Nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước hải LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 92)

5. Bố cục của Luận văn

3.2.4. Nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC

KSC là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, đây là một hoạt động cực kỳ khó khăn và nhạy cảm. Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với các nội dung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN có tác dụng thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của chủ tài khoản và kế toán của đơn vị trong việc tiếp nhận, sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, chế độ định mức nhà nước ban hành, đặc biệt là không để tình trạng lợi dụng, xâm tiêu kinh phí do tạm ứng kéo dài nhiều năm nhưng không có biện pháp khắc phục. Bên

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

KBNN trong hoạt động tài chính ngân sách của quốc gia.

Do đó, cần có những biện pháp để nâng cao iệu quả thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN như sau:

- Chỉ đạo công tác triển khai, tuyên truyền đến từng cán bộ công chức, các đơn vị dự toán, chủ đầu tư .. về các quy định xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 192/2013/NĐ-CP ngày 21/1/2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.

- Cần quy định chế độ giám sát công tác xử phạt vi phạm hành chính tại đơn vị nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong thực hiện xử phạt, tổng hợp các vấn đề có liên quan đến chế độ để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

3.2.5. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan tham gia KSC thƣờng xuyên và giữa KBNN với đơn vị sử dụng ngân sách.

Việc tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tham gia KSC thường xuyên NSNN, giữa KBNN và đơn vị sử dụng ngân sách sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác KSC cũng như việc quản lý NSNN tốt hơn.

Để tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tham gia KSC thường xuyên NSNN cần nhận định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của KBNN và các cơ quan khác đặc biệt là giữa KBNN và cơ quan tài chính trong lĩnh vực KSC thường xuyên NSNN. KBNN Hải Lăng cần tăng cường công tác kiểm tra hồ sơ, chứng từ chi thường xuyên của các đơn vị sử dụng NSNN, thanh toán kịp thời các khoản chi thường xuyên đủ điều kiện thanh toán. KBNN Hải Lăng tăng cường tham gia phối hợp với cơ quan tài chính và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN, xác định số thực chi qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN, từ chối tham toán các khoản chi không đúng quy định, không đủ điều kiện theo quy định, tạm ứng thanh toán chi trả theo yêu cầu của cơ quan tài chính cùng cấp.

Ngoài ra, KBNN Hải Lăng cần tăng cường phối hợp với các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn tỉnh nhằm giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của cácđơn vị SDNS trong chấp hành quy định chi thường xuyên. Điều này có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác KSC thường xuyên qua KBNN. Vì vậy, KBNN Hải Lăng cần tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn cho đơn vị sử dụng NSNN cập nhật đầy đủ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

KBNN tăng cường truyền thống qua nhiều kênh khác nhau như: văn bản giấy, lập địa chỉ thư điện tử dùng chung cho tất cả các đơn vị sử dụng NSNN có giao dịch qua KBNN Hải Lăng để thuận lợi cho các đơn vị sử dụng NSNN cập nhật các thông báo, hướng dẫn về các quy định mới trong quản lý và sử dụng NSNN.

Hàng năm, KBNN Hải Lăng cần phối hợp với cơ quan Tài chính tổ chức hội nghị khách hàng định kỳ để nắm bắt những vướng mắc của đơn vị trong quá trình sử dụng kinh phí NSNN, qua đó phản ánh kịp thời lên cơ quan quản lý cấp trên để có những sữa đổi, bổ sung nhằm làm cho cơ chế, chính sách chi thường xuyên NSNN ngày càng hoàn thiện, từ đó khoản chi tiêu ngày càng tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

I. Kết luận

Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và KBNN Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị nói riêng là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN.

