Huyết khối và tổn thương tắc mạn tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm sàng, tổn thương động mạch vành và kết quả sớm can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hội chứng vành cấp (Trang 69 - 71)

Theo nhiều nghiên cứu, sự có mặt của huyết khối là vô cùng phổ biến ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Trong nghiên cứu của Sianos (2007) về tác động của huyết khối lên can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cho thấy: huyết khối gặp ở 91,6% bệnh nhân nhồi máu cơ tim[68]. Hay nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Khánh (2016), tỉ lệ huyết khối gặp ở 94% BN nhồi máu cơ tim[69]. Sự hiện diện của huyết khối quan sát được trong lòng mạch vành là một thách thức đáng kể trong can thiệp cấp cứu ở nhánh động mạch thủ phạm. Huyết khối lớn có thể làm can thiệp qua da thất bại do tăng các nguy cơ: tắc mạch đoạn xa, hiện tượng giảm dòng hay mất dòng, và làm rối loạn tưới máu vi tuần hoàn, liên quan đến tiên lượng suy tim, tử vong sau can thiệp.

Đánh giá về tình trạng huyết khối: Tỉ lệ huyết khổi trong nghiên cứu

của chúng tôi ở nhóm HCVC/BPTNMT (+) và HCVC/BPTNMT (-) lần lượt là: 17% và 5.9%, p =0.123, không có sự khác biệt về huyết khối giữa 2 nhóm. Nghiên cứu của Jonathan R. Enriquez tỉ lệ này là: 14% và 16.8%, p =0.01, tức là tổn thương huyết khổi ở nhóm nghiên cứu không mắc BPTNMT nhiều hơn so với nhóm mắc BPTNMT[67]. Giải thích cho vấn đề này có thể do tỉ lệ NMCT của nhóm nghiên cứu mắc BPTNMT so với nhóm không mắc BPTNMT trong nghiên cứu của chúng tôi là như nhau (81.1% và 75.3%, p=0.51), trong nghi nghiên cứu của Jonathan R. Enriquez tỉ lệ NMCT trong nhóm nghiên cứu không mắc BPTNMT nhiều hơn so với nhóm mắc BPTNMT (26.3% và 22.8%, p=0.02)

Đánh giá về tổn thương CTO: Khi xem xét đến mức độ tổn thương

động mạch vành là phức tạp hay không, chúng ta không thể nào bỏ qua đánh giá về tình trạng tắc nghẽn mạn tính (CTO) của động mạch vành. Tổn thương CTO động mạch vành được định nghĩa là một động mạch vành tắc hoàn toàn với TIMI 0, trong thấp nhất 3 tháng. Tần suất CTO được báo cáo xảy ra ở 15- 23% tất cả bệnh nhân đã chụp động mạch vành qua da[70].

Nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ tổn thương CTO ở nhóm HCVC/BPTNMT (+) là 15.1% và 2% ở nhóm HCVC/BPTNMT(-), p =0.031. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Ramazan Topsakal tỉ lệ CTO của nhóm HCVC/BPTNMT(+) và HCVC/BPTNMT(-) là 59% và 31%, p =0.005, hay nghiên cứu của Rafał Januszek là 4.8% và 4.2%, p =0.03 [58]. Điều này cho thấy, tổn thương CTO động mạch vành ở HCVC/BPTNMT(+) nặng hơn so với nhóm HCVC/BPTNMT(-).

Bảng 4.4. Tổn thương CTO trong các nghiên cứu HCVC/BPTNMT(+) (%) HCVC/BPTNMT(-) (%) p-values Chúng tôi 15.1 2 <0.05 Topsakal 59 31 <0.05 Rafał Januszek 4.8 4.2 <0.05

Huyết khối là yếu tố độc lập tiên lượng tử vong sau 30 ngày, sau 2 năm, sự xuất hiện các biến cố tim mạch chính sau 2 năm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim được can thiệp động mạch vành qua da, cũng như dự báo độc lập tắc lại stent sau can thiệp. Trong khi CTO động mạch vành cũng là một yếu tố tiên lượng khả năng thành công của can thiệp cũng như tỉ lệ biến chứng có thể xảy ra. Chính vì vậy, việc đánh giá toàn diện động mạch vành về huyết khối và tổn thương CTO là vô cùng cần thiết, việc này hỗ trợ cho các bác sĩ có thể tối ưu hóa điều trị cho bệnh nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm lâm sàng, tổn thương động mạch vành và kết quả sớm can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hội chứng vành cấp (Trang 69 - 71)