Cách thức để học sinh giỏi nắm kiến thức lí luận văn học

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học (Trang 39)

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.3.3. Cách thức để học sinh giỏi nắm kiến thức lí luận văn học

5.3.3.1. Các cấp độ lí luận.

Cấp độ lĩnh hội tri thức

Biết

Vận dụng

Phân tích

Tổng hợp Đánh giá

5.3.3.2. Kiến thức lí luận văn học nằm ở đâu trong bài NLVH.Các cấp Các cấp

độ

Cấp độ 1

nào đó.

Cấp độ 3 định lí luận văn học.

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh để các em thấy ở cả ba cấp độ trên ta đều có thể vận dụng kiến thức về lí luận văn học.

Ví dụ ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sử dụng chủ yếu ở phần tổng kết để so sánh, đối chiếu, nâng cao vấn đề.

Ví dụ: Khi phân tích nhân vật ông Hai (trong truyện ngắn Làng), ta có thể

so sánh đối chiếu với hình tượng nhân vật người nông dân trước CMT8 để thấy sự kế thừa và phát triển của nhà văn Kim Lân trong truyền thống về đề tài người nông dân. Bằng các kiến thức lí luận văn học về trào lưu văn học, về quá trình phản ánh hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ, ta có thể lí giải phần so sánh, đối chiếu, qua đó làm cho bài viết sâu sắc hơn.

cấp độ 2, kiến thức lí luận văn học thể hiện ở ngay trong những thuật

ngữ đề yêu cầu ta làm rõ. “tâm và tài” , “chất thơ”, “phong cách sáng tác” đều là những thuật ngữ lí luận văn học. Để giải quyết được các đề ở trên, ta phải nắm được khái niệm của các thuật ngữ, các biểu hiện của chúng và biết cách phân tích các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.

cấp độ 3, kiến thức lí luận văn học sẽ được vận dụng trong toàn bài viết.

Đây là dạng đề quen thuộc nhất ở các kì thi học sinh giỏi. Từ phần này trở về sau, bài viết sẽ chỉ đề cập đến việc vận dụng kiến thức lí luận văn học trong các đề ở cấp độ 3 này. Bởi vì nếu ta thành thục các kĩ năng cần có để giải quyết các dạng đề ở cấp độ này, ta sẽ dễ dàng vận dụng vào hai cấp độ trước.

5.3.3.3. Tiến trình giải quyết dạng bài một vấn đề lí luận văn học.5.3.3.3.1. Tìm hiểu đề và tìm ý. 5.3.3.3.1. Tìm hiểu đề và tìm ý.

* Tìm hiểu đề: Học sinh đọc kĩ đề- gạch chân những từ ngữ quan trọng

chỉ ra yêu cầu thể loại, nội dung cần bàn luận, phạm vi dẫn chứng.

GV cung cấp cho học sinh những dạng đề có liên quan đến lí luận văn học:

- Dạng đề phân tích, bình giảng đoạn văn, đoạn thơ.

- Dạng đề phân tích, bình luận các vấn đề văn học.

- Dạng đề phân tích, bình luận một ý kiến đánh giá về một giai đoạn văn học, một khuynh hướng văn học.

- Dạng chứng minh, bình luận một ý kiến về lí luận văn học. Trong các dạng đề trên, dạng đề chứng minh, bình luận một ý kiến về lí luận văn học thì học sinh phải dùng kiến thức về lí luận văn học để lí giải và lập luận.

* Sau khi tìm hiểu đề xong thì giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ý. Tìm

ý bằng cách trả lời câu hỏi? Xác định được đối tượng cần nghị luận ( nhân vật, chủ đề, nội dung, nghệ thuật…) gắn với những câu hỏi tìm ý để có ý kiến cụ thể ( điểm nổi bật nhất? nét biểu hiện cụ thể? Chi tiết nào thể hiện? có ý nghĩa gì? Giá trị tiêu biểu ra sao?). Tùy từng đối tượng mà có những câu hỏi khác nhau.

