Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 92 - 95)

Thứ nhất, ban hành một số văn bản cụ thể của địa phương để hướng dẫn cụ

thể về các biện pháp về bảo đảm, khuyến khích đầu tư trên cơ sở thống nhất với Luật Đầu tư 2014, các văn bản luật khác liên quan và các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia. Cần rà soát, điều chỉnh các quy định về ưu đãi đầu tư của địa phương để phù hợp với hệ thống pháp luật đầu tư ở Việt Nam nói chung và các cam kết quốc tế đã tham gia, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đặc điểm của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế là những chế định pháp luật liên quan đến những lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư ở các nước thường có những quy định giống nhau. Mặt khác, chúng ta cần nội luật hóa một số quy định và nguyên tắc của các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, đầu tư, thương mại. Luật đầu tư quy định rằng trong trường hợp có sự mẫu thuẫn giữa pháp luật trong nước và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam phê chuẩn thì sẽ ưu tiên áp dụng các quy định của điều ước quốc tế. Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu biết điều ước quốc tế hoặc các thông lệ, tập quán quốc tế.Vì vậy, việc nội luật hóa các quy định, các tập quán và thông lệ quốc tế cũng sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu và áp dụng các ưu đãi đầu tư một cách chính xác và hiệu quả nhất.

Theo đó, cần hướng dẫn cụ thể các thủ tục để nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư bởi hiện nay không có quy định nào hướng dẫ cụ thể về trình tự, thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư như thế nào khiến cơ quan quản lý nhà nước lẫn nhà đầu tư đều lúng túng không biết áp dụng khi gặp một số trường hợp cụ thể. Trường hợp các nhà đầu tư đương nhiên được hưởng không cần qua xin phép hay thông báo cũng cần quy định cụ thể tránh trường hợp nhiều cán bộ gây khó cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.

Thứ hai, Quảng Ninh cần mở rộng hơn nữa các chính sách khuyến khích đầu

tư, mở rộng lĩnh vực ưu đãi về các ngành dịch vụ - trong đó có du lịch đang là thế mạnh của địa phương. Điển hình nổi bật nhất trong các ưu đãi của Quảng Ninh là hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào các Khu công nghiệp trên địa bàn thông qua Quyết

định số 2895/2015/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về chính sách hỗ trợ và ưu tiên đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Quyết định này cụ thể hóa Nghị quyết 89/2013/HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh, tuy nhiên việc ban hành chính sách hỗ trợ và ưu tiên đầu tư theo Nghị quyết này đã bị bãi bỏ tại Nghị quyết số 180/2019/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh); Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30 tháng 7 năm 2019 về việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh mà chưa có quy định cụ thể về các chính sách ưu đãi đầu đầu tư đối với các lĩnh vực khác. Bên cạnh mở rộng lĩnh vực đầu tư cũng cần quy định cụ thể hơn các hình thức ưu đãi đầu tư, mức ưu đãi, đối tượng ưu đãi, thủ tục hưởng ưu đãi để các nhà đầu tư không còn lúng túng không quá trình khiển khai dự án. Đối với các dự án đã được tỉnh Quảng Ninh cam kết ưu đãi đầu tư theo Nghị quyết 89/2013/HĐND cần phải có chính sách ưu đãi khác thay thế tùy thuộc vào điều kiện của tỉnh như hỗ trợ giới thiệu, quảng bá dự án, xúc tiến đầu tư, đầu tư hạ tầng tiện ích, giới thiệu, đào tạo nguồn lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp v.v.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm

mạnh các rào cản về điều kiện kinh doanh, tạo sức hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào địa phương. Đổi mới cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường, từng bước chủ động được thị trường, hoàn thiện chính sách tín dụng cho các dự án đặc biệt các dự án nông nghiệp xanh theo hướng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30 tháng 7 năm 2019 về việc ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh mới được ban hành tháng 7/2019. Chính vì vậy, UBNQ tỉnh cần phối hợp với Ban xúc tiến đầu tư hơn nữa để hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận và phổ biến chính sách ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

bảo đảm phù hợp với nhu cầu thị trường, kế hoạch và chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, đổi mới cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường, từng bước chủ động được thị trường, hoàn thiện chính sách tín dụng cho các dự án nông nghiệp theo hướng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Cùng với đó là xây dựng, hoàn thiện chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; khai thác tối đa các cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển nông nghiệp vượt trội, hiệu quả và bền vững; hoàn thiện cơ chế hoạt động cho thị trường quyền sử dụng đất, tạo cơ chế đồng bộ để thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển; khẩn trương nghiên cứu cơ chế thí điểm về tích tụ, tập trung ruộng đất, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người nông dân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)