5. Bố cục của luận văn
2.4.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Mục đích cao nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là lợi nhuận. Muốn vậy các doanh nghiệp phải khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận thắt chặt chi phí, đây là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Để đạt được điều đó các doanh nghiệp cần có một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.Các số liệu được dùng để phân tích và đánh giá chủ yếu lấy từ các báo cáo tàichính như bảng cơ cấu tài sản và báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty.
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổnghợp giai đoạn 2011-2016
STT Chỉ tiêu Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016
1 Chi phí tính trên 1 đồng doanh thu
(lần) 0,63 0,62 0,61 0,65 0,66 0,64
2 Doanh lợi của doanh thu (%) (ROS) 6,0 4,7 4,3 3,5 2,4 0,4
3 Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí (%) 6,5 5,0 4,6 3,6 2,5 0,4
4 Doanh thu trên 1 đồng vốn sản xuất
(lần) 1,6 1,6 1,6 1,5 1,5 1,6
5 Lợi nhuận trên tài sản (ROA) 3,98 4,53 5,86 5,38 3,60 0,30
6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu
Bảng 2.7. So sánh chênh lệch các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp giai đoạn 2011-2016 STT Chỉ tiêu Chêch lệch Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 Năm 2015/2014 Năm 2016/2015 Tuyệt
đối % Tuyệtđối % Tuyệtđối % Tuyệtđối % Tuyệtđối %
1 Chi phí tính trên 1 đồng doanh thu (lần) -0,003 -0,4 -0,01 -2,4 0,04 6,1 0,02 2,4 -0,03 -3,9
2 Doanh lợi của
doanh thu (%) -1,3 -21,8 -0,4 -7,9 -0,9 -20,3 -1,0 -29,3 -2,1 -85,6 3
Tỉ suất lợi nhuận trên chi
phí (%)
-1,5 -22,5 -0,4 -8,7 -1,0 -20,9 -1,1 -30,2 -2,2 85,7 4
Doanh thu trên
1 đồng vốn sản
xuất (lần) 0,01 0,42 0,04 2,4 -0,09 5,7 -0,04 -2,3 0,06 4,1
5 Lợi nhuận trên
tài sản 0,55 13,8 1,33 29,4 -0,48 -8,2 -1,78 -33,1 -3,3 -91,7
Từ hai bảng trên, có nhận xét, đánh giá như sau:
2.4.1.1 Chi phí tính trên 1 đồng doanh thu:
Ý nghĩa chỉ tiêu: Chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát hiệu quả kinh doanh, cụ thể hơn là khả năng quản trị chi phí. Muốn đảm bảo kinh doanh đem lại lợi nhuận trước hết chỉ tiêu này phải luôn nhỏ hơn 1, và nếu càng gần 1 thì chứng tỏ chi phí càng cao, lúc này doanh nghiệp quản lý chi phí chưa thực sự tốt, hoặc doanh thu thấp.
Nhìn chung giai đoạn 2011-2016, chỉ tiêu có sự biến động nhẹ và cũng gần mức sàn sàn như nhau. Năm 2011 chỉ tiêu đạt 0,63, sang năm 2012 chỉ tiêu là 0,62, lần lượt năm 2013,2014, 2015, 2016 chỉ tiêu chi phí tính trên 1 đồng doanh thu là : 0,61; 0,65; 0,66 và 0,64. Chỉ tiêu này mặc dù nhỏ hơn 1 nhưng giá trị vẫn tương đối cao, chứng tỏ khâu quản lý chi phí là chưatốt, chưa mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
2.4.1.2 Doanh lợi của doanh thu (%):
Ý nghĩa chỉ tiêu: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng doanh thu bán hàng. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tăng doanh thu, giảm chi phí. Nhưng để có hiệu quả thì tốc độ tăng doanh thu phải nhỏ hơn tốc độ tăng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này qua 6 năm tài chính có xu hướng giảm, năm 2011 đang ở mức 6,0%, sang
năm 2012 con số giảm 1,3% xuống còn 4,7 % (mức giảm lúc này là 21,7%). Năm
2013 tiếp tục giảmnhẹ 0,4% còn 4,3% (mức giảm là 8,5%). Chỉ tiêu này tiếp tục giảm vào năm 2014 giảm 0,8% so với năm 2013. Năm 2015 tiếp tục giảm 1,1% còn 3,5% (mức giảm là 31,4%). Năm 2016 giảm mạnh nhất là 2,0 % (mức giảm là 83,3%). Chỉ
tiêu này phụ thuộc trực tiếp vào lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần. Mặc khác lợi nhuận sau thuế phụ thuộc rất nhiều vào chi phí, chi phí lợi nhuận thấp trong khi doanh thu thuần không đổi dẫn tới chỉ tiêu doanh lợi của doanh thu thấp. Vì thế công tác quan trọng là kiểm soát chi phí tăng lợi nhuận.
2.4.1.3 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
Chỉ tiêu này phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất. Nó cho thấy
với một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này có hiệu quả nếu tốc độ tăng lợi nhuận tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí.
Nhìn vào bảng 2.4 so sánh các chỉ tiêu ta có thể nhận thấy chỉ tiêu này cũng có xu
hướng giảm. Năm 2011 đạt giá trị 6,5 sau đó qua các năm giảm xuống còn 0,4 (năm
2016). Sự giảm thường xuyên như vậy chứng tỏ công ty chưa thực sự kiểm soát được tài chính của mình, cần phải đưa ra biện pháp khắc phục ngay.
2.4.1.4 Doanh thu trên một đồng vốn sản xuất
Với chỉ tiêu này cho ta thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn càngtốt. Chỉ tiêu này tương đối ổn định qua các năm ở mức
1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 1,5 - 1,6 đồng doanh thu.
2.4.1.5 Lợi nhuận trên tài sản
Chỉ tiêu này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp, từ đó phản ánh khả năng sinh lợi từ các tài sản hoặc tần suất khai thác tải sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt điều này chứng tỏ khả năng sinh lợi trên tổng tài sản hoặc tần suất khai thác tổng tài sản càng lớn.
Chỉ tiêu nàycũng cũng có xu hướng giảm. Năm 2011 đạt giá trị 3,98% sau đó qua các năm giảm xuống còn 0,3% (năm 2016).
Chỉ tiêu này cho biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn của chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả khai thác vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và mức doanh lợi mà nhà đầu tư đạt được khi đầu tư vào doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cũng cũng có xu hướng giảm. Năm 2011 đạt giá trị 28,82% sau đó qua các năm giảm xuống còn 1,42% (năm 2016).
Như vậy qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng quát ta có thể khẳng định công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Cửa Đôngchưa thực sự làm chủ được tình hình tài chính, các chỉ tiêu có xu hướng giảm qua các năm. Còn bị phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác. Chi phí trên một đồng doanh thu tương đối ổn định trong khi lợi nhuận trên doanh thu và chi phí lại giảm quá nhanh, nhất là trong năm 2016 đó là do:
- Doanh nghiệp thanh lý tài sản cố định lớn do đó phát sinh chi phí khác về tài sản cố định (chi phí này không dùng để tính chỉ tiêu chi phí trên một đồng doanh thu),
- Doanh nghiệp mở rộng ngành nghề kinh doanh (theo định hướng phát triển của công ty) nên phải vay vốn ngân hàng để đầu tư tài sản cố định lớn, do đó phát sinh chi phí
lãi vay ngân hàng nhưng sản phẩm mới chưa có doanh thu nên lợi nhuận chung của công ty giảm sâu so với các năm trước.