5.3.3.3.2. Xây dựng dàn ý.

Mở bài: - Giới thiệu vấn đề nghị luận liên quan đến lí luận văn học. - Dẫn ý kiến.

Thân bài:

Học sinh cần tuân thủ theo các bước sau:

- Vài nét về tác giả, tác phẩm( hoặc có thể đưa phần này lên mở bài).

- Giải thích ý kiến: Nếu có hai ý kiến giải thích lần lượt từng ý kiến một; nếu có một ý kiến thì giải thích từng vế ( hoặc từ khóa). Sau đó chốt vấn đề nghị luận: Như vậy vấn đề cần bàn ở đây là gì?. Sau khi giải thích xong giáo viên lý giải vấn đề ( trả lời câu hỏi vì sao lại có nhận định trên).

- Nghị luận:

+ Xác lập luận điểm theo từng ý kiến( nếu đề cho hai ý kiến) và xác lập luận điểm dựa trên từ khóa hoặc vế ( nếu đề cho một ý kiến).

+ Vận dụng nhiều thao tác lập luận: so sánh, phân tích, chứng minh, bác bỏ… để làm rõ ý kiến.

+Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu hợp lý để làm nổi bật ý kiến.

- Bình luận: Khẳng định ý kiến là đúng hay sai. Vì sao?

- Liên hệ: Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.

Kết luận:

- Đánh giá chung về vấn đề.

Vận dụng

Sau khi cung cấp cho học sinh những kiến thức trên giáo viên cho học sinh thực hành tìm hiểu đề, xây dựng dàn ý cho đề văn.

Ví dụ: Đề bài: Trong Đaghexxtan của tôi, Raxun Gamzatop viết:

Đừng nói: Trao cho tôi đề tài. Hãy nói: Trao cho tôi đôi mắt.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về tác phẩm Đồng chí

(Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật), em hãy chỉ ra những điểm tương đồng của hai tác phẩm và làm sáng tỏ “ đôi mắt” riêng của mỗi nhà thơ.

* Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Tìm hiểu đề:

Giáo viên hỏi học sinh đề văn yêu cầu làm gì?

Vấn đề cần nghị luận: “ đôi mắt” trong tác phẩm nghệ thuật. Thao tác nghị luận: Giải thích và chứng minh, phân tích…

Phạm vi: Đồng chí ( Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính ( Phạm Tiến Duật).

- Tìm ý: HS trả lời các câu hỏ để tìm ý:

+ Đôi mắt là gì? “Đôi mắt” khác đề tài như thế nào? Tại sao lại cần “ đôi mắt” ? Trong bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính thì đôi mắt của hai nhà thơ được thể hiện như thế nào?

- Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận- Trích dẫn.

- Thân bài: + Giải thích:

“Đề tài”: thuật ngữ chỉ phạm vi các sự kiện tạo nên cơ sở, chất liệu đời sống của tác phẩm nghệ thuật. Khái quát hơn là phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm nghệ thuật.

“ Đôi mắt”: tượng trưng cho cái nhìn, sự cảm nhận, đánh giá mang màu sắc riêng thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan độc đáo của người nghệ sĩ.

 Ý kiến trên muốn khuyên các nhà văn, nhà thơ: quyết định tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm, tạo nên giá trị của tài năng không phải là đề tài của tác phẩm. Vấn đề quan trọng là nhà văn phải có cái nhìn riêng, những khám phá riêng độc đáo về đề tài đó.

 Lí giải: Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo. Hơn nữa cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện những nhân tố mới mẻ, những cái không lặp lại. “ Đôi mắt” chính là yếu tố thể hiện tài năng nghệ thuật của mỗi nhà văn nhà thơ.

+ Chứng minh:

+ Khẳng định ý kiến trên là đúng. Hai bài thơ là minh chứng rõ nét cho nhận định ấy.

Luận điểm 1: “ Đồng chí” và “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” có điểm tương đồng giống nhau về đề tài.

- Hai tác phẩm đều có sự gặp gỡ về đề tài, đó là hình tượng người lính cách mạng. Đây vốn là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam hiện đại.

