Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Hải Lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước hải LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 40)

5. Bố cục của Luận văn

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN Hải Lăng

2.1.1.1. Vị trí và chức năng

KBNN Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 557/TC/QĐ/TCCB của Bộ Trưởng Bộ Tài chính và chính thức đi vào hoạt động ngày 19/11/1990.

KBNN Hải Lăng là tổ chức trực thuộc KBNN Quảng Trị, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn huyện Hải Lăng theo quy định của pháp luật. KBNN Hải Lăng có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

2.1.1.2. Nhiệm vụ

Theo Điều 2, Quyết định 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì KBNN Hải Lăng có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Kho bạc Nhà nước cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:

Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạcNhà nước cấp huyện.

- Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước: Hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại KBNN cấp huyện theo quy định của pháp luật; Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có iiên quan theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh với các đơn vị liên quan tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

- Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN huyện theo chế độ quy định: Mở tài khoản, kiểm sát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp huyện; Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của Kho bạc Nhà nước cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của Kho bạc Nhà nước theo chế độ quy định; Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định

- Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định. - Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

- Thực hiện công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp huyện. - Quản lý đội ngũ công chức, lao động họp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.

- Quản lý điểm giao dịch thuộc Kho bạc Nhà nước cấp huyện theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh giao.

2.1.1.3. Quyền hạn

Mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn huyện để thanh toán, giao dịch. (cụ thể mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Hải Lăng).

Yêu cầu các đơn vị cung cấp các hồ sơ tài liệu cần thiết có liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý tài chính Nhà nước được giao.

Yêu cầu các đơn vị mở tài khoản dự toán và các tài khoản có liên quan theo chế độ mở và sử dụng tài khoản do Bộ Tài chính quy định để giao dịch.

2.1.2. Tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nƣớc Hải Lăng

Cơ cấu tổ chức KBNN Hải Lăng được thực hiện theo mô hình KBNN huyện theo Quyết định 4236/QĐ-KBNN ngày 08/9/2017 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. KBNN cấp huyện tổ chức thành 2 bộ phận: Bộ phận kế toán và bộ phận kiểm soát chi. Trong đó bộ phận kế toán là 3 người, bộ phận kiểm soát chi 7 người.

Sơ đồ2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy KBNN Hải Lăng

BAN GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN KẾ TOÁN

BỘ PHẬN KIỂM SOÁT CHI

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

* Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

- Ban Giám đốc:

+ Giám đốc KBNN Hải Lăng: Chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và trước pháp luật về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức, lao động của đơn vị.

+ Phó Giám đốc KBNN Hải Lăng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN và trước phápluật về lĩnh vực công tác được phân công.

- Bộ phận kiểm soát chi:

- Chịu trách nhiệm kiểm soát chi các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác được giao qua KBNN theo đúng quy định hiện hành, bao gồm từ khâu tiếp nhận hồ sơ giấy hoặc tiếp nhận hồ sơ điện tử trên dịch vụ công; kiểm soát hồ sơ, chứng từ (đối với các tài khoản không phải kiểm soát chi, thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ); nhập yêu cầu thanh toán trên TABMIS; lưu trữ hồ sơ chi thường xuyên, chi đầu tư theo quy định tại Quy trình này.

- Thực hiện nhập và phân bổ dự toán do KBNN chịu trách nhiệm nhập và phân bổ theo quy định, thực hiện lập các báo cáo liên quan.

- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản; hồ sơ đề nghị bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu, chữ ký; hồ sơ đề nghị GTGC; hồ sơ đề nghị phong tỏa, tất toán tài khoản của tổ chức, đơn vị;

- Tiếp nhận đăng ký rút tiền mặt của đơn vị giao dịch, chuyển bộ phận kế toán tổng hợp để thông báo với Ngân hàng.

