2.3.2.1. Những hạn chế, tồn tại
a) Hạn chế trong việc hoàn thiện pháp luật về công tác thanh tra
Hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nƣớc trên địa bàn thành phố; chƣa có nhiều kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách.
b) Về công tác chỉ đạo, điều hành, hƣớng dẫn
- Công tác chỉ đạo, điều hành nhìn chung là đã đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra, tuy nhiên cũng còn lúng túng trong một số trƣờng hợp cụ thể.
- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, thanh tra viên còn nhiều bất cập. Công tác hƣớng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra còn ít, chƣa sâu sát, cụ thể; việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra cấp trên với cơ quan thanh tra cấp dƣới trong hoạt động thanh tra còn thiếu chặt chẽ.
c) Về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ công chức, thanh tra viên
Số lƣợng công chức thanh tra thành phố Uông Bí còn thiếu so với khối lƣợng công việc thực tiễn, chƣa đảm bảo so với tiêu chuẩn biên chế đối với thanh tra thành phố tại Đề án phát triển ngành Thanh tra tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020, chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên mọi mặt của công tác thanh tra, một số công chức thanh tra sau một thời gian đã có kinh nghiệm và đƣợc bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lại luân chuyển, điều động giữ vị trí công tác khác hoặc chuyển cơ quan khác; cán bộ, công chức mới có đủ trình độ chuyên môn nhƣng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực thanh tra, chƣa đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ nên việc phát huy hiệu quả trong công việc còn hạn chế; chất lƣợng đội ngũ công chức thanh tra chƣa đồng đều; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ công chức còn phổ biến; thiếu đội ngũ cán bộ nòng cốt kế cận có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
2.3.2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống pháp luật của nƣớc ta nói chung còn nhiều bất cập, chƣa đồng bộ gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật khi thực hiện thanh tra, kiểm tra. Cụ thể là pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thanh tra còn chƣa có hƣớng dẫn cụ thể, các quy định về giám sát hoạt động thanh tra, thanh tra lại, xem xét lại việc giải quyết khiếu nại có vi phạm pháp luật và chế tài xử lý khi vi phạm thẩm quyền thanh tra chƣa đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các văn bản không còn phù hợp và để thực hiện các quy định đƣợc thống nhất.
- Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, nhất là ngƣời đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị chƣa thực sự quan tâm đến công tác thanh tra; chƣa coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, thƣờng xuyên của cấp ủy, của Thủ trƣởng cơ quan nhà nƣớc các cấp.
- Thủ trƣởng một số cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa thật sự quan tâm đến công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; chƣa có những biện pháp cƣơng quyết để xử lý những tập thể, cá nhân không chấp hành các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, làm triệt tiêu hiệu lực các quyết định sau thanh tra.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Thanh tra tỉnh, Thanh tra một số sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố chậm đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, chỉ đạo trong hoạt động thanh tra, chƣa chủ động đề xuất và xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra có trọng tâm, trọng điểm nhằm phục vụ kịp thời cho hoạt động quản lý nhà nƣớc và phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phƣơng;
- Trƣởng một số đoàn thanh tra còn hạn chế khả năng tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cuộc thanh tra;
- Trình độ năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra, thanh tra viên còn có những hạn chế nhất định; trình độ nhận thức không đồng đều, nghiệp vụ thanh tra yếu;
- Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong các tổ chức thanh tra của ngành Thanh tra còn hạn chế;
- Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức của ngành chậm đƣợc đổi mới từ khâu xác định các tiêu chuẩn ngạch, bậc đến quy hoạch, đào tạo, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ.
Kết luận Chƣơng 2
Nội dung Chƣơng 2 đã đề cập đến thực trạng về công tác thanh tra tài chính trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Mặc dù kết quả thanh tra trong 5 năm qua đƣợc đánh giá là có nhiều tiến bộ và đạt nhiều kết quả tích cực nói trên, nhƣng công tác thanh tra tài chính vẫn còn những hạn chế: còn cuộc thanh tra vi phạm về thời gian xử lý, khắc phục sau thanh tra; tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản qua thanh tra tài chính vẫn còn thấp; việc xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật
còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên, trong đó nguyên nhân chủ yếu do quy định của pháp luật, do biên chế, năng lực của đội ngũ công chức thanh tra, do công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn một số vƣớng mắc nhất định.
Trong nội dung chƣơng 2 của đề tài đã chỉ ra một số sai phạm thƣờng gặp trong quá trình thanh tra tài chính và các nguyên nhân dẫn đến sai phạm đó. Từ đó rút kinh nghiệm và cần có giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại, những bất cập trong hệ thống quản lý hiện nay để nâng cao hiệu quả chất lƣợng công tác thanh tra tài chính.
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THANH TRA TÀI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