Các giải pháp cụ thể nâng cao công tác thanhtra tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác thanh tra tài chính trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 75)

3.2.1. Nhóm giải pháp về quy định của pháp luật

Nhà nƣớc cần phải thực hiện rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật một cách thƣờng xuyên để làm cơ sở xây dựng và ban hành các văn bản hợp nhất hoặc sửa đổi bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản không còn phù hợp đảm bảo việc hiểu và thực hiện các quy định đƣợc thống nhất. Sớm hoàn thiện Luật Thanh tra sao cho xây dựng hệ thống cơ quan thanh tra bảo đảm một cách độc lập trong hoạt động thanh tra, tăng thêm thẩm quyền quyết định và xử lý vi phạm.

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thanh tra:

Cần sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra theo hƣớng kiện toàn về tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan thanh tra theo hƣớng có tính độc lập hơn để tránh việc cơ quan thanh tra phụ thuộc quá nhiều vào Thủ trƣởng cơ quan hành chính Nhà nƣớc cùng cấp.

Về vị trí của các cơ quan thanh tra, trong điều kiện hiện nay, cơ quan thanh tra vẫn thuộc cơ quan hành pháp. Tuy nhiên, không nên coi cơ quan thanh tra thuần túy nhƣ cơ quan chuyên môn khác của Chính phủ hoặc của UBND vì mặc dù nằm trong cơ quan hành pháp và là một bộ phận của cơ quan hành pháp nhƣng cơ quan thanh tra có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt hơn. Đây là cơ quan có tính chất giám sát hành chính, cơ quan phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật, phát hiện sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp khắc phục,

qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nƣớc. Chính vì tính chất đặc biệt này, cơ quan thanh tra cần đƣợc đảm bảo tính chủ động và tính độc lập tƣơng đối. Trên cơ sở đó, hoàn thiện pháp luật về quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh thanh tra các cấp theo hƣớng: Tổng Thanh tra Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra bộ, Chánh thanh tra tỉnh theo đề nghị của bộ và UBND cấp tỉnh; Chánh thanh tra tỉnh bổ nhiệm, cách chức Chánh thanh tra sở và Chánh thanh tra huyện. Nhƣ vậy, mới đảm bảo tính chủ động, tính độc lập tƣơng đối của thanh tra các cấp và đảm bảo sự chỉ đạo của Tổng Thanh tra Chính phủ đối với các cơ quan thanh tra.

Nghiên cứu, làm rõ các luận cứ khoa học quy định chức năng giám sát hành chính của cơ quan thanh tra: Theo Chiến lƣợc Phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, thanh tra sẽ thực hiện chức năng giám sát hành chính với trách nhiệm xem xét và đánh giá hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan hành chính. Nghiên cứu mô hình tổ chức của Thanh tra Chính phủ để thực hiện chức năng giám sát hành chính, trong đó quan trọng nhất là bảo đảm nguyên tắc độc lập của cơ quan thanh tra (chủ thể giám sát) và các cơ quan hành chính (đối tƣợng giám sát) cần thiết phải xây dựng Đề án về mô hình tổ chức của hệ thống thanh tra.

Trên cơ sở xác định chức năng giám sát hành chính của cơ quan thanh tra sẽ điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn cho các tổ chức thanh tra và cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan thanh tra cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động giám sát hành chính.

Thứ hai, hoàn thiện quy định về thẩm quyền của cơ quan thanh tra trong hoạt động thanh tra.

Cần nghiên cứu quy định hƣớng dẫn thống nhất trong toàn ngành thực hiện các quyền trong hoạt động thanh tra, việc hƣớng dẫn cần phải làm rõ các nội dung liên quan đến căn cứ thực hiện các quyền; trình tự, thủ tục thực hiện quyền; trách nhiệm của các chủ thể; các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền; thẩm quyền xử lý trực tiếp, ngoài quyền hạn xử lý về kinh tế. Riêng đối với một số quyền trong hoạt động thanh tra, cần đƣợc hƣớng dẫn cụ thể về quyền ban hành quyết định thanh tra; quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu; quyền trƣng cầu giám định liên quan đến

nội dung thanh tra; quyền yêu cầu ngƣời có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật; quyền tạm đình chỉ hoặc kiến nghị ngƣời có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; quyền kết luận thanh tra...

Nghiên cứu tăng cƣờng quyền hạn cho các trƣởng đoàn thanh tra để có thể thực hiện trọng trách của mình. Quyền hạn ở đây đƣợc thể hiện qua hai phƣơng diện: Quyền hạn trong quá trình tiến hành thanh tra và quyền hạn sau khi có kết luận thanh tra. Quyền hạn trong quá trình tiến hành thanh tra để tạo điều kiện cho đoàn thanh tra thực hiện các quyết định thanh tra một cách tốt nhất, không bị cản trở can thiệp từ bên ngoài cũng nhƣ những khó khăn có thể phát sinh từ phía đối tƣợng thanh tra. Quyền hạn thanh tra khi có kết luận thanh tra chủ yếu là các kiến nghị với hai nội dung chủ yếu: xử lý ngƣời có hành vi vi phạm và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách cũng nhƣ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc có liên quan đến việc xem xét, trả lời hoặc thực hiện các kiến nghị đó.