Kho bạc nhà nước Hải Lăng là tổ chức trực thuộc KBNN Quảng Trị, có chức năng thực hiện nhiệm vụ của KBNN trên địa bàn huyện Hải Lăng theo quy định của pháp luật. Hiện nay, trên địa bàn huyện Hải Lăng có 141 đơn vị sử dụng kinh phí chi thường xuyên NSNN có mở tài khoản dự toán giao dịch với KBNN Hải Lăng và chịu sự kiểm soát của KBNN Hải Lăng. Năm 2017, mức chi NSNN toàn huyện là 1.027.435 triệu đồng, trong đó, chi thường xuyên chiếm 39% tổng chi NSNN trên địa bàn huyện. Ngân sách chi thường xuyên bao gồm các khoản chi từ Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng chủ yến 92,66% tổng ngân sách chi thường xuyên. Trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện, cho thấy trong quá trình sử dụng NSNN nhiều đơn vị sử dụng ngân sách còn có nhiều sai sót như chi sai mục lục ngân sách, thiếu hồ sơ chứng từ, ghi sai các yếu tố trên chứng từ, chi sai chế độ, định mức tiêu chuẩn, chi vượt dự toán.

KSC thường xuyên NSNN qua KBNN là vấn đề phức tạp, liên quan đến tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có sử dụng NSNN, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện nhằm chỉ ra được những mặt mạnh cũng như những khó khăn tồn tại cần giải quyết. Từ đó, đề xuất được các giải pháp để hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Các nhóm giải pháp đề xuất bao gồm cơ chế và quy trình có tính chất đổi mới cả về phương thức và cách làm trong công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị; đề xuất các điều kiện cần thiết chủ yếu có liên quan đến các cấp, các ngành và cho chính bản thân hệ thống KBNN để thực hiện có hiệu quả cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN thời kỳ tiếp theo.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2. Kiến nghị

Qua việc phân tích KSC chi thường xuyên NSNN tại KBNN Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị về công tác KSC thường xuyên qua KBNN Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị như sau:

2.1. Đối vớiChính phủ

- Về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính: Cần điều chỉnh cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao. Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm rõ ràng và rộng hơn

- Hoàn thiện chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NSNN là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ dự toán và thực hiện KSC NSNN. Đồng thời, cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành quỹ NSNN. Tuy nhiên, cho đến nay các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN còn nhiều bất cập, có nhiều khoản chi chưa có định mức như chi lễ kỷ niệm, lễ hội,... Do đó, trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh việc xây dựng, cập nhật, hoàn thiện các định mức và tiêu chuẩn chi tiêu từ NSNN.

2.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính

- Hiện đại hóa công nghệ thông tin và triển khai thành công hệ thống TABMIS. Đây là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của KBNN nói chung và công tác KSC NSNN tại KBNN nói riêng.

- Về công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ: cần sửa đổi chính sách tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ công chức hưởng lương từ NSNN sao cho đảm bảo theo hướng: Tuyển dụng - đào tạo và giữ được người giỏi để làm việc. Đồng thời cần có chính sách thu hút những người giỏi về lĩnh vực tài chính về công tác tại địa phương nhất là cấp xã, phường; có cam kết phục vụ dài hạn trong ngành (ít nhất là 5 năm) hạn chế tối đa tình trạng bố trí nhân sự trái chuyên môn hoặc thay đổi liên tục không theo công tác quy hoạch cán bộ được cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Cần ban hànhquy định cụ thể về chi mua sắm tài sản, chi sửa chữa lớn, nhỏnhư: thời gian sử dụng, dùng bao nhiêu năm, bao nhiêu giờ thì mới được sửa chữa, đồng thời khi sửa chữa phải có cơ quan chuyên môn kiểm định tài sản cần sửa. Quy định mức giá

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- KBNN cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan trong ngành tài chính để xây dựng chương trình dùng chung cở sở dữ liệu của ngành tài chính. Qua đó, giúp phối hợp theo dõi, đối chiếu và thống nhất các nguồn số liệu, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành NSNN cũng như nâng cao chất lượng công tác quản lý và kiểm soát các khoản chi NSNN,.

- KBNN cần sớm xây dựng kế hoạch, lộ trình kết nối mạng truyền thông đến các ĐVSDNS để đáp ứng được sự đổi mới về quy trình nghiệp vụ trong quản lý NSNN, đặc biệt khi áp dụng hệ thống TABMIS.

- Từng bước đưa dần các nhà cung cấp hàng hoá cho khu vực công (Công ty nhà nước, đơn vị hạch toán hoá đơn đầu vào đầu ra) và hình thành khung giá hàng hoá vào trong hệ thống quản lý TABMIS, có chế tài buộc nhà cung cấp cam kết giá bán phù hợp theo cơ chế quản lý giá, từ đó ĐVSDNS quan hệ giao dịch trên cơ sở đấu thầu, chọn nhà thầu theo quy định, có như thế sẽ hạn chế tối đa tình trạng mua hoá đơn hiện nay và thống nhất được giá thanh toán trong thời gian tới.

2.4. Kiến nghị HĐND, UBND

- Tăng cường việc chỉ đạo, xây dựng các văn bản hướng dẫn các nghiệp vụ, quy định quản lý tài chính - ngân sách theo thẩm quyền cấp huyện, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nhằm thực hiện thống nhất trên toàn huyện như quy định về hồ sơ, chứng từ thanh toán chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương theo giá trị thanh toán, hướng dẫn, quy định về mua sắm hàng hóa chuyên môn, quy định tiêu chuẩn ghi nhận tài sản …

- Tăng cường việc kiểm tra thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách huyện, kiên quyết yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hoặc xuất toán đối với các khoản chi thường xuyên chưa đủ hồ sơ thủ tục theo quy định đối với từng khoản chi hoặc phạm vi chế độ, định mức tiêu chuẩn NSNN.

- Chủ động bổ sung dự toán ngân sách cuối năm nhất là các khoản chi mua sắm, sữa chữa khi bổ sung phải tính đến thời gian cho đơn vị đủ để thực hiện việc mua sắm sữa chữa. Cụ thể các khoản sửa chữa phải bổ sung chậm nhất là cuối quý III, các khoản mua sắm chậm nhất là cuối tháng 11 của năm ngân sách, có như vậy đơn vị mới có thời gian thực hiện mua sắm sữa chữa theo chế độ được.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công văn số 388/KBNN-KTNN ngày 01/3/2013 về việc hướng dẫn thực hiện Kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS)

2. Lâm Hồng Cường (2013), Những kiến nghị về kiểm soát chi NSNN,Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 129

3. Thanh Đức (2013), “Một số quy định mới về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản

chi NSNN qua KBNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia, (số 129).

4. Lê Chi Mai (2011), Giáo trình Quản lý chi tiêu công, NXB Chính trị Quốc gia.

5. Nguyễn Đình Linh - Dương Công Trinh (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 135. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

8. Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 thay thế luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002.

9. KBNN Hải Lăng, tỉnh Quảng trị, Báo cáo chi Ngân sách Nhà nước các năm 2015,

2016, 2017 và Báo cáo kiểm soát chi NSNN các năm 2015, 2016, 2017. 10. KBNN (2015,2016,2017), Tạp chí Quản lý ngân quỹ Quốc gia

11. Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN ngày 06/6/2003.

12. Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN ngày 25/6/2015.

13. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

14. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

15. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước 16. Nghị định số 117/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP

17. Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 Hướng dẫn thực hiện nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính Phủ.

18. Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNNN trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.

19. Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

20. Thông tư 39/2016/TT-BTC ngày 01/3/2017 sửa đổi bổ sung một số điều của thông tư 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của bộ tài chính quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

21. Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN.

22. Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/2/2016 sửa đổi bổ sung một số điều thông tư

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

10/01/2013 của BTC hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và KBNN (TABMIS)

23. Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc.

24. Thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

25. Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/02/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, thay thế thông tư số 164/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của Bộ Tài chính.

26. Thông tư 68/2012/TT-BTC ngày 26/04/2012 của Bộ Tài chính Quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước hải LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)