của Hiệp hôi.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên và của Hiệp hội.

- Tuyên truyền, vận động Hội viên nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.

- Phổ biến, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ ngân hàng.

88

sách, báo, tạp chí chuyên ngành ngân hàng theo quy định của pháp luật; thông

tin tuyên truyền, phổ biến mục đích của Hiệp hội Ngân hàng và hoạt động

ngân hàng trong và ngoài nuớc.

- Tham gia xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến ngân hàng, phản ánh nguyện vọng, đề xuất của Hội viên và kiến nghị với cơ quan Nhà nuớc có thẩm quyền đối với các vấn đề có liên quan đến sự phát triển hoạt động ngân hàng, quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên. Phối hợp

với tổ chức, cơ quan có liên quan nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Hiệp hội.

- Tu vấn, phản biện các vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng theo đề nghị của tổ chức và cá nhân.

- Hòa giải tranh chấp giữa các Hội viên.

- Đuợc tạo nguồn kinh phí, trên cơ sở hội phí của Hội viên và các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để tự trang

trải về

kinh phí hoạt động. Đuợc nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của Nhà nuớc, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nuớc, theo quy định của pháp luật.

- Hợp tác, gia nhập làm Hội viên của các Hội quốc tế, khu vực, các nuớc và các tổ chức tài chính - tiền tệ thuộc lĩnh vực ngân hàng, theo quy định của pháp luật.

Dựa vào những hoạt động trên, Hiệp hội hoàn toàn có thể đóng vai trò một cách tích cực tới hệ thống quản lý rủi ro của các NHTM nói chung và rủi ro lãi suất nói riêng bao gồm:

- Tổ chức các hôi thảo, các chuơng trình về phòng chống RRLS tới các cán bộ quản lý rủi ro lãi suất chủ chốt cho các ngân hàng trong đó có mời các

viên trong ngân hàng, tuyên truyền tầm quan trọng và nâng cao nhận thức về rủi ro lãi suất.

- Trực tiếp có các văn bản tham mưu kiến nghị phù hợp tới Chính phủ và NHNN về việc đưa ra các văn bản quy định về rủi ro lãi suất.

- Vận động các ngân hàng thành viên trong hiệp hôi tuân thủ nghiêm túc các quy định về an toàn và sử dụng vốn của NHNN, các quy định về trần lãi suất để đảm bảo không tiếp diễn các hiện tượng lách luật, từ đó ổn định lãi suất thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đưa ra một hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết được các khó khăn và hạn chế trong công tác hạn chế rủi ro lãi suất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tràng An đã được đề cập trong Chương 2. Với những giải pháp này, luận văn hy vọng sẽ giúp Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có thể thực hiện công tác quản lý rủi ro lãi suất hiệu quả hơn, góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của rủi ro lãi suất lên hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời cũng nâng cao tính ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.

90

KẾT LUẬN

Đứng trước sự biến động của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn thì đòi hỏi các ngân hàng không ngừng nỗ lực hơn nữa khắc phục những khó khăn và hạn chế của mình. Bằng chính nghị lực của mình, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tràng An đã vượt qua biết bao những khó khăn về biến động của nền kinh tế cũng như sự cạnh tranh gay gắt của nhiều ngân hàng thương mại khác để vươn lên trở thành ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Bên cạnh sự tự khẳng định cá tính của mình Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tràng An cũng đã có nhiều thành tích, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và viết đề tài, với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các lãnh đạo trong Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tràng An và TS. Hà Thị Sáu, luận văn đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu như sau:

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động hạn chế rủi ro lãi suất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tràng An từ đó có đưa ra một số nhận xét về hoạt động này.

Ba là, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến hoạt động hạn chế rủi ro lãi suất tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tràng An.

Trong quá trình thực hiện đề tài, chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Kim Anh, Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 2. TS. Nguyễn Kim Anh, Ứng dụng nghiệp vụ tài chính phái sinh trong hoạt

động kinh doanh của NHTM Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành

3. Phó GS, TS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

4. TS. Ngô Huớng, TS. Phạm Đình Thế, Giáo trình Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê,2004

5. Phó GS, TS. Tô Kim Ngọc, Giáo trình tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.

6. Federic S.MISHKIN .1995. “Tiền tệ, ngân hàng và thị truờng tài chính”, NXB Thống Kê Hà Nội.

7. Báo cáo thuờng niên của Agribank Tràng An 2010, 2011, 2012; 8. Báo cáo của Hội sở Agribank;

9. Nghị quyết đại hội cổ đông năm 2012 của Agribank;

10.Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010

11.Quyết định 2665/QĐ-NHNN năm 2009 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc ban hành

12.Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam quy định về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

13.Thông tu số: 07/2010/TT-NHNN Quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với khách hàng 14.Thông tu số 14/2011/ TT-NHNN quy định lãi suất vốn huy động tối đa

Một phần của tài liệu 0479 giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w