- Chịu trách nhiệm đối chiếu, xác nhận với các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư về các khoản đã kiểm soát, thanh toán, chi trả; số dư còn lại của các nguồn vốn được giao kiểm soát chi và thực hiện công tác báo cáo tình hình thực hiện dự toán các khoản chi thường xuyên và tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Chịu trách nhiệm kiểm soát tồn quỹ ngân sách cấp xã.

- Chịu trách nhiệm rà soát, đôn đốc đơn vị xử lý tài khoản tạm thu, tạm giữ. - Quản lý cam kết chi.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Xử lý chuyển nguồn cuối năm. - Bộ phận kế toán:

- Thực hiện nhiệm vụ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS. - Thực hiện công tác thu NSNN.

- Kiểm tra, đối chiếu thông tin số tiền bằng số, bằng chữ, đối chiếu các thông tin về tài khoản, mục lục NSNN giữa chứng từ giấy và yêu cầu thanh toán trên hệ thống TABMIS, thực hiện hạch toán kế toán và thanh toán cho đơn vị thụ hưởng.

- Thực hiện nghiệp vụ chi phát sinh từ cơ quan quản lý thu chi ngân, các khoản chi bằng Lệnh chi tiền, hoàn trả các khoản thu NSNN, chi hoàn thuế giá trị gia tăng, chi chuyển giao, chi trả nợ gốc, lãi vay, thanh toán tín phiếu, trái phiếu.

- Chịu trách nhiệm kiểm soát tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh, huyện.

- Xét duyệt hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản, hồ sơ đề nghị bổ sung tài khoản và thay đổi mẫu dấu, chữ ký của tổ chức, đơn vị.

2.1.3. Quy mô, cơ cấu cán bộ của KBNN huyện Hải Lăng

Bảng 2.1. Quy mô, cơ cấu cán bộ của KBNN Hải Lăng

ĐVT: người Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ 10 100,0 1. Giới tính - Nam 6 60,0 - Nữ 4 40,0 2. Trình độ chuyên môn - Đại học 8 80,0 - Sau đại học 2 20,0 4. Phòng ban/ nhiệm vụ

- Bộ phận kiểm soát chi 7 70,0

- Bộ phận kế toán 3 30,0

Nguồn: KBNN Hải Lăng

Qua số liệu Bảng 2.1 cho thấy, Năm 2018 KBNN Hải lăng có tổng số 10 người. Tổng số cán bộ KSC tại KBNN Hải Lăng 7 người, trong đó: 5 người phụ trách KSC thường xuyên, 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc. Bộ phận kế toán có 3 người

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Về trình độ chuyên môn: 2 người có trình độ thạc sĩ, 8người có trình độ đại học. Độ tuổi bình quân tại KBNN Hải Lăng là 40 tuổi. Với đội ngũ cán bộ có trình độ như trên, công tác KSC NSNN tại KBNN Hải Lăng đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Đạt được kết quả này là nhờ trong giai đoạn trước đó, đơn vị đã chú trọng công tác đào tạo, khuyến khích CBCC tham gia các lớp học tại chức trong và ngoài giờ hành chính, đồng thời trong công tác tuyển dụng mới chủ yếu là tuyển dụng những người có trình độ đại học nghiệp vụ các chuyên ngành về kinh tế - tài chính. Tuy vậy, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC vẫn chưa đồng đều, những người tốt nghiệp hệ tại chức được đào tạo nhiều ngành học khác nhau, thậm chí có những ngành học không liên quan gì đến hoạt động nghiệp vụ KBNN. Vì vậy, khi ứng dụng vào thực tiễn vẫn còn một số hạn chế nhất định, hiệu suất, chất lượng công tác chưa cao. Do yêu cầu công việc, để thích nghi và đảm nhiệm được công việc được giao đòi hỏi những CBCC này phải chủ động tự học, tự nghiên cứu tham gia các lớp tập huấn của ngành mới đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2. Thực trạng công tác KSC thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Hải Lăng

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hải Lăng có 141 đơn vị sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN có mở tài khoản dự toán giao dịch với KBNN Hải Lăng và khi rút kinh phí dự toán đều phải chịu sự kiểm soát của KBNN Hải Lăng.