- Điểm chung của hai nhà thơ khi viết về người lính:

+ Hình ảnh người chiến sĩ trong hai bài thơ đều xuất thân từ những người Việt Nam yêu nước, sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lược nên họ có nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập dân tộc, giác ngộ sâu sắc lý tưởng cách mạng.

+ Trong chiến đấu, họ phải đối diện với bao khó khăn, gian khổ, thiếu thốn nhưng họ vẫn vượt lên để hoàn thành nhiệm vụ. ( D/c- phân tích).

+ Ở họ có những phẩm chất tốt đẹp, bền chặt của tình đồng chí đồng đội ( D/c- Phân tích).

+Tâm hồn cao đẹp, lạc quan, bay bổng ( D/c- phân tích). Luận điểm 2: Cách nhìn, cách cảm nhận riêng, khám phá riêng của mỗi nhà thơ.

- “ Đồng chí”:

+ Viết về người lính trong buổi đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: xuất thân từ nông dân nghèo ở những miền quê khác nhau: Chính Hữu đã khai thác và lý giải về tình đồng chí đồng đội trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chung lý tưởng, cùng chia sẻ gian khó, thiếu thốn. Các anh thấu hiểu tâm tư của nhau, có những nỗi nhớ quê hương sâu nặng, tha thiết. Từ đó khắc họa được hình ảnh người lính mang vẻ đẹp giản dị, mộc mạc đơn sơ. + Bài thơ được viết theo cảm hứng hướng về chất liệu hiện thực của đời sống kháng chiến, khai thác cái đẹp, chất thơ trong cái bình dị không nhấn mạnh đến cái phi thường, chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm, giọng thơ sâu lắng, xúc động như một lời tâm tình, tha thiết. - “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật

+ Viết về những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt, bài thơ làm nổi bật tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm chấp nhận những khó khăn với ý chí giải phóng miền Nam của những người chiến sĩ lái xe, ở họ có nét tinh nghịch, trẻ trung, vô tư, hồn nhiên, khỏe khoắn.

+ Bài thơ mang đậm chất văn xuôi nhưng vẫn rất thơ. Điều này đã tạo nên một lối thơ giàu chất hiện thực. Nhà thơ đã xây dựng được hình ảnh những chiếc xe không kính là một nét đặc sắc để khắc họa vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người chiến sĩ lái xe.

Kết luận:

- Khẳng định lại nhận định.

- Chính Hữu và Phạm Tiến Duật đều thể hiện “ đôi mắt” riêng của từng tác phẩm, góp phần làm đẹp hơn vẻ đẹp của người lính trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

- Ý kiến trên được đúc kết kinh nghiệm từ người nghệ sĩ lớn, cái nhìn độc đáo và sự khám phá riêng của mỗi nhà thơ. Dù cùng viết về một đề tài là bản chất của nghệ thuật đích thực , là yêu cầu nghiệt ngã của sáng tạo văn chương mà chỉ có tài năng chân chính mới đủ sức vượt qua. Tuy nhiên, nếu nhà văn có đôi mắt mới lại tiếp cận với đề tài mới thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị của tác phẩm càng độc đáo, càng cao. Vì thế, coi trọng vai trò quyết định của đôi mắt nhưng cũng không phủ nhận ý nghĩa của đề tài trong sáng tác văn chương.

5.3.3.3.3. Hướng dẫn học sinh cách viết các phần.

*. Viết mở bài: - Nhiệm vụ:

Mở bài phải giới thiệu được vấn đề nghị luận của bài viết. - Cách viết:

Đây là kĩ năng quen thuộc học sinh đã được rèn nhiều từ những bài học của thầy cô. Với học sinh giỏi thường mở bài gián tiếp qua những cách : diễn dịch, quy nạp, tương đồng, tương phản. Dù bằng cách nào, mở bài cần đảm bảo được: + Dung lượng của phần mở bài phải tương ứng với khuôn khổ của bài viết và phải cân đối với phần kết bài.

