5. Bố cục của luận văn
2.5.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
* Những tồn tại, hạn chế:
Trong giai đoạn từ năm 2011-2016, Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Cửa Đông đã có nhiều cố gắng trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh những kết quả đạt được ở trên vẫn còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưacao đó là:
- Cơ cấu tài sản doanh nghiệp chưa cân đối, tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn nhiều lần so với tài sản dài hạn, chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản nợ ngắn hạn chậm, vốn kinh doanh bị chiếm dụng.
- Quỹ dự phòng phải thu khó đòi còn tương đối cao, công ty đang bị khách hàng chiếm
dụng vốn thậm chí không có khả năng thanh toán.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng quát và bộ phận vẫn còn lên xuống thất thường, mức tăng giảm tuy không chêch lệch quá nhiều nhưng cho thấy công ty chưa thực sự kiểm soát được các vấn đề tài chính sao cho hiệu quả nhất.
- Việc phân chia tài sản giữa các bộ phận chưa đồng đều, bộ phận khảo sát thiết kế luôn được ưu tiên hơn, tài sản đầutư vào nhiều hơn các bộ phận khác.
- Công ty chưa có chiến lược quảng bá để các đối tác có một kênh thông tin cụ thể khi tham gia đấu thầu, dự thầu. Việc mở rộng thị trường chủ yếu vẫn là qua giới thiệu của các bạn hàng, người quen, các đối tác lâu năm. Công ty chưa có trang Web để quảng bá hình ảnh của mình.
- Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa thực sự được đẩy mạnh. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu phát triển thị trường còn thiếu, mang tính chất kiêm nhiệm, không chuyên sâu chưa nghiên cứu kỹ các nhân tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả kinh doanh… Ngoài ra, bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty còn nhỏ, phạm vi hoạt động còn hẹp nên cần phải phát triển hơn nữa bộ phận này.
- Còn một số công trình, hạng mục công trình thuộc lĩnh vực khảo sát - thiết kế chất lượng thấp, tiến độ chậm, giải pháp thiết kế còn chưa phù hợp, thu thập số liệuđầu vào còn thiếu hoặc không chính xác … dẫn đến phải xử lý nhiều lần, vừa tốn kém thời gian, công sức nhưng hiệu quả lại không cao.
- Về công tác Quản lý trong khâu kế hoạch, theo dõi nghiệm thu, thanh quyết toán đã có bước tiến bộ hơn trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn, vẫn còn
tình trạng chậm và thiếu sót trong khâu lập thủ tục đầu tư.
xuyên sâu sát. Việc phối hợp giữa lãnh đạocông ty và lãnh đạocác bộ phận chưa được tốt.
- Công tác tổ chức, quản lý còn nhiều hạn chế chưa thực sự nâng cao được năng lực cạnh tranh của đơn vị (phân công công việc chồng chéo, chưa khoa học, phân công chưa đúng người, đúng việc dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao hoặc chậm tiến độ giao nộp sản phẩm).
- Một số ít người lao động chưa thực sự tâm huyết, chưa giành nhiều thời gian và sức lựcvới công việc.
Do đặc thù riêng của ngànhvớiđịa bàn sản xuất rộng khắp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dẫn đến việc tổ chức, điều hành gặp nhiềukhó khăn trong quản lý. Chi phí quản lý cao
chiếm tỷlệtừ 10-15% doanh thu nên lợinhuận gộp thì cao, lợinhuậnkế toán lạithấp.
* Nguyên nhân
- Hiện nay Công ty chưa thành lập phòng kinh doanh, mọi hoạt động kinh doanh do
phòng kế hoạch – tài chính tham mưu, kiêm nhiệm.
- Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty khó bám sát được thực tế vì phải phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân sách Nhà nước phân bổ hàng năm, chưa nắm bắt nhạy bén các nguồn lực cần đầu tư của tư nhân (ví dụ: San tạo mặt bằng, xây dựngbến bãi, kho hàng …) mặc dù nhu cầu là tương đối lớn.
- Chưa có kinh nghiệm trong công tác đấu thầu(cán bộ phụ trách mảng đấu thầu vừa thiếu, lại chưa nắm vững chuyên môn, ít tham gia đấu thầu trong phạm vi các thị trường ngoài tỉnh).
- Địa bàn sản xuất dàn trải, người lao động phải luân chuyển thường xuyên, thời gian cũng như chi phí chuyển quân lớn dẫn đến giá thành sản phẩm chưa tối ưu. Đây có thể nói là nguyên nhân khó khăn nhất trong việc mở rộng thị trường, cạnh tranh với các đối thủ khi tham gia đấu thầu.
- Mặc dù lực lượng lao động có trình độ nhưng giữa kiến thức và thực tế là rất khác xa nhau, tuổi đời còn trẻ nên chưa có kinh nghiệm thực tế. Mặt khác, một số cán bộ sau
khi được công ty đào tạo lại chuyển sang môi trường làm việc khác nên cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu còn thấp, chứng tỏ doanh nghiệp chưa sửdụng
có hiệuquảnguồnvốnchủsởhữu.Cần có biện pháp tăng chỉ tiêu này.
- Quản lý chi phí kinh doanh chưa thật sự hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí và tỷ suất doanh thu trên chi phí của doanh nghiệp trong các năm từ năm 2011- 2016 còn
thấp, là do Công ty chưa có các biện pháp tiết kiệm và sử dụng hợp lý chi phí kinh
doanh.
- Việc tuân thủ quy trình, quy phạm, nội quy kỷ luật cũng như hệ thống quản lý chất lượngtrong các bộ phận còn xem nhẹ, chưa được triệt để. Công tác quản lý điều hành ở cấp phòng còn hạn chế, sự phối kết hợp giữa lãnh đạo phòng chưa được tốt.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo giám sát của Công ty đối với các bộ phận về công việc được giao chưa sát sao và quyết liệt.
- Việc thực hiện và xử lý vi phạm nội quy cơ quan tuy đã được chú trọng hơn tuy nhiên cần phải được thực hiện thường xuyên và kịp thời hơn.
Trong thời buổi kinh tế thị trường, mặc dù Công ty có nhiều lợi thế nhưng cũng không tránh khỏi những cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành. Mặt khác, đến năm 2016 và kế hoạch năm 2017, với sự cạnh tranh diễn ra ngày càng một gay gắt cùng với những khó khăn về kinh tế của Nhà nước dẫn đếncắt giảm đầu tư công do vậy Công ty không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các hợp đồng khảo sát thiết kế mới không được ký kết, đây là khó khăn chung của các đơn vị trong lĩnh vực liên quan đến xây dựng cơ bản. Chính yếu tố cạnh tranh này đã tạo ra nhiều áp lực về thị trường khách hàng, về chất lượng dịch vụ cung ứng và về tiến độ.Các nguyên nhân này chính là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua chưa cao. Vì vậy công ty cần phải có các giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạntới.
Kết luận chương 2
doanh và bộ máy quản lý của công ty. Đồng thời phân tích các chỉ tiêu, đánh giá cụ thể về kết quảđạt được, những tồn tạihạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty ở chương 3.
CHƯƠNG 3.CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO
THÔNG CỬA ĐÔNG