Chính phủ giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các dự án PPP. Để vận hành mô hình PPP thành công, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng chính phủ cần thực hiện một loạt các cải cách bao gồm:
Hoàn thiện khung pháp lý đầy đủ, tạo sự thuận lợi cho nhà đầu tư (nghiên cứu của Boyfield, 1992; Stein, 1995; Qiao, 2001;Young, 2009): Một khung pháp lý đầy đủ và minh bạch là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của PPP nhằm gia tăng niềm tin của nhà đầu tư tư nhân, đảm bảo dự án đạt hiệu quả, phân chia rủi ro phù hợp và tránh những rủi ro tiềm tàng.
- Chính sách hỗ trợ của chính phủ (nghiên cứu của Zhang et al, 1998; Gildenhuys và Knipe, 2000; Mark, 2003): Mặc dù đối với các dự án PPP, khu vực tư nhân tham gia và chịu trách nhiệm là chủ yếu nhưng chính phủ cần tích cực tham gia suốt vong đời dự án để đảm bảo sự đáp ứng các mục tiêu, cụ thể là thành lập các bộ phận giám sát quá trình thực hiện dự án, xử lý các vấn đề phát sinh, quản lý chất lượng dự án Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô (nghiên cứu của Dailami và Klein, 1997; Zhang, 2005; Young, 2009): Sự hài lòng của các nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế vĩ mô tại khu vực mà dự án được triển khai. Vì vậy Chính phủ cần tạo lập một môi trường đầu tư thuận lợi với điều kiện xã hội, pháp luật, kinh tế và tài chính ổn định.
- Phát triển thị trường tài chính (nghiên cứu của Akintoye et al, 2001b): Thị trường tài chính là nguồn cung ứng vốn cho các khu vực. Phát triển thị trường tài chính là tiền đề cho việc phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô.
Như vậy từ chương III, chúng ta có thể hình dung được những chặng đường phát triển cơ bản của mô hình hợp tác công- tư đã và đang diễn ra ở Việt Nam. Có thể thấy, mô hình hợp tác này có những đóng góp vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong xu hướng nguồn vốn ODA cho chính phủ ngày càng có xu hướng thu hẹp, nguồn vốn của từ chính phủ không đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ của đất nước, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, từ tình hình hiện tại chúng ta có thể thấy, hợp tác công tư dù mang lại nhiều ưu điểm cho cả nhà nước và tư nhân, nhưng còn tồn tại nhiều khuyết điểm làm giảm đi động lực đầu tư của các doanh nghiệp, các rào cản đó có nguyên nhân chủ yếu từ phía khung thể chế còn nhiều vướng mắc, sự bất hợp lý, chồng chéo trong quản lý của bộ ban ngành cũng như thiếu hụt ngân sách ban đầu từ phía nhà nước. Nhà nước muốn thu hút doanh nghiệp đầu tư vốn vào các dự án PPP cần phải có những thay đổi mạnh mẽ về cơ chế vận hành, khung pháp lý và hỗ trợ cho doanh nghiệp nhiều hơn về mọi mặt. Từ những tồn tại hiện có, tác giả đã đưa ra những quan điểm đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư tư nhân trong mô hình hợp tác công tư. Tác giả hi vọng rằng, trong thời gian tới, khi được áp dụng vào thực tiễn, các đề xuất đó sẽ phát huy tác dụng manh mẽ và góp phần vào công cuộc thúc đẩy nhà đầu từ vào mô hình hợp tác đầu tư đầy tiềm năng này.
KẾT LUẬN
Hình thức đối tác công – tư (PPP) đã và đang mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính và quản lý từ tư nhân. Tuy vậy, việc thu hút nguồn vốn từ khu vực nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, do những nguyên nhân từ thể chế chính sách, những nguồn hỗ trợ tài chính từ nhà nước còn nhiều hạn chế.
Vì thế, để khai thác tốt các lợi ích mà mô hình PPP mang lại trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia cùng với nhà nước cung cấp các dịch vụ công đặc biệt là phát triển hạ tầng giao thông trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo khung chính sách cũng như môi trường đầu tư minh bạch là vô cùng cần thiết. Nội dung của Luận văn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:
1. Tiếp cận hệ thống, đi từ những cơ sở lý thuyết về PPP, các mô hình của PPP
đến phân tích các nhân tố tham gia và ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi dự án PPP. Luận văn đã tạo dưng một khung lý thuyết làm cơ sở để triển khai đánh giá về thực trạng triển khai PPP tại Việt Nam.
2. Luận văn đã tiến hành phân tích những thành công, dự báo về xu hướng phát
triển của mô hình PPP của một số quốc gia trên thế giới , từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức mới đối với việc triển khai và kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP tại Việt Nam. Từ khung lý thuyết đã xây dựng, trên cơ sở các tài liệu sưu tâm, số liệu sơ cấp và thứ cấp, Luận văn đã mô tả tổng quát về các mô hình PPP thành công trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo đó, luận văn phân tích sự tham gia của khối tư nhân trong các dự án PPP của Việt Nam theo từng nhân tố ảnh hưởng. Thông qua phân tích thực trạng, chúng ta có thể thấy được tuy mô hình PPP đã và đang được triển khai tại nhiều tỉnh thành trên cả nước nhưng lại chủ yếu tập chung ở các Vùng kinh tế lớn, sự tham gia của khối tư nhân đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài mới dừng lại ở mức liên doanh, liên kết thông qua một doanh nghiệp của Việt nam để thực hiện song vẫn còn hạn chế.
3. Từ quá trình phân tích thực trạng, luận văn đã nêu ra mục tiêu, phương hướng của Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các dự án PPP. Luận văn này đã tìm hiểu và nghiên cứu những kinh nghiệm trong việc thu hút vốn đầu tư tư nhân từ một số quốc gia trên thế giới, được chia ra 5 phương thức trong đó có 3 phương thức đầu mang tính chủ chốt và quan trọng nhất, 2 phương thức sau là bổ trợ, những ví dụ điển hình được tác giả đưa vào làm căn cứ cho những phương thức này là từ nhiều dự án, chính sách đã diễn ra và có kết quả trên toàn thế giới. Qua những kinh nghiệm quốc tế này, tác giả đã đưa ra những bài học và kiến nghị trong việc tang cường thu hút vốn đầu tư tư nhân vào các dự án PPP ở Việt Nam.
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, phân tích và tổng hợp để có được một số đánh giá cũng như kinh nghiệm từ quốc tế và qua đó đưa ra được một số bài học, kiến nghị, song do nhiều điều kiện hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp để có được những chỉnh sửa nhằm hoàn thiện hơn đề tài của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Anh
1. Abadie:“The Effects of the Financial Crisis on Public-private
Partnerships”Public Administration Review, 197-205; 2002
2. ADB : “Public private partnership (PPP) handbook”, Asian Development Bank,
142-155, 2008
3. Boyfield, K. “Private sector funding of public sector infrastructure”, Public
money and management, Oxford, 41 – 46, 1992
4. Colverson và Perera: “The formation of cooperative relationships between
government, profit – Making firms, and non profit private organizations to fullfil a policy function”, Public Administration Review, 545-558; 2012
5. Farquharson, E., de Mastle, C. T., Yescombe, E. R., và Encinas, J., “How to
Engage with the Private Sector in Public-Private Partnerships” in Emerging Markets, PPIAF and World Bank 2011..
6. Forward and Aldis (2009): Germany Real Estate Yearbook 2009, Working paper
in Economics and Finance, 2009
7. Hall: “Rethinking Public-Private Partnerships: Strategies for Turbulent Times”,
Policy Research Working Paper; 2009
8. Kappeler and Nemoz: “The Politics of Public–Private Partnerships in Western
Europe: Comparative …; American Journal of Evaluation, 383-392, 2010.
9. Li and Akintoye: “ Policy, Management and Finance of Public-Private
Partnerships”, Association for European Transport, 2003
10. Michael : “Origins, Development and Outcomes of Public Private Partnerships
in Ireland”, The 4th Annual Leveraging Resources Conference, 2011
11. Planning Commission: National Policy on Public Private Partnership (PPP),
12. Philippe Burger: “The Routledge Companion to Public-Private Partnerships,
IMF Institute, 2009
13. Plumb : “Knowing Your Buildings: A Firefighter's Reference Guide: A Firefighter's…” Public Administration Review, 197-205, 2009
14. Quium: “Guidebook on Public–Private Partnership in Hospital Management”,
Educational Researcher; 2009
15. Thorsten Beckers, Christian von Hirschhausen, Jan Peter Klatt “ Current PPP-
Model for the German Federal Trunk Roads, Conference on Applied Infrastructure Research”,European Commission, 2005
16. Schaufelberger and Wipadapisut “Alternate Financing Strategies for Build-
Operate-Transfer Projects”;Working paper in Economics and Finance, 2003
17. S.Shukla, et al.: “OECD Multi-level Governance Studies Subnational Public-
Private Partnership” The Worldbank 2015
18. Wang, S.Q., Tiong, R.L.K, Ting, S.K and Ashley, D., “Evaluation and
Management of Political Risks in China’s BOT Projects”, Journal of Construction Engineering and Management, 242-250; 2000
19. “Public-Private Partnership Infrastructure Projects: Case Studies from the
Republic of Korea” của nhóm tác giả Jay-Hyung Kim, Jungwook Kim, Sunghwan Shin, Seung-yeon Lee (KDI & ADB, 2011)
Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Tường Anh, Đinh Quốc Đông: Kinh nghiệm quốc tế về sử dụng quỹ
bù đắp thiếu hụt tài chính tại dự án PPP –– Tạp chí tài chính tháng 05/2019
2. Huỳnh ThịThúy Giang “Hình thức hợp tác công tư (Public Private Partnership)
để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt Nam” Luận án Tiến sĩ, 2012
3. Phạm Sỹ Liêm: “Các khái niệm tư nhân hóa – xã hội hóa và quan hệ đối tác công tư -PPP”, Tạp chí hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt nam: http://www.vncold.vn, 2015
4. Nhóm tác giả: Mai ThịThu, Nguyễn Văn Phúc, Đặng NgọcTrâm, Nguyễn Đoan
Trang Phương, “Hình Thức Đối Tác Công - Tư (Ppp): Kinh Nghiệm Quốc Tế Và
Khuôn Khổ Thể Chế Tại Việt Nam” Đại học Kinh Tế TP. HCM, 2015
5. Nghị định số 108/2009/NĐ-Chính phủ: Về đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT
ngày 27/11/2009
6. Nghị định 30/2015/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu
thầu về lựa chọn nhà đầu tư
7. Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH14: Về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục
hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT.
8.- Nguyễn Thanh Hoàng (2015) với bài viết: “ Bản chất mối quan hệ đối tác trong
hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP)” đăng trên Tạp chí Kinh tế & Hội nhập, số
148/20159. Pascual, A.E.,”Quan hệ đối tác công cộng - tư nhân: Bài học kinh
nghiệm và những gì ADB có thể mang lại, Dự án Nâng cao hiệu quả cho người nghèo”, Kỷ yếu Hội thảo hợp tác công tư PPP ngày 12-13/6/2006 tại Hà Nội. Ngân hàng Phát triển Châu Á.
10. Quyết định 71/2010/QĐ-TTg: Ban hành Quy chế Thí điểm đầu tư theo hình
thức PPP được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/1/2011
11. Phạm Dương Phương Thảo “Kinh nghiệm triển khai mô hình đầu tư công –tư
(PPP) trên thế giới để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị” -Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2015
12. Thông tư số 88/2018/TT-BTC: Quy định một số nội dung về quản lý tài chính
đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư
13. Thông tư số 75/2017/TT – BTC: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 của Bộ Tài chính quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư
14. Văn bản số 1482/TTg-KTN, ngày 9/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ: V/v chỉ
định thầu tư vấn lập dự án đầu tư các dự án giao thông trong Danh mục quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài thời kỳ 2006-2010