+ Có sự liền mạch với bài viết về cả nội dung lẫn phong cách giới thiệu, diễn đạt. Đây là phần phải tạo được âm hưởng chung, định hướng chung cho cả bài viết và cuốn hút, thuyết phục được người đọc. Muốn vậy mở bài cần đảm bảo được các yếu tố: ngắn gọn, đầy đủ, độc đáo và tự nhiên.

Tuy nhiên, các dạng đề trong đề thi học sinh giỏi rất đa dạng( đã trình bày ở phần 1.II) nên trong quá trình luyện viết cần chú ý học sinh cách mở bài từng dạng đề cho phù hợp.

Mở bài cho đề nghị luận về một giai đoạn văn học:

- Dẫn dắt từ hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn, của thời đại - Khái quát vấn đề nghị luận

- Trích dẫn nhận định - Nêu phạm vi dẫn chứng

Mở bài cho đề nghị luận về một vấn đề lý luận đặt ra trong tác phẩm văn học:

- Dẫn dắt từ kiến thức lí luận văn học(về truyện, thơ, ...) - Khái quát vấn đề nghị luận

- Trích dẫn nhận định - Nêu phạm vi dẫn chứng

Mở bài cho đề nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm( phong cách sáng tác, chủ đề, đề tài…) - Khái quát vấn đề nghị luận

- Trích dẫn nhận định

Nói chung, mỗi bài, mỗi dạng đề có những đặc điểm riêng, nên khi viết cần chú ý dẫn dắt cho khéo léo để vừa đúng vừa cuốn hút được người đọc hướng vào vấn đề nghị luận.

Ví dụ : (Đề thi HSG Vĩnh Phúc 2013 -2014)

Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng:“Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”.

Qua thi phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Có thể viết mở bài cho đề trên như sau:

Thơ ca là tiếng nói tình cảm của thi nhân, là kết quả của sự thăng hoa cảm xúc, là sản phẩm tinh thần của nhà thơ. Mỗi bài thơ là sự kết tinh vốn văn hoá, thể hiện cái nhìn về cuộc đời và biểu hiện những trạng thái xúc cảm của người sáng tác. Một bài thơ hay là bài thơ vừa có nội dung sâu sắc, vừa có hình thức diễn đạt hài hòa, độc đáo.Vì thế nhà thơ Xuân Diệu cho rằng:“Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài”. Đến với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải ta sẽ thấy rất rõ điều đó.

*. Viết thân bài:

Khi viết phần thân bài, với đặc trưng của đề thi học sinh giỏi: vấn đề nghị luận được thể hiện trong một nhận định nên hệ thống luận điểm, luận cứ phải bám sát từ ngữ, câu chữ của nhận định để làm nổi bật vấn đề nghị luận đó.

Không những thế, trong quá trình viết bài bên cạnh sự sắc bén, chặt chẽ trong lập luận, người viết cần thể hiện những xúc động chân thành, tha thiết của bản thân trước những hình ảnh thơ đẹp, những ý văn hay để lời văn giàu cảm xúc. Bởi như đã nói ở trên, yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận tạo nên sức ngân vang rất lớn trong lòng người đọc.

Cần đảm bảo được kết cấu của thân bài:

- Giải thích nhận định:

+ Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài có nhận định. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hoá những vấn đề quen thuộc. Nhiệm vụ của người làm bài là phải tường minh, cụ thể hoá những vấn đề ấy để từ đó triển khai bài viết.

+ Sau khi cắt nghĩa các từ ngữ cần thiết cần phải giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ấy có ý nghĩa như thế nào?

- Chứng minh nhận định bằng một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm với hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.

- Đánh giá, nâng cao vấn đề nghị luận

Ví dụ : (Đề thi HSG Vĩnh Phúc 2013 -2014, trích ở phần mở bài)

1. Giải thích ý kiến của Xuân Diệu

- Có nhiều cách định nghĩa về thơ, có thể nói khái quát: thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua cách tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm…

- Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Hồn: Tức là nội dung, ý nghĩa của bài thơ. Xác: Tức là nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ thể hiện ở thể loại, việc tổ chức ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ…

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học (Trang 39)