2.2.1. Đối tƣợng chịu kiểm soát chi thƣờng xuyên tại KBNN Hải Lăng

Theo điều 6, Luật NSNN số 83/2015/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015 quy định: Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. Hiện nay có 141 đơn vị sử dụng ngân sách chịu KSC thường xuyên tại KBNN Hải Lăng tương ứng với cấp quản lý như sau:

+ Ngân sách Trung ương: 7 đơn vị. + Ngân sách địa phương: 134 đơn vị Trong đó: Ngân sách tỉnh: 11 đơn vị.

Ngân sách huyện: 104 đơn vị. Ngân sách xã: 19 đơn vị. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2.2.2. Quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên qua KBNN

Quy trình nghiệp vụ KSC NSNN là nhân tố quan trọng then chốt ảnh hưởng đến công tác KSC của KBNN. Bao gồm các yếu tố: phạm vi kiểm soát, nội dung kiểm soát, trình tự thủ tục các bước kiểm soát và luân chuyển chứng từ, thực hiện thanh toán. Quy trình kiểm soát phù hợp, đầy đủ, gọn nhẹ sẽ giúp cho công tác kiểm soát chi thực hiện chính xác, nhanh chóng, thời gian thanh toán rút ngắn.

2.2.2.1. Nguyên tắc thực hiện

Khi kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN tại KBNN phải thực hiện đúng các nguyên tắc sau:

Tất cả các khoản chi NSNN phải được KBNN kiểm tra, kiểm soát trong quá trình cấp phát, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được phân bổ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được Thủ trưởng ĐVSDNS hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.

Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trong quá trình quản lý, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi.

2.2.2.2. Thời gian giải quyết

Việc quy định thời hạn giải quyết, thanh toán các khoản chi làm cho công tác KSC thường xuyên được thực hiện nhanh chóng, đúng hạn, thời gian thanh toán phù hợp với tính cấp thiết của từng loại khoản chi, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng cán bộ giải quyết chậm trễ, gây ách tắc, nhũng nhiễu, phiền hà cho khách hàng đến giao dịch tại KBNN. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2.2.2.3. Sơ đồ quy trìnhKSC thường xuyên

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình KSC thƣờng xuyêntại KBNN Hải Lăng

Ghi chú:

Hướng đi của hồ sơ, chứng từ KSC Hướng đi của chứng từ thanh toán

Theo sơđồ 2.2, Quy trình “một cửa” KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Nhà nước Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm soát sơ bộ và phân loại hồ sơ chứng từ KSC. Bước 2 : Cán bộ KSC kiểm tra hồ sơ, chứng từ.

Bước 3 : Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) kiểm soát và ký chứng từ. Bước 4: Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) xem xét hồ sơ, chứng từ và ký. Bước 5: Thực hiện thanh toán.

Bước 6: Trả tài liệu, chứng từ cho khách hàng. Bước 7: Chi tiền mặt tại quỹ.

4 3 1 2 5 6 7 Khách hàng Cán bộ KSC Kế toán trưởng Giám đốc

Thủ quỹ Thanh toán viên Trung tâm thanh toán

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2.2.3. Nội dung kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Hải Lăng

2.2.3.1. Kiểm soát phương thức chi trả thanh toán a. Kiểm soát cấp tạm ứng

- Đối với đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt: Giấy tạm ứng ghi rõ nội dung tạm ứng để KBNN có căn cứ kiểm soát và theo dõi khi thanh toán. Các Khoản chi tạm ứng tiền mặt phải đúng theo quy định tại Điều 5 và Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 164/2011/TT-BTC và các Khoản chi có cơ chế hướng dẫn riêng được phép chi bằng tiền mặt.

- Đối với các đề nghị tạm ứng bằng chuyển khoản:Giấy rút tạm ứng ghi rõ nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước hải LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 40)