Những mặt còn tồn tại

Một phần của tài liệu 0479 giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 84 - 85)

2.3.2.1 Quy trình hạn chế RRLS chưa hoàn thiện

Mặc dù Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tràng An đã quan tâm đến việc quản lý và hạn chế RRLS nhưng cũng mới dừng lại ở mức độ tiếp cận ban đầu. Chính sách quản lý thị trường của ngân hàng mới được bắt đầu từ 2009, nội dung hạn chế RRLS vẫn ở dạng khái quát, chưa có những quy định cụ thể, những nội dung cần thực hiện trong quá trình hạn chế rủi ro.

Mặt khác, nhiệm vũ giữa các phòng trong Khối quản trị rủi ro cũng chưa

được phân định rõ ràng, thống nhất và hoạch định một cách riêng lẻ mà hoạt động này đang được thực hiện xen kẽ trong quản trị huy động vốn và cho vay, vì thế rất khó khăn trong việc theo dõi, đánh giá và điều chỉnh cho phù hợp.

2.3.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu dùng để lượng hóa rủi ro lãi suất chưa đầy đủ

Lượng hóa được rủi ro lãi suất là công việc quan trọng nhất trong công tác quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại. Trên thế giới hiện nay có nhiều chỉ tiêu được các ngân hàng tính toán và phân tích làm cơ sở để đưa ra các biện pháp đối phó với rủi ro lãi suất, bao gồm: khe hở lãi suất, khe hở kỳ hạn, giá trị chịu rủi ro lãi suất (Var), chênh lệch lãi suất, mức thay đổi thu nhập lãi ròng, mức thay đổi giá trị hiện tại ròng...

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, các ngân hàng thương mại trong đó có Agribank Tràng An vẫn chỉ quan tâm nhiều đến trạng thái và độ lớn của khe hở

tài sản nhạy cảm lãi suất, chênh lệch lãi suất để từ đó đo lường mức độ tăng (giảm) thu nhập do biến động lãi suất của thị trường, kết hợp với công tác dự báo lãi suất để đưa ra những biện pháp quản trị trên cơ sở các giới hạn đề ra.

pháp để phòng ngừa RRLS. Cụ thể về các biện pháp nội bảng, chủ yếu ngân

hàng mới chỉ dừng lại ở biện pháp áp dụng chính sách thả nổi trong

hoạt động

cho vay mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ

hạn của tài sản và nguồn vốn. Còn việc sử dụng các công cụ tài chính phái

sinh tác động vào ngoại bảng với mục đích lợi nhuận ngoại bảng bù đắp cho

lỗ nội bảng của ngân hàng mới dừng lại ở bước nghiên cứu thử nghiệm, và

chưa có ảnh hưởng rõ rệt nào tới hoạt động quản lý RRLS.

Một phần của tài liệu 0479 giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH TMCP công thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 84 - 85)