Nghiên cứu tách các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tiến hành thanh tra thành hai nội dung rõ ràng hơn là các quy định về nhiệm vụ và các quy định về quyền hạn trong quá trình tổ chức thực hiện một cuộc thanh tra để tránh việc nhận thức và thực hiện không đúng các quyền trong hoạt động thanh tra.

Đồng thời, cũng cần xác định khái niệm quyền trong hoạt động thanh tra là các quyền mà tổ chức thanh tra, các chủ thể tiến hành thanh tra hƣớng ra bên ngoài, áp dụng với các đối tƣợng chịu sự tác động trực tiếp của việc thực hiện quyền, hình thành nên các trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan từ hoạt động thanh tra.

Đối với các quyền mang tính chỉ đạo, điều hành trong hoạt động thanh tra nhƣ quyền của ngƣời ra quyết định thanh tra với trƣởng đoàn thanh tra, quyền của trƣởng đoàn thanh tra với thành viên đoàn thanh tra nên xác định là các quyền trong nội bộ thanh tra, cần đƣợc quy định thành quy trình, thủ tục khi tiến hành thanh tra.

Thứ ba, hoàn thiện quy định pháp luật về giám sát hoạt động đoàn thanh tra, thanh tra lại, xem xét lại việc giải quyết khiếu nại có vi phạm pháp luật

Trƣớc hết, cần hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giám sát hoạt động đoàn thanh tra. Nghiên cứu sửa đổi Quy chế Giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra theo hƣớng tăng thẩm quyền cho chủ thể giám sát nhằm đạt đƣợc mục đích của hoạt động giám sát và thẩm định dự thảo kết luận thanh tra. Đổi mới phƣơng thức giám sát thông qua việc chỉ quy định hoạt động giám sát trong thời gian thanh tra trực tiếp, cụ thể từ khi có quyết định thanh tra (hay từ khi công bố quyết định thanh tra) đến khi thông báo kết thúc thanh tra trực tiếp tại đơn vị. Còn quá trình xây dựng dự thảo kết luận thanh tra, ban hành kết luận thanh tra việc tham gia của cán bộ giám sát nhằm mục đích phục vụ cho việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra. Bổ sung tiêu chí giám sát, tiêu chí báo cáo của đoàn thanh tra và tiêu chí báo cáo kết quả giám sát làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giám sát cũng nhƣ xây dựng báo cáo kết quả giám sát. Sửa đổi, bổ sung về cơ chế thực hiện giám sát. Trình tự, thủ tục giám sát cho phù hợp với thanh tra cấp huyện, sở.

Hoàn thiện pháp luật về thanh tra lại. Theo đó, thẩm quyền quyết định thanh tra lại cần nghiên cứu để giao cho cả Thủ trƣởng các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Đây là giải pháp phù hợp với cơ chế quản lý Nhà nƣớc hiện nay coi thanh tra lại là một khâu không thể tách rời trong quản lý và đồng thời là trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong các cơ quan hành chính Nhà nƣớc. Hoàn thiện quy định về căn cứ, nội dung thanh tra lại, cần làm rõ các căn cứ thanh tra lại để dễ xác định và nhận biết rõ về dấu hiệu vi phạm pháp luật và phải gắn những dấu hiệu này với tác động của nó đối với việc làm sáng tỏ bản chất khách quan của vụ việc thanh tra. Căn cứ dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tƣợng thanh tra chƣa đƣợc phát hiện đầy đủ qua thanh tra theo quy định hiện nay là không phù hợp với bản chất của hoạt động thanh tra lại. Việc quy định trƣờng hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tƣợng thanh tra chƣa đƣợc phát hiện đầy đủ qua thanh tra làm căn cứ để ra quyết định thanh tra lại sẽ gây khó khăn cho chính các cơ quan thanh tra Nhà nƣớc trong việc xác định định hƣớng thanh tra lại. Bên cạnh đó, nội dung thanh tra lại cũng cần đƣợc sửa đổi nhằm xác định rõ các nội dung của cuộc thanh

tra đã tiến hành và biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm tại những nội dung nào, cũng nhƣ thiệt hại do nó gây ra đối với đối tƣợng thanh tra, những ảnh hƣởng từ hậu quả làm sai lệch bản chất sự việc đối với hoạt động quản lý Nhà nƣớc.

