Các yếu tố ảnh hưởng giữa bệnh động mạch vành và BPTNMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm sàng, tổn thương động mạch vành và kết quả sớm can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hội chứng vành cấp (Trang 25 - 28)

Hội chứng vành cấp và BPTNMT đều có chung một số yếu tố nguy cơ, một số yếu tố quan trọng là hút thuốc lá và tuổi cao. Ngay cả hút thuốc lá thụ

động cũng làm tăng nguy cơ cả HCVC và BPTNMT. Các bệnh lý chuyển hóa cũng có thể làm nặng thêm tình trạng BPTNMT cũng như bệnh động mạch vành như: béo bụng, rối loạn lipid máu, hội chứng kháng insulin, tăng huyết áp và lối sống tĩnh tại .

1.3.2.1. Ảnh hưởng của hút thuốc lá

Trong các yếu tố nguy cơ chung giữa BPTNMT và BĐMV gây ra viêm hệ thống thì hút thuốc lá là yếu tố thường gặp nhất[45], [46]. Khói thuốc lá gây ra tổn thương của cả biểu mô phổi và các tế bào nội mô mạch máu. Khói thuốc lá gây tổn thương mô do tác động tại chỗ của các hóa chất trong khói thuốc, và gây kích thích đáp ứng viêm hệ thống ảnh hưởng trên toàn bộ cơ quan trong cơ thể[38].

Nicotin vào cơ thể sẽ kích thích thần kinh giao cảm gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng co bóp cơ tim, để đáp ứng tình trạng này thì cơ tim tăng nhu cầu oxy và dinh dưỡng.

Carbon monoxide khi vào cơ thể sẽ gắn vào phân tử Hemoglobin và làm mất khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào của Hemoglobin đồng thời cũng làm cản trở quá trình giải phóng oxy của Hemoglobin và cuối cùng dẫn đến tình trạng thiếu oxy cho cơ tim hoạt động.

Các chất khí oxy hóa đóng vai trò trong phản ứng viêm kích thích các đại thực bảo sản xuất và hoạt hóa các bạch cầu trung tính và elastases, nguyên nhân của việc phá hủy mô ở đường hô hấp cũng như hoạt hóa quá trình đông máu, và gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu.

Quá trình trên diễn ra trong một thời gian dài là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu cơ tim[47].

1.3.2.2. Các yếu tố khác liên quan giữa bệnh động mạch vành và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Viêm hệ thống có thể là cơ chế chính liên kết giữa BPTNMT và BĐMV, tuy nhiên, còn 1 số các cơ chế khác có thể góp phần liên quan giữa BPTNMT và bệnh động mạch vành. Việc mất cân bằng giữa hình thành cục máu đông, chống cục máu đông với gia tăng các hoạt tính tiền đông máu cũng có thể thấy trên các bệnh nhân mắc BPTNMT. Do đó, các bệnh lý có liên quan với tăng đông máu như nhồi máu cơ tim, rối loạn tim mạch và nhồi máu phổi cũng hay gặp trên các bệnh nhân BPTNMT[38]. Yếu tố tuổi cũng là yếu tố chính gia tăng tình trạng viêm hệ thống mức độ thấp, stress oxy hóa mạn tính gặp ở cả bệnh nhân BPTNMT cũng như BĐMV Bệnh động mạch vành ở người cao tuổi thường nặng hơn, phức tạp hơn, tổn thương xẩy ra ở cả 3 nhánh và thân chung ĐMV [48]. Các yếu tố nay làm giảm sự đàn hồi của nhu mô phổi, tăng độ cứng của thành mạch, cũng như gây rối loạn chức năng của lớp nội mô và gây canxi hóa thành mạch [37].

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng vành cấp có hoặc không có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chụp và can thiệp ĐMV tại viện Tim mạch Quốc gia từ T1/2018 – T5/2019, bao gồm: Đau ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim ST chênh lên, nhồi máu cơ tim không ST chênh

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn BN Nhóm bệnh:

- Tất cả BN chẩn đoán hội chứng vành cấp mắc BPTNMT được chụp và can thiệp ĐMV từ T1 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019 được đưa vào nhóm nghiên cứu và phải được đo chức năng hô hấp (Có thể đo khi bệnh lý tim mạch ổn định, hoặc khi khám lại).

Nhóm chứng:

BN nhóm chứng lựa chọn cùng tuổi, giới, có ngày chụp và hoặc can thiệp ĐMV gần nhất với nhóm nghiên cứu, không có triệu chứng lâm sàng gợi ý, hay tiền sử BPTNMT trước đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm sàng, tổn thương động mạch vành và kết quả sớm can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hội chứng vành cấp (Trang 25 - 28)