Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước hải LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 80 - 82)

5. Bố cục của Luận văn

2.5.2. Những hạn chế

Công tác chi thường xuyên NSNN trong thời gian qua đã thu được những kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính trong tình hình mới. Tuy nhiên, công tác chi và kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước Hải Lăng vẫn còn một số hạn chế, yếu kém.

- Do đặc thù là một đơn vị phục vụ nên KBNN Hải Lăngkhông chủ động được về mặt thời gian phân bố công việc trong năm. Áp lực chủ yếu dồn về cuối năm, đặc biệt là thời gian cuối tháng 12. Khách hàng thường mang hồ sơ mua sắm, sửa chữa lớn đến

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

xảy ra những sai sót, như sai về MLNS, về thông tin thanh toán của nhà cung cấp và cả những sai sót về hồ sơ KSC.

- Năng lực trình độ của một vài công chức làm công tác kiểm soát chi KBNN Hải Lăng chưa thực sự đồng đều để chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN theo Luật Ngân sách sửa đổi, thông tư hướng dẫn sửa đổi về công tác kiểm soát chi làm tăng thêm một khối lượng công việc lớn, với tính chất ngày một phức tạp hơn, trong khi chất lượng của đội ngũ cán bộ KBNN chưa tương ứng với yêu cầu của công việc cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác KSC của KBNN.

-Về thực hiện thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu chưa bảo đảm hiệu quả:

Theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Chính phủ, Bộ Tài chính thì KBNN thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu; nó đảm bảo các khoản chi NSNN đến trực tiếp đối tượng hưởng lương và các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, làm tốt việc này sẽ minh bạch hóa được thu nhập cũng như hạn chế tiêu cực trong chi tiêu NSNN.

Trong những năm qua việc thanh toán trực tiếp đã có nhiều cải thiện do dịch vụ thanh toán của Ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày càng tốt hơn, tuy nhiênvẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, tình trạng các đơn vị SDNS tạm ứng tiền mặt nhiều hơn nhu cầu chi tiêu vẫn còn phổ biến, vẫn sử dụng kinh phí tạm ứng đó để chi trả cho những hoạt động không được thanh toán bằng tiền mặt; đặc biệt ở khối Ngân sách xã, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ nhỏ lẻ thường không có tài khoản tại Ngân hàng nên chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt; do đó khi đã xuất quỹ NSNN nhưng tiền vẫn nằm ở khâu trung gian là quỹ của các đơn vị SDNS mà chưa trực tiếp đến nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

-Về thanh toán không dùng tiền mặt:

Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản chi cho cá nhân chỉ mới thực hiện ở các xã gần trung tâm huyện. Đối với các xã ở xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn, dịch vụ thanh toán chưa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản chi thanh toán cho cá nhân vẫn chưa thực hiện được.

Hình thức thanh toán đối với khoản chi hàng hóa, dịch vụ qua KBNN đối với khoản chi

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Tình trạng chia nhỏ các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa dịch vụ dùng cho chuyên môn vẫn còn nhiều. Các đơn vị SDNS để tránh việc thẩm định giá, tránh đầu thầu nên thường chia nhỏ các gói mua sắm làm cho công tác kiểm soát chi của KBNN gặp phải không ít khó khăn trong việc kiểm soát, phát hiện sai phạm, đồng thời làm cho khối lượng công việc của kiểm soát viênKBNN tăng lên.

- Việc thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc đạt hiệu quả chưa cao. KBNN Hải Lăng mặc dù đã có lập được một số biên bản xử phạt Vi phạm hành chính nhưng chủ yếu chỉ ở mức độ cảnh cáo, nhắc nhở. Trong quá trình thực hiện xử phạt vi phạm hành chính vẫn còn bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ giữa cán bộ công chức KBNN với các đối tượng bị xử phạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước hải LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 80 - 82)