Thứ tư, hoàn thiện quy định về chế tài xử lý khi vi phạm thẩm quyền thanh tra:

Nội dung này cần đƣợc nghiên cứu theo hƣớng xây dựng các chế tài đảm bảo việc thực hiện kết luận thanh tra. Tăng cƣờng đôn đốc thực hiện các kết luận thanh tra, kiến nghị các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý ngƣời vi phạm, thu hồi triệt để tiền, tài sản sai phạm do các cơ quan thanh tra phát hiện và kiến nghị thu hồi. Quy định chế tài xử lý đối với các sai phạm vƣợt quá thẩm quyền của ngƣời ra quyết định thanh tra. Đối với các sai phạm thuộc thẩm quyền xử lý của ngƣời ra quyết định thanh tra nếu ngƣời ra quyết định thanh tra không áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý vì lý do khách quan thì ngƣời ký kết luận thanh tra phải có văn bản nêu rõ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3.2.2. Về chỉ đạo, định hƣớng hoạt động thanh tra

Tăng cƣờng chỉ đạo định hƣớng đối với hoạt động thanh tra, thƣờng xuyên nắm chắc tình hình để xây dựng kế hoạch thanh tra trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời tiến hành thanh tra đột xuất, thanh tra lại khi phát hiện dấu hiệu vi phạm. Định hƣớng chung cho hoạt động thanh tra là hƣớng vào việc phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; kiến nghị khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội và cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí của các ngành, các cấp. Nội dung thanh tra hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, dễ xảy ra các hi ện tƣợng tiêu cực, vi phạm, tham nhũng, nhƣ quản lý đầu tƣ xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trƣờng; quản lý tài chính, thu chi ngân sách; quản lý thị trƣờng chứng khoán, tiền tệ; quản lý và thực hiện các chƣơng trình mục tiêu quốc gia; quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc... Tăng cƣờng thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của thủ trƣởng các cơ quan quản lý nhà nƣớc, qua đó phát hiện, xử lý vi

phạm và chấn chỉnh quản lý, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp trong công tác này. Bên cạnh việc thanh tra theo kế hoạch là chủ động nắm tình hình dƣ luận và đơn, thƣ khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân để nghiên cứu, đề xuất và tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, từ đó kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật, tham nhũng.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đƣợc tiến hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Quá trình thanh tra, bên cạnh việc tuân thủ các quy định của pháp luật, nhất là quy định của Luật Thanh tra, các nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Thanh tra còn phải bảo đảm đúng theo quy trình thanh tra và quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn thanh tra. Việc ban hành kết luận thanh tra, các kiến nghị và các quyết định xử lý kết quả thanh tra phải đúng pháp luật, khách quan, kịp thời, nghiêm minh, nhƣng cũng phải bảo đảm phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Đối với các trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì phải kịp thời phối hợp với cơ quan công an và Viện kiểm sát nhân dân để đánh giá, làm thủ tục chuyển hồ sơ ngay cho cơ quan công an điều tra làm rõ. Thời điểm ban hành các quyết định xử lý về thanh tra cần phải đƣợc quan tâm sớm hơn và nên thực hiện ngay trong quá trình thanh tra, trong đó các quyết định xử lý thu hồi về kinh tế và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật cũng cần phải tiến hành kịp thời, đồng bộ ngay sau khi phát hiện và có đầy đủ căn cứ mà không nhất thiết phải chờ đến khi kết luận.

Đổi mới phƣơng pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra; nâng cao chất lƣợng định hƣớng chƣơng trình thanh tra và kế hoạch thanh tra, trong đó cần đánh giá, khảo sát, nghiên cứu sâu sắc các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp và tình hình dƣ luận, những vấn đề bức xúc trong xã hội đang nổi lên, từ đó xác định rõ vấn đề, nội dung phải thanh tra; phân công trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức thanh tra, xác định thời gian, cách thức tiến hành và biện pháp tổ chức thực hiện trong từng cuộc thanh tra. Đồng thời, quan tâm thực hiện việc công khai các kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nƣớc, để cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, giám sát và thực hiện.

3.2.3. Nhóm giải pháp về chất lƣợng đội ngũ công chức, thanh tra viên

Quan tâm nâng cao chất lƣợng, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, thƣờng xuyên đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thanh tra, nhất là về kỹ năng tác nghiệp thanh tra, kỹ năng tham mƣu kết luận và kiến nghị xử lý vi phạm đƣợc phát hi ện qua thanh tra. Hằng năm, phối hợp với Thanh tra tỉnh thống nhất kế hoạch bồi dƣỡng, đào tạo, đào tạo lại về tin học, ngoại ngữ, các chƣơng trình lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc và các kỹ năng phối hợp xử lý công việc của công chức cơ quan; xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ công chức, thanh tra viên cơ quan.

Chú trọng việc giáo dục chính trị - tƣ tƣởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra; thực hiện tốt văn hóa thanh tra; xây dựng ngƣời cán bộ, công chức thanh tra có đạo đức, có văn hóa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tƣ. Khi phát hiện cán bộ thanh tra có biểu hiện lệch lạc, vi phạm nguyên tắc trong hoạt động thanh tra thì phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, nếu vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm. Các cơ quan thanh tra tích cực, gƣơng mẫu triển khai tổ chức thực hiện quy định và các giải pháp về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra.Cùng với đó, cần có cơ chế đánh giá năng lực của công chức trong ngành để xác định nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng nhằm thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng có hiệu quả, tạo đƣợc đội ngũ công chức trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao công tác thanh tra tài chính